Nhiều người đòi chặn lô hàng uranium từ Nga nhập vào Đức, Berlin nói không thể
Chính phủ Đức hôm 12/9 cho biết họ không thể “chiều” theo ý một số nhà bảo vệ môi trường kêu gọi chặn lô hàng uranium của Nga đi vào nước này.
Các container chứa uranium được bảo vệ cẩn mật. Ảnh: NNS
Theo hãng tin AP, nhiều nhà bảo vệ môi trường đã kêu gọi Đức và Hà Lan chặn tàu Mikhail Dudin của Nga, đang đậu ở cảng Dunkirk (Pháp), không cho tàu này chuyển uranium tới một nhà máy xử lý ở thành phố Lingen, Đức – gần biên giới với Hà Lan.
Video đang HOT
“Chúng ta không có căn cứ pháp lý nào để ngăn chặn việc vận chuyển uranium của Nga, vì các lệnh trừng phạt của EU với Moscow không cấm nhập khẩu các vật liệu hạt nhân”, Andreas Kuebler, một phát ngôn viên của Bộ Môi trường Đức, cho biết.
Ông Kuebler nói thêm rằng, lô hàng uranium của Nga đáp ứng các yêu cầu an toàn.
Các nhóm hoạt động bảo vệ môi trường đã thúc giục các nước châu Âu chấm dứt mọi hoạt động thu mua uranium của Nga. Để gây sức ép về vấn đề này, một số nhà hoạt động phản đối vũ khí hạt nhân đã tổ chức biểu tình gần các nhà máy xử lý uranium ở châu Âu.
Christiane Hoffmann, người phát ngôn của chính phủ Đức, cho biết, Berlin liên tục xem xét liệu có nên mở rộng các lệnh trừng phạt hay không. Tuy nhiên, ông Hoffmann từ chối xác nhận liệu Đức có kế hoạch cụ thể để đề xuất với EU nhằm áp lệnh cấm nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân hay không.
Ông Kuebler, phát ngôn viên Bộ Môi trường Đức, lưu ý, Nga không phải là nhà cung cấp uranium duy nhất. “Canada có thể là nhà thay thế tiềm năng”, ông Kuebler nói.
Theo hãng tin AP, Pháp phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân để giải quyết nhu cầu về điện, trong khi Đức đang có kế hoạch đóng cửa 3 lò phản ứng hạt nhân cuối cùng trong năm nay. Berlin phụ thuộc nhiều vào lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga.
ECB dừng chương trình mua trái phiếu đã áp dụng gần một thập kỷ qua
Ngày 9/6, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) xác nhận sẽ dừng chương trình mua trái phiếu đã áp dụng gần một thập kỷ qua từ ngày 1/7, đồng thời đánh tín hiệu sẽ thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất từ tháng 7 trong bối cảnh lạm phát tăng kéo dài.
Trụ sở ECB tại Frankfurt am Main, miền tây nước Đức. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tháng 6, lạm phát châu Âu tăng lên mức kỷ lục 8,1% và nhanh chóng lan rộng ra nhiều ngành hàng. ECB đang chuẩn bị dừng các biện pháp kích thích từng được áp dụng trong gần một thập kỷ qua. ECB mong muốn sẽ chặn được đà tăng lạm phát lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế và trở nên dai dẳng khi đến giai đoạn kéo theo cả lạm phát lương.
Trong thông báo đưa ra ngày 9/6, ECB cho biết sẽ chấm dứt chương trình mua tài sản, công cụ kích thích kinh tế chính được ngân hàng duy trì từ cuộc khủng hoảng nợ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). ECB cho biết sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tháng 7 và sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9 có thể với biên độ rộng hơn. Nếu triển vọng lạm phát trung hạn vẫn dai dẳng hoặc xấu đi, thì việc tăng lãi suất ở biên độ lớn hơn trong tháng 9 là hợp lý. Những quyết định này sẽ được công bố trong cuộc họp chính sách tháng 7 của Hội đồng thống đốc ECB.
Hiện lãi suất tiền gửi của ECB ở mức -0,5%. Chủ tịch ECB Christine Lagarde từng tuyên bố tỷ lệ này sẽ được đưa về 0% hoặc cao hơn một chút vào cuối quý III/2022. Tuy nhiên, các thị trường lại kỳ vọng ECB có động thái quyết liệt hơn, với biên độ tăng lãi suất lên tới 135 điểm cơ bản vào cuối năm 2022 hoặc sẽ điều chỉnh lãi suất sau mỗi cuộc họp từ tháng 7 tới, trong đó có nhiều lần tăng hơn 25 điểm cơ bản. ECB chưa từng tăng lãi suất trong 11 năm qua. Lãi suất tiền gửi liên tục ở mức âm kể từ năm 2014.
EU trước nguy cơ cạn ngân sách vì hỗ trợ Ukraine Ủy viên phụ trách ngân sách của Liên minh châu Âu (EU), ông Johannes Hahn mới đây cho rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang làm kiệt quệ ngaân khố của khối này và Brussels sẽ phải điều chỉnh ngân sách sớm hơn kế hoạch 7 năm. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Tờ Financial Times dẫn phát biểu trên...