Nhiều người dân Hà Nội ‘dính độc’ kiến ba khoang
Những ngày vừa qua, nhiều người dân đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám trong tình trạng đỏ rát một số vùng da trên cơ thể.
Theo các bệnh nhân mô tả, vùng bị kiến ba khoang đốt chỉ cần ‘chạm nhẹ đã không chịu nổi vì đau rát’…
Ảnh minh họa.
Tại Việt Nam, kiến ba khoang xuất hiện nhiều ở các khu dân cư, chung cư, tòa nhà cao tầng. Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, nhất là sau các trận mưa lớn. Do có tính hướng sáng mạnh, vào ban đêm, kiến ba khoang thường bị ánh đèn trong nhà thu hút và bay vào cùng các loại côn trùng khác.
Chị Mai Quỳnh Anh, một người dân sống tại một khu đô thị tại huyện Đông Anh, Hà Nội, cho biết từ đầu tháng đến nay trong tòa nhà mình sinh sống xuất hiện khá nhiều kiến ba khoang. Không chỉ ở những căn hộ tầng thấp mà ngay cả những căn hộ trên tầng cao cũng gặp tình trạng kiến ba khoang xâm nhập. Có những người dân mới đến sống ở chung cư, chưa rõ về loài kiến ba khoang, khi thấy da bị mẩn ngứa đỏ rát thì lại cho rằng mình bị bệnh zona thần kinh. Chỉ đến khi đi khám bác sĩ mới biết vết thương đó là do kiến ba khoang gây ra.
Minh Huy, một sinh viên đang sống trong ký túc xá một trường đại học tại Hà Nội, chia sẻ lên mạng xã hội: “Các phòng tầng 5 có bị nạn kiến ba khoang không mọi người? Phòng mình bị nhiều quá”. Bên dưới bài đăng, rất nhiều người dân tại Hà Nội để lại bình luận đồng thời cho biết hàng năm, cứ đến tháng 10 – 11, các hội nhóm tại chung cư, khu ký túc xá lại xôn xao, đăng bài cảnh báo về nạn kiến ba khoang. Thậm chí, nhiều gia đình phun thuốc diệt kiến nhưng không bao lâu lại thấy kiến ba khoang xuất hiện trở lại.
Có những người khi thấy da bị mẩn ngứa đỏ rát thì lại cho rằng mình bị bệnh zona thần kinh.
Tương tự, ông Vũ Đức Độ, một cư dân tại khu đô thị thuộc quận Long Biên, Hà Nội, cho biết: “Cách đây mấy hôm tôi thấy ở cổ và vai gáy xuất hiện nhiều vết đỏ rộp, có mụn nước rất rát và khó chịu. Đến phòng khám ở dưới chân tòa nhà kiểm tra, thì cô bác sĩ mới nói đấy là tôi bị kiến ba khoang đốt, nên kê cho tôi lọ thuốc về bôi. Bác sỹ dặn chúng tôi khi gặp kiến ba khoang thì nên dùng giấy ăn hay vật dụng gì đó nhẹ nhàng gạt đi chứ không được dùng tay diệt kiến”.
Vài tuần gần đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận hàng chục ca bệnh tổn thương da do kiến ba khoang đốt. Nhiều trường hợp tổn thương da bỏng rát, đỏ, loét, bội nhiễm. Hầu hết bệnh nhân đều tự điều trị tại nhà nhưng không đỡ, đến khi tổn thương nặng, lan rộng mới đến viện.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Hội Da liễu Việt Nam, cho biết viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là bệnh thường gặp vào mùa mưa, xuất hiện ở vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân vào buổi sáng sau một đêm ngủ dậy. Kiến ba khoang gây bệnh không phải đốt mà do dịch tiết ra, dính vào da, gây viêm da tiếp xúc tại chỗ. Ban đầu, bệnh nhân thấy hơi ngứa rát, căng da. Sau 6 – 12 giờ, vùng đốt sẽ hơi sưng nề, đỏ cộm thành vệt kèm nổi mụn nước to nhỏ không đều. 1 – 3 ngày sau sẽ hình thành phỏng nước, mủ, cảm giác đau, rát càng tăng.
Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da, phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, xà phòng, tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. “Tuyệt đối không đắp lá, đắp các bài thuốc chưa được kiểm chứng hoặc bôi thuốc sát trùng có chứa i-ốt, cồn sẽ làm vết thương nặng thêm, tăng nguy cơ bội nhiễm”, bác sĩ Thành khuyến cáo.
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là bệnh thường gặp vào mùa mưa, xuất hiện ở vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân vào buổi sáng sau một đêm ngủ dậy.
Cùng chung nhận đinh, bác sĩ Nguyễn Minh Thu, Phó trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết nhiều người bệnh không biết bị kiến ba khoang tấn công khi nào, nhưng cũng có người khi phát hiện có kiến ba khoang trên da liền đập mạnh, thậm chí chà xát cho kiến chết, khiến độc tố giải phóng nhiều trên da, gây tổn thương rộng trên da. Bác sĩ Thu cho biết trong kiến ba khoang có chứa độc tố pederin, độc tính mạnh gấp nhiều lần nọc của rắn hổ mang nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên sẽ khiến vùng da tiếp xúc tổn thương, bỏng rát.
Kiến ba khoang cắn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu vô tình truyền pederin sang các vùng khác trên cơ thể, như bộ phận sinh dục hoặc mặt, đặc biệt vùng quanh mắt, mi mắt có thể gây viêm bờ mi, viêm giác mạc, đồng thời ảnh hưởng đến thị lực. Do đó, ngay sau khi tiếp xúc hay nghi ngờ tiếp xúc kiến ba khoang cần rửa tổn thương với nhiều nước sạch; nếu bị tiếp xúc vùng mắt cần rửa nhiều bằng nước muối sinh lý. Nếu được điều trị đúng, bệnh thường khỏi sau 5 – 7 ngày.
Theo các bác sỹ, cần phân biệt viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và bệnh zona thần kinh, bởi đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Chẩn đoán nhầm, sử dụng thuốc sai sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị, có thể khiến bệnh nặng và quá trình phục hồi lâu hơn.
Bệnh zona thần kinh là do virus gây ra, ảnh hưởng đến da và thần kinh. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức tại chỗ nhiều hơn ở vùng tổn thương. Bệnh biểu hiện là những đám mụn nước, bóng nước căng chứa dịch trong, mọc thành chùm trên nền da đỏ, phân bố một bên cơ thể và theo đường đi của dây thần kinh, hay gặp ở vùng ngực, đầu mặt cổ và vùng mông đùi. Ngoài ra, bệnh nhân có thể mệt mỏi, sốt, nhức đầu…
Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da, phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo mọi người nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Trước khi ngủ cần quét lại nhà để sạch nền nhà và mắc màn ngủ tránh côn trùng. Khi môi trường mật độ kiến ba khoang nhiều, có thể phun thuốc diệt kiến tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà.
Anh Bùi Tuấn Anh, người kinh doanh dịch vụ diệt mối – phun muỗi tại các quận nội thành Hà Nội, chia sẻ để phòng tránh tiếp xúc với kiến ba khoang, nếu nhà ở gần cánh đồng thì nên dùng cửa lưới, đêm ngủ phải mắc màn. Đề phòng kiến ba khoang vào nhà, nên hạn chế mở cửa, nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí, nhất là nơi ở phía gần cây cối, cánh đồng… khi bật đèn.
Khi sử dụng thuốc diệt côn trùng để đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà, cần phải phun xuống dưới gầm giường, kệ tủ, góc nhà… Nên chọn cơ sở phun thuốc chống côn trùng uy tín, chọn loại thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi đi ngủ, mọi người nên bật đèn ngoài ban công để thu hút kiến ba khoang ở phía ngoài, hạn chế chúng bay vào nhà. Ngoài ra có thể trồng thêm sả, cây húng quế, oải hương… để đuổi kiến ba khoang đi.
