Nhiều người có thói quen uống nước kiểu “hủy hoại” thận mà không biết
Uống nước đầy đủ sẽ giúp cho thận hoạt động tốt nhưng nếu uống sai cách cũng có thể làm hỏng thận.
Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, nó có vai trò lọc máu và thải chất thải ra khỏi cơ thể, giữ lại protein và các tế bào máu. Một khi thận gặp vấn đề, các cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng, nếu thận lọc các chất thải không tốt khiến chúng tích trữ lại trong cơ thể sẽ dễ sinh bệnh.
Một lời khuyên chăm sóc thận mà chúng ta thường hay nghe nhiều nhất đó là uống nước đầy đủ. Tuy nhiên uống nước cũng cần phải đúng cách, nếu không sẽ còn gây hại ngược lại cho thận.
Ba thói quen uống nước “giết chết thận”
1. Khát mới uống nước
Nhiều người chỉ khát mới uống nước là hoàn toàn sai lầm, vì khi cơ thể khát nghĩa là các tế bào đã thiếu nước. Thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nước giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi. Thiếu nước có thể dẫn đến suy giảm tuần hoàn, thậm chí có thể tử vong nếu mất nước nặng trong các trường hợp tiêu chảy cấp. Thiếu nước cũng là nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ em
Khi bạn khát, các tế bào trong cơ thể bị mất nước, đây là tín hiệu đau đớn do hệ thần kinh trung ương gửi đến, nếu rơi vào trường hợp này, khả năng giải độc của thận sẽ giảm đi rất nhiều, dẫn đến bệnh thận. Hơn nữa, chờ khát mới uống sẽ khó hấp thu.
2. Dùng đồ uống khác thay nước
Các loại nước như nước ngọt, cà phê,… được nhiều người yêu thích, thậm chí có người còn uống thay nước hàng ngày. Điều này rất nguy hiểm.
Thận không thích các loại đồ uống như nước ngọt có ga, nước ép, cà phê…, bởi lượng đường, phốt pho trong những đồ uống này sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài cơ thể, đồng thời hàm lượng canxi trong nước tiểu cũng tăng theo, từ đó hình thành sỏi thận. Đối với môi trường vi mô thận cũng sẽ ảnh hưởng nhất định.
Ngoài ra, thường uống các loại đồ uống có đường có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, tăng nguy cơ huyết áp cao và tiểu đường, và những bệnh này là yếu tố quan trọng gây hại cho sức khỏe của thận.
3. Uống trà đặc trong thời gian dài
Trà đặc chứa nhiều theophylline có thể lợi tiểu nhanh chóng, thúc đẩy chất độc của con người đến thận nhanh hơn, phá hủy cầu thận và ống thận, làm tổn thương chức năng thận.
Video đang HOT
Đặc biệt, nếu uống trà sau khi uống rượu sẽ khiến sản phẩm rượu chưa phân hủy vào thận sớm, gây tổn thương cho thận. Mặc dù loại tổn thương này không dễ phát hiện, nhưng tích lũy theo thời gian, hậu quả cũng sẽ rất nghiêm trọng.
Uống nước đúng cách không chỉ có thể ngăn ngừa bệnh thận mà còn loại bỏ trước các bệnh tiềm ẩn. 8 cách uống nước sau đây bác sĩ thường uống, bạn cũng nên thử.
8 cách uống nước giúp chữa bệnh
1. Tay chân lạnh – Uống nước đậu đỏ đường nâu
Cho đậu đỏ với đường nâu vào, sau khi nấu chín, uống một bát mỗi sáng trong vòng một tuần sẽ tạm biệt chứng lạnh tay chân.
2. Đau bụng kinh – Trà hoa hồng và chà là đỏ
Nhiều chị em mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt thường bị đau bụng kinh, có người chỉ đau âm ỉ nhưng có người lại đau dữ dội. Có một công thức nhỏ giúp chị em bớt đau bụng kinh đó là ngâm hoa hồng với quả chà là đỏ vào nước nóng và uống mỗi sáng, không chỉ loại bỏ chứng đau bụng kinh mà còn có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều rất tốt.
3. Loét miệng – Nước mật ong và muối
Đổ mật ong và muối ra cốc, cho thêm nước ấm, ngày uống 2-3 lần, vết loét miệng sẽ lành hẳn. Nó cũng có tác dụng rất tốt đối với quầng thâm và bọng mắt.
4. Ngứa da – Nước mật ong cộng với kim ngân
Uống nước hoa kim ngân ngâm mật ong có thể cải thiện tình trạng ngứa da.
