Nhiều người còn chủ quan với căn bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất thế giới
4 người trong cùng một gia đình mắc ung thư gan – căn bệnh ung thư đang cướp đi tính mạng của hơn 20 nghìn người mỗi năm tại Việt Nam.
Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan và đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vẫn đang gia tăng.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ viêm gan B cao nhất thế giới, khoảng 10 triệu người, nhưng nhiều người còn chủ quan phát hiện bệnh muộn, hoặc khi có bệnh nhưng không duy trì điều trị, dẫn tới bệnh tiến triển nhanh thành xơ gan, ung thư gan. Ngày viêm gan Thế giới 28/7 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra chủ đề “Đến lúc chúng ta phải hành động”, nhằm nâng cao nhận thức và hành động kịp thời về viêm gan virus để sàng lọc, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị nhằm hướng tới loại trừ bệnh viêm gan virus vào năm 2030.
Nhiều người trẻ mắc viêm gan B không biết
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là nơi điều trị cho rất nhiều bệnh nhân viêm gan nặng. Cách đây không lâu, Khoa Ngoại Gan mật, tiêu hoá và ung bướu của bệnh viện tiếp nhận nam bệnh nhân Giàng Mí Già (26 tuổi, dân tộc Mông, trú tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) với khối u khổng lồ ở gan. Già được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tế bào gan và đáng kinh ngạc hơn là 3 người thân trong nhà của anh đều đã mất vì ung thư gan.
Người dân cần chủ động xét nghiệm, sàng lọc viêm gan B để bảo vệ sức khoẻ.
Theo lời kể của người nhà, hơn 3 tháng trước, chàng thanh niên vốn khoẻ mạnh bỗng lăn ra ốm, đi khám ở cơ sở y tế địa phương được chẩn đoán bị viêm gan B, ung thư biểu mô tế bào gan và có chỉ định nút mạch. Vì không có tiền, lại suy sụp tinh thần, cả gia đình anh Già (gồm 7 người) bán hết trâu trong nhà để vào Đắk Lắk chữa thuốc nam. Sau 3 tháng, tiền hết, bệnh ngày càng nặng, nghĩ rằng mình phải bỏ mạng nơi đất khách, nhưng may mắn, gia đình được những người hảo tâm giúp đỡ đủ tiền để về Hà Nội và gửi gắm vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với hy vọng mong manh.
Lúc này, anh Già chỉ nặng có 40kg, khối u gan ở giai đoạn muộn có kích thước khổng lồ hơn 20cm đã xâm lấn tĩnh mạch chủ dưới và vỡ gây chảy máu. Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu lấy ra khối u gan nặng 3kg, truyền gần 2.000ml máu để cứu tính mạng chàng trai trẻ. Mười ngày sau mổ, Giàng tiếp tục được đốt khối u gan còn lại. Đây là trường hợp còn rất trẻ bị ung thư gan giai đoạn muộn trên nền viêm gan B không được phát hiện. Tuy 3 người trong gia đình nam bệnh nhân đã tử vong vì ung thư gan, nhưng vì chủ quan không thăm khám, xét nghiệm để phát hiện sớm viêm gan B và điều trị, nên khi có dấu hiệu bệnh mới đi khám, thì bệnh nhân đã bị ung thư gan giai đoạn tiến triển.
Không riêng nam thanh niên này, tại Việt Nam, có rất nhiều người mắc viêm gan B nhưng chưa được phát hiện. Chỉ tới khi vàng mắt, vàng da, gầy sút, mệt mỏi mới tới viện khám, lúc này người bệnh mới biết mình bị viêm gan B đã chuyển sang giai đoạn xơ gan hoặc ung thư gan. “Tại Việt Nam có 8-10% dân số mắc viêm gan B, tương đương khoảng 8-10 triệu người. Bệnh viêm gan B không biểu hiện triệu chứng bên ngoài, trừ viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mạn, vì vậy, người bệnh không đi khám và không phát hiện được mình bị nhiễm virus viêm gan B”, ThS.BS Nguyễn Quốc Phương, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết.