Kiến ba khoang vào mùa, bác sĩ chỉ cách xử trí đúng
Vào mùa kiến ba khoang tấn công, nhiều người khi phát hiện kiến trên da thường đập mạnh hoặc chà xát để giết, khiến độc tố lan rộng, gây tổn thương sâu và nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Thu, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Các bệnh nhân thường đến khám với tình trạng bỏng rát, đỏ da, thậm chí có trường hợp loét, bội nhiễm do tự điều trị sai cách.
Cảnh giác với tổn thương nặng do kiến ba khoang
Nhiều người không biết bị kiến ba khoang tấn công lúc nào, chỉ phát hiện khi vùng da bị đỏ, rát vào sáng hôm sau. Một số người khác phát hiện kiến ba khoang trên da liền đập mạnh, chà xát khiến độc tố trong con kiến giải phóng nhiều hơn, gây tổn thương sâu và lan rộng.
Tổn thương do kiến ba khoang tấn công.
Đặc biệt, khi kiến tấn công vào các vị trí nhạy cảm như mắt, nách, bộ phận sinh dục, bẹn, người bệnh dễ gặp khó chịu và tổn thương nghiêm trọng. Một số trường hợp bị độc tố dính vào mí mắt gây sưng, viêm kết mạc, có nguy cơ tổn thương giác mạc và mất thị lực tạm thời nếu dụi mắt. Vùng da mỏng ở nách, bẹn dễ bị tổn thương và lâu lành do cọ xát khi vận động.
Kiến ba khoang chứa độc tố pederin (C24H43O9N) - mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang. Dù độc tính cao, lượng tiếp xúc với da thường nhỏ nên chỉ gây bỏng da, dễ bị nhầm với bệnh zona. Tuy nhiên, nếu không xử trí đúng cách, vết thương có thể lan rộng và nhiễm trùng.
Cách xử trí và phòng tránh kiến ba khoang
Cách phòng tránh kiến ba khoang:
- Giữ vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát.
- Vào buổi tối, nên tắt đèn ánh sáng xanh, tím (đèn huỳnh quang, bóng tuýp), thay bằng đèn ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc).
- Trước khi đi ngủ, cần kiểm tra kỹ giường chiếu, chăn gối và giũ quần áo để tránh kiến bám vào.
Cách xử trí khi bị kiến ba khoang đốt:
Chuyên gia khuyến cáo, nếu tiếp xúc với kiến ba khoang, không nên đập chết hoặc chà xát. Thay vào đó nên:
- Rửa sạch vùng da tiếp xúc dưới vòi nước, dùng nước muối sinh lý hoặc xà phòng.
- Nếu xuất hiện dấu hiệu dị ứng, nên đến cơ sở y tế, không tự điều trị để tránh biến chứng.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Theo Cục Y tế Dự phòng, kiến ba khoang (còn gọi là kiến kim, kiến lác) là loại côn trùng có mình thon dài, màu đen xen vàng cam. Chất độc pederin của kiến tiếp xúc với da gây bỏng rát, khó chịu. Nếu gãi hoặc chà xát, vết thương dễ nhiễm trùng, tổn thương sâu rộng hơn, có thể để lại sẹo hoặc nhiễm trùng toàn thân.
Người bị tổn thương do kiến ba khoang nên đi khám sớm nếu vết thương lan rộng, gây sốt, khó chịu để được điều trị và kê đơn thuốc phù hợp, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Hà Nội: Kiến ba khoang tấn công cư dân ở chung cư cao tầng Những ngày qua, cư dân sống ở các khu chung cư cao tầng trên địa bàn Hà Nội phải đối diện với tình trạng kiến ba khoang xâm nhập tấn công, nhiều người nhiễm độc gây bỏng rát, phồng rộp da. Kiến ba khoang là nỗi ám ảnh cho nhiều cư dân sống trong các khu nhà chung cư ở Hà Nội Sống...