Nhiều người dân TP HCM cứ ngỡ như đang ở Đà Lạt
Nhiều người dân cảm thấy bất ngờ và thích thú trước không khí se lạnh ở TP HCM trong sáng hôm nay.
Sáng 16-10, nhiều người dân tại TP HCM bất ngờ cảm nhận được thời tiết se lạnh. Nhiệt độ không khí hiển thị trên các thiết bị điện tử giảm hơn so với các ngày trước đó.
Anh Phạm Đình Thiết (ngụ quận 8, TP HCM) chia sẻ: “Sáng nay dậy sớm đi uống cà phê cùng bạn bè, tôi cảm nhận rất rõ cái không khí se lạnh ở TP HCM khi chạy xe trên đường phố. Cái lạnh của năm nay khác với mọi năm, làm tôi cứ tưởng như mình đang ở Đà Lạt”. Người đàn ông cho biết thêm được tận hưởng không khí hiếm gặp này giữa TP HCM thật thú vị
Người dân TP HCM mặc áo ấm cho con nhỏ khi đi ra ngoài đường trong thời tiết lạnh (Ảnh minh họa)
Chị Nguyễn Nguyên Ngọc (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) cho biết chị cảm nhận được không khí mát mẻ, dễ chịu hơn so với ngày thường và cho chị cảm giác “muốn ngủ nướng”. Chị Ngọc kể: “Sáng nay đi ăn sáng, tại quán ăn có nhiều trẻ con được bố mẹ đưa đi theo cùng nhưng ăn mặc phong phanh, quần áo ngắn. Nhiều người lớn tuổi trong quán cũng nhắc nhở hôm nay thời tiết lạnh nhưng cho con nhỏ ăn mặc mỏng sẽ rất dễ bị bệnh”.
Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, vào khoảng từ 4 giờ đến 6 giờ 30 ngày 16-10, nhiệt độ tại quận 1 dao động trong khoảng 22 độ C. Trong khi đó, vào khoảng thời gian này của ngày hôm trước nhiệt độ dao động trong khoảng 24 độ C.
Người dân TP HCM mặc áo ấm, quàng khăn để giữ ấm khi đi ra ngoài đường (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Theo Đại diện Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, nguyên nhân của hiện tượng nhiệt độ tại TP HCM giảm xuống trong sáng hôm nay là do không khí lạnh ở phía Bắc tăng cường ảnh hưởng xuống phía Nam.
Rãnh áp thấp hạ trục xuống phía Nam, qua Nam Trung Bộ nối với cơn áp thấp nhiệt đới phía Đông Bắc Philippines, khoảng đêm 16-10 đi vào phía Đông Bắc biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão. Gió Tây đến Tây Bắc có cường độ yếu đến trung bình trên các vùng biển phía Nam.
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cũng cho biết thêm, từ ngày mai khi áp cao lạnh lục địa suy yếu, nền nhiệt độ trên khu vực Nam Bộ sẽ tăng dần.
Yêu Đà Lạt, bạn đọc Tuổi Trẻ dồn dập hiến kế 'cứu' thành phố ngàn hoa
Ngày xưa Đà Lạt là nơi người ta tìm đến nghỉ dưỡng, tìm phút êm đềm, dịu mát, tìm cái se lạnh của vùng cao nguyên, tránh khỏi phố thị ồn ào, khói bụi.
Tuy nhiên, sau cơn mưa ngày 1-9 biến Đà Lạt thành sông, nhiều người mới giật mình nhìn lại.
Một nét lãng mạn, mộng mơ của Đà Lạt đã đi vào thơ ca. Ảnh chụp tại ngã năm Đại học Đà Lạt năm 2004 - Ảnh: NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
Hơn 1.000 ý kiến bình luận gởi đến Tuổi Trẻ Online sau cơn mưa chiều 1-9 đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt dành cho Đà Lạt.
"Ý kiến nào góp ý cho Đà Lạt cũng hay. Bây giờ lo mà tìm giải pháp khắc phục. Chứ không khéo thời gian sau không ai chọn Đà Lạt là ưu tiên khi đi du lịch nữa. Chưa nói đến vào trung tâm Đà Lạt như vào khu chợ, bát nháo, "chặt chém", kẹt xe. Yêu Đà Lạt nên mong Đà Lạt sớm tìm ra giải pháp". Trích ý kiến bạn đọc ĐỊNH TRÚC
Tình yêu dành cho Đà Lạt không chỉ thuộc về những người sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Đà Lạt dù cách xa về địa lý nhưng bao giờ Đà Lạt cũng là một phần ký ức trong lòng người Việt Nam trên mọi miền đất nước, kể cả người Việt ở hải ngoại.
Chuyện gì đang xảy ra với Đà Lạt? Phải chăng chúng ta đã thật sự mất Đà Lạt? Làm thế nào để cứu Đà Lạt? - những câu đại loại như vậy càng làm tôn thêm tình yêu với Đà Lạt.
Đà Lạt hôm nay với nhà kính, nhà ở ken cứng tại nội ô đã lấy đi phần lớn không gian thoát nước của Đà Lạt - Ảnh: M.V.