Phòng ngừa lây nhiễm cho trẻ sơ sinh
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay, trên thế giới có khoảng gần 300 triệu người mắc viêm gan virus B, khoảng 1 triệu người tử vong vì căn bệnh này mỗi năm, nhưng mới chỉ có 45% trẻ sinh ra được tiêm phòng vaccine viêm gan B trong vòng 24h sau sinh. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ viêm gan B cao nhất thế giới, trong đó, đường lây chủ yếu là từ mẹ truyền cho con trong thời kỳ mang thai. Năm 2016, WHO đưa ra chiến dịch toàn cầu về kiểm soát sự lây truyền viêm gan B trong cộng đồng với mục tiêu đến năm 2030 giảm 90% số ca mắc mới ở trẻ sơ sinh và giảm 65% tỷ lệ tử vong do viêm gan B gây ra.
Trung tâm Bệnh Nhiệt đới mỗi năm quản lý hàng trăm phụ nữ mang thai bị viêm gan B. Theo PGS Cường, nhiều phụ nữ khi mang thai không biết mình bị viêm gan B, không được theo dõi điều trị trong quá trình mang thai cũng như trẻ sinh ra không được tiêm vaccine và huyết thanh phòng bệnh. Vì vậy, khi trẻ sinh ra đã bị nhiễm virus viêm gan B thì có thể mang virus suốt đời, để lại hậu quả về bệnh tật và gánh nặng tâm lý rất nặng nề. Do vậy, việc sàng lọc, phát hiện và quản lý phụ nữ bị viêm gan B thời kỳ trước, trong quá trình mang thai, khi sinh và sau khi sinh để đảm bảo trẻ sinh ra không bị nhiễm viêm gan B là việc rất quan trọng và cấp thiết hiện nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu mà WHO đưa ra không hề dễ dàng khi một bộ phận người dân vẫn có tâm lý chủ quan, chưa đi thăm khám sức khoẻ định kỳ và làm xét nghiệm viêm gan B. Theo PGS Cường, cần tiến hành các chương trình dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh bằng các biện pháp: Tiêm chủng vaccine viêm gan B trên toàn cầu cho trẻ, tiêm kháng huyết thanh cho trẻ sơ sinh và mẹ dùng kháng virus trong quá trình mang thai. Các chương trình dự phòng cần phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên ngành Truyền nhiễm – Sản khoa – Nhi khoa và Y tế dự phòng mới có thể giải quyết được.
PGS Cường cũng khuyến cáo, nếu mẹ bầu bị viêm gan B, cần phải uống kháng virus trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bắt đầu từ tuần lễ thứ 24 trở đi. Khi sinh, bà mẹ vẫn tiếp tục uống thuốc, trong quá trình đẻ thường hoặc mổ và phải tiêm kháng huyết thanh viêm gan B cho trẻ ngay trong 12-24h đầu sau sinh và kết hợp tiêm ngay vaccine viêm gan B mũi 1.
Bệnh viêm gan B đã có thuốc điều trị và vaccine để phòng ngừa, vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần tiêm phòng vaccine đủ mũi và nhớ lịch tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch. Người dân cần chủ động xét nghiệm, sàng lọc viêm gan B xem có mắc bệnh không để có kế hoạch quản lý, theo dõi và điều trị. Khi phát hiện bị viêm gan B tuyệt đối không được bỏ điều trị, cần phải theo dõi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng của viêm gan B gây ra như xơ gan và ung thư gan
'Đại dịch' mới của phụ nữ
Theo thống kê mới nhất của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, số ca bệnh ung thư vú đang có xu hướng gia tăng nhanh, đứng thứ 2 thế giới về số người mắc ung thư.
Vết sẹo phẫu thuật ung thư vú trên ngực của một bệnh nhân. Ảnh: Washington Post.
Vài năm trước, Kelsey Kaminky (Colorado, Mỹ) bất ngờ phát hiện mình có khối u ở ngực, nhỏ như một viên bi. Vì Kaminky còn trẻ, bác sĩ cho rằng khối u này lành tính và cô không cần làm xét nghiệm thêm.
"Nhưng cơ thể tôi đang bất ổn, tôi biết. Đó là lý do tôi khăng khăng yêu cầu chụp nhũ ảnh dù không cần thiết", Kaminky, giờ đây đã 33 tuổi, chia sẻ với Washington Post.
Vài hôm sau, kết quả cận lâm sàng đã chứng tỏ nỗi lo của Kaminky đúng. Cô được xác định mắc ung thư vú ở tuổi 31, giai đoạn 1B, rất sớm.
Kaminky là một trong 4% trường hợp được xác định mắc ung thư vú ở phụ nữ dưới 40 tuổi trong năm 2022 tại Mỹ. Tuy nhiên, những trường hợp này đang dần phổ biển hơn.
Ngày một nhiều phụ nữ trẻ mắc ung thư vú
Theo thống kê mới nhất của Globocan, dự án thuộc Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2022, thế giới có 2,2 triệu bệnh nhân mắc ung thư vú, nhiều thứ 2 trong tổng số các loại ung thư được báo cáo (sau ung thư phổi).
Số ca tử vong được ghi nhận là 666.000, đứng thứ 4 (sau ung thư phổi, ung thư trực tràng và ung thư gan).
Tại Việt Nam, ung thư vú là căn bệnh ung thư có số người mắc nhiều nhất với 24.563 ca, chiếm 13,6% tổng số bệnh nhân được báo cáo. Về trường hợp tử vong, năm 2022, số lượng được báo cáo là 10.008, chiếm tỷ lệ 8,3%, đứng thứ 4 trong số ca tử vong gây ra do ung thư (sau ung thư gan, ung thư phổi và ung thư dạ dày).
Theo Washington Post, nhìn chung, tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ dưới 40 tuổi là thấp. Thống kê năm 2019 cho thấy tỷ lệ mắc chỉ khoảng 25/100.000 người. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm tuổi 40-64 và 65-74 lần lượt là 229/100.000 và 462/100.000.
Một nghiên cứu công bố trong năm 2023 trên JAMA Network Open cho thấy ung thư đang gia tăng ở những người Mỹ trẻ tuổi (dưới 50 tuổi), đặc biệt là ở phụ nữ.
Trong khoảng thời gian 2010-2019, số ca được chẩn đoán mắc ung thư ở những người 30-39 tuổi tăng 19,4%. Mức tăng này ở nhóm tuổi 20-29 là 5,3%. Trong đó, ung thư vú chiếm số ca mắc cao nhất ở những người trẻ tuổi.
Tỷ lệ chẩn đoán ung thư vú giai đoạn cuối ở phụ nữ trẻ cũng đang tăng lên. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ này ở phụ nữ dưới 40 tuổi đã tăng khoảng 3% mỗi năm trong vòng 19 năm (2000-2019).
Bên cạnh đó, trong khi tỷ lệ tử vong ở nhóm phụ nữ lớn tuổi mắc ung thư vú giảm, tỷ lệ này ở nhóm phụ nữ trẻ lại không có nhiều biến chuyển tích cực.
"Chúng ta cần ngừng cho rằng tuổi còn trẻ sẽ không mắc ung thư vú. Nó thực sự đã được phát hiện ở nhiều phụ nữ trẻ và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của họ", bác sĩ Debra Monticciolo, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh vú tại Trung tâm Y tế Dartmouth-Hitchcock (Mỹ), cho biết.
Bất chấp xu hướng trẻ hóa này, ngành y lại có rất ít lời khuyên cho phụ nữ trẻ về việc phát hiện sớm ung thư vú. Chụp nhũ ảnh sàng lọc chỉ được khuyến nghị cho phụ nữ ở nhóm tuổi 40-74 do các nghiên cứu cho thấy chúng không hiệu quả đối với phụ nữ trẻ.