"Người dân có yêu Đà Lạt mới sốc và góp ý. Xem các bình luận trên Tuổi Trẻ Online, mọi người đều xem Đà Lạt là của mình. Mong chính quyền tiếp thu, dù chậm vẫn còn hơn không" - bạn đọc Minh Chánh viết.
Từ thực tế, bạn đọc Trần Quang Thu cho rằng Đà Lạt đã thật sự đánh mất danh xưng "thành phố cao nguyên thơ mộng" của mình bởi hai nguyên nhân "trên trời" và "dưới đất" sau đây:
1- Từ trên cao nhìn xuống, nào là nhà kính trồng rẫy ken đặc, mọc trùng trùng điệp điệp, trắng xóa chói lóa mắt, không thấy đâu là núi, đâu là rừng thông. Từ trên cao nhìn xuống, nào là bê tông cốt thép mọc dày đặc, san phẳng đồi thông, đè bẹp thảm cỏ.
2- Dưới đất nhìn quanh, nào là biệt thự với lối kiến trúc lai căng hỗn tạp, Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, nào là khu dân cư chen vai hỗn tạp cộng với nhựa đường bít lối các con dốc nhỏ với đám rẫy xanh tươi hai bên đường.
Cuối cùng, bạn đọc Trần Quang Thu kết luận: "Cộng với trình độ quản lý, trình độ chuyên môn quy hoạch, tầm nhìn kém đã, đang góp phần tàn phá dung nhan, hủy diệt bản sắc vốn có trước đây của một Đà Lạt "hiền hòa, mộng mơ" trong thơ ca và văn học.
Hoài niệm một chút về quá khứ, bạn đọc Ba SG cũng cho rằng có hai nguyên nhân chính để Đà Lạt thay đổi theo chiều hướng xấu như hiện nay.
Bạn đọc viết: "Cứ lấy bản đồ của Đà Lạt khoảng 30-40 năm trước và cái bản đồ chụp hiện tại thì biết tại sao Đà Lạt bị ngập. Có hai nguyên nhân chính:
- Thứ nhất: Rừng bị chặt phá để lấy đất xây dựng nhà cửa và làm nông nghiệp. Cứ nhìn các ngọn đồi thông bao quanh thành phố Đà Lạt bây giờ đa phần là bị trọc lóc, nếu còn lại thì chỉ ít thông lưa thưa.
- Thứ hai: Từ quy hoạch kiến trúc cho đến xây dựng tại Đà Lạt bây giờ là rất bát nháo, lộn xộn theo kiểu mạnh ai nấy làm, không khác gì tàn phá Đà Lạt. Không đồng bộ, không bài bản nên dẫn đến việc bê tông hóa quá mức. Hệ thống hạ tầng như đường và thoát nước lại đầu tư rất ít và kém do ai cũng chỉ chăm chút cái bề nổi là ngôi nhà của mình.
Và, theo bạn đọc Ba SG: "Từ hai nguyên nhân chính cơ bản trên dẫn đến thực trạng là Đà Lạt ngập lụt như hiện nay".
Đã thấy rõ nguyên nhân, vậy đâu là giải pháp để cứu Đà Lạt?
Theo bạn đọc Hoài Lê, việc cần làm là: "Cần siết chặt quy hoạch và quy định cấp phép xây dựng nhà cao tầng ở khu trung tâm hơn nữa. Cấp phép theo định mức quy định hằng năm và theo lộ trình chuyển đổi nâng cấp hệ thống hạ tầng cấp thoát nước đô thị".
"Những ai muốn xây dựng chuyển đổi nhà cao tầng phải đóng góp chi phí cả hình thức bắt buộc và tự nguyện cho việc cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng. Ai có đóng góp chi phí thì được phép bốc thăm xây dựng trước. Như vậy mới công bằng cho những hộ dân nhà thấp tầng và chịu thiệt hại do hệ thống thoát nước gây ngập" - bạn đọc Hoài Lê hiến kế.
Tìm giải pháp căn cơ hơn, bạn đọc Hùng góp ý: "Nên mời một tập đoàn kiến trúc của Pháp quy hoạch xem xét sửa chữa lại Đà Lạt. Tại sao lại là công ty của Pháp? Vì phong cách kiến trúc Đà Lạt do người Pháp thiết kế xây nên. Phong cách này đã đi sâu vào lòng người. Tôi nghĩ mất 2 năm thôi, nếu chính quyền Đà Lạt quyết tâm".
Có yêu Đà Lạt mới không ngại đi tìm nguyên nhân và hiến kế để Đà Lạt trở lại như xưa.
Hy vọng với sự quan tâm đặc biệt này sẽ là động lực để những người có trách nhiệm sớm tìm giải pháp tốt nhất cứu lấy Đà Lạt trước khi quá muộn.
Đà Lạt và chuyện... lũ lụt trong lịch sử Lũ lụt ở Đà Lạt - chuyện tưởng mới mà hóa ra là bài học rất cũ. Những trận lũ kinh hoàng gây cảnh ngập úng, tan hoang thậm chí mất mát nhân mạng đã từng xảy ra trong lịch sử, thời kỳ xây dựng Đà Lạt. Dòng Cam Ly từng rất hung hãn Dòng Cam Ly chảy qua trung tâm thành phố,...