Các chuyên gia cũng cho hay phụ nữ trẻ mắc ung thư vú phải chịu đựng nhiều áp lực về mặt tâm lý so với nhóm lớn tuổi hơn. Nhiều người đã suy sụp khi biết mình rơi vào nhóm thiểu số mắc bệnh. Một số người khác lại lo lắng về sự nghiệp, cuộc sống gia đình và việc sinh con.
So với phụ nữ lớn tuổi, những bệnh nhân trẻ cũng có nhiều khả năng tái phát ung thư vú hơn và phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng hơn. "Mắc ung thư vú là điều rất kinh khủng với bất kỳ ai. Nó còn tệ hơn khi bệnh nhân đang ở độ tuổi rất trẻ", ông William Dahut, Giám đốc Khoa học Hiệp hội Ung thư Mỹ, nhận định.
Kaminky bật khóc nhờ con trai cắt tóc sau khi kết thúc đợt hóa trị. Ảnh: Washington Post.
Lý do ung thư vú trẻ hóa
Theo nhiều nghiên cứu, việc phổ biến tầm soát ung thư vú cho phụ nữ dưới 40 tuổi không mang lại lợi ích về mặt chi phí hay lợi ích lớn nào. Không những vậy, trong một số trường hợp hiếm gặp, nó còn có thể cho ra kết quả không chính xác, gây ảnh hưởng tâm lý nhiều người và khiến họ tiếp xúc với các tia xạ có hại cho sức khỏe một cách vô nghĩa.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Monticciolo, tất cả phụ nữ trên 25 tuổi cần được đánh giá rủi ro bệnh ung thư vú. Những ai được phát hiện có nguy cơ cao hơn nên được khám sàng lọc thường xuyên.
Hiện, ngành y vẫn chưa tìm được những lý do chính xác cho việc trẻ hóa ung thư vú. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể đưa ra là trì hoãn mang thai, có kinh nguyệt sớm và lối sống.
Theo bà Elizabeth Suh-Burgmann, Trưởng đơn vị Ung thư phụ khoa của Tổ chức chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente tại Bắc California (Mỹ), một yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng trẻ hóa ung thư vú là trì hoãn mang thai.
"Ngày càng có nhiều phụ nữ trì hoãn việc mang thai lần đầu. Tuy nhiên, mang thai lần đầu ở độ tuổi 35 hoặc muộn hơn là một yếu tố nguy cơ", bà Suh-Burgmann cho biết.
Một giả thuyết cho rằng sau 35 tuổi, vú có khả năng phát triển và tích tụ các tế bào bất thường hơn. Những thay đổi ở vú xảy ra trong thời kỳ mang thai có thể đẩy nhanh quá trình phát triển của các tế bào bất thường đó thành ung thư, khiến nhiều người phát hiện mắc ung thư khi mới ở độ tuổi 40.
Mô vú dày cũng là một yếu tố nguy cơ khác. Ngoài ra, có kinh nguyệt sớm và mãn kinh muộn cũng là nguyên nhân kéo lùi độ tuổi ung thư vú vì ngực tiếp xúc với estrogen lâu hơn.
Bên cạnh đó, lối sống, chế độ ăn uống, chỉ số BMI, lượng rượu bia tiêu thụ và môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú.
Di truyền là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, nhưng điều đó dường như không thúc đẩy xu hướng trẻ hóa độ tuổi ung thư vú. Bà cho biết hầu hết phụ nữ mắc ung thư vú khi còn trẻ không có nguy cơ di truyền.
Các cách bảo vệ gan khỏi 'tầm ngắm' của tế bào ung thư Tiêm vắc xin, ăn uống lành mạnh là những hành động nhỏ có thể giúp lá gan của bạn tránh khỏi "tầm ngắm" bệnh ung thư. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Đức Cảnh (Bệnh viện K, Hà Nội) chia sẻ về cách phòng chống các bệnh liên quan tới gan, đặc biệt là ung thư gan: Gan là cơ quan tiêu hóa lớn...