5. Tiêu chảy cấp tính – Nước ép cà rốt gừng
Dùng thường xuyên giúp điều trị táo bón, chứng khó tiêu, bên cạnh đó có tác dụng nhuận tràng giúp loại bỏ những chất độc nhưng không làm ảnh hưởng những vi khuẩn có lợi ở ruột. Bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tình trạng tiết quá nhiều acid, điều này có thể dẫn đến viêm hoặc loét.
6. Tăng huyết áp – Giấm táo và mật ong
Trong bữa ăn, uống một cốc giấm táo hòa với mật ong và nước đun sôi để nguội có tác dụng với những người mắc bệnh tăng huyết áp.
7. Cơ thể suy nhược – Trà hoa hồng
Vào mùa thu đông, vạn vật khô héo, con người dễ suy nhược, uống trà hoa hồng có thể cải thiện được điều đó.
8. Mất ngủ – Nước gừng đường phên
Nửa củ gừng nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này chữa mất ngủ kinh niên cực tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.
Sai lầm khi ăn đậu đũa rất dễ sinh bệnh, người có dấu hiệu này tuyệt đối không nên ăn
Đậu đũa là thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng rất dễ bị ngộ độc nếu bạn sử dụng không đúng cách.
Đậu đũa là họ nhà đậu nên rất giàu protein thực vật. Bên cạnh đó, đậu đũa cũng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như ka-li, can-xi, ma-giê, phốt-pho, sắt, natri, kẽm, đồng, mangan và selen... cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng như những thực phẩm khác, đậu đũa nếu dùng không đúng cách sẽ gây hại sức khỏe.
Để ăn đậu đũa an toàn, nên mua tại nơi có nguồn gốc đảm bảo. Mua về phải sửa sạch, ngâm nước muối khoảng 30 phút. Trước khi chế biến cần luộc qua rồi đổ nước đi (đậu đỗ luộc cũng không nên giữ lại nước luộc).
Dưới đây là những điều cần tránh khi ăn đậu đũa
Tuyệt đối không ăn sống
Đậu đũa có chứa hàm lượng lectin, đây là một chất độc nguy hiểm nếu như ăn sống, chất lectin sẽ tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc với các biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, xây xẩm mặt mày, nặng thì dẫn đến choáng ngất, thậm chí tử vong. Tuy nhiên nếu nấu chín, chất này sẽ bị phân giải, không còn gây nguy hại. Do vậy chỉ nên ăn đậu đũa khi đã được nấu chín.
Đề phòng bị nhiễm hóa chất
Đậu đũa thường có nhiều sâu bệnh nên là loại quả hay bị phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng nhiều nhất. Theo một số bài khảo sát về những loại thực phẩm bị phun nhiều thuốc hóa học thì đậu đũa nằm trong top 10. Nếu ăn đậu đũa không được xử lí kỹ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều dễ xảy ra.
Không ăn khi mắc bệnh gout
Theo Đông y, họ nhà đậu kỵ với thống phong (bệnh gout) nên sẽ làm bệnh trầm trọng hơn nếu ăn thường xuyên.
Còn theo y học hiện đại, trong đậu đũa có hàm lượng purin khá cao nên ăn nhiều đậu đũa đặc biệt không tốt với những người mắc bệnh gout.
Không ăn nếu thường xuyên bị táo bón
Đậu đũa có chứa hàm lượng chất xơ cao, 100g đậu cung cấp 9,5% nhu cầu chất xơ cần cho một ngày của cơ thể. Tuy rằng rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn quá nhiều lại gây tác dụng ngược lại. Lượng chất xơ quá nhiều trong dạ dày khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu và gây ra táo bón.
3 công dụng của đậu đũa với sức khỏe
Giúp giảm béo
Trong thành phần dinh dưỡng của 100g đậu đũa thì thành phần chất béo là 0g, 0mg cholesterol, trong khi đó chất xơ chiếm gần 4g. Chính vì điều này nó trở thành món ăn lý tưởng cho những người muốn giảm béo hoặc người có các bệnh liên quan đến béo phì.
Giúp chống oxy hóa
Riboflavin (vitamin B2) có trong đậu đũa là một chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa giúp phòng ngừa và hỗ trợ bệnh ung thư, tim mạch. Ngoài ra, đậu đũa còn chứa calcium vẫn thường được biết đến như một thần dược trong việc củng cố xương và cũng có tác dụng phòng ung thư xương.
Giúp ổn định lượng đường máu
Vì có hàm lượng chất xơ, protein cao, nên tinh bột trong đậu được hấp thụ chậm hơn trong quãng thời gian dài. Quá trình này đem lại công dụng ổn định lượng đường máu, giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường.
Để thực phẩm không gây bệnh cho cơ thể Hiện nay, mô hình bệnh tật ở Việt Nam đang chuyển tiếp từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm, với tỷ lệ 75% ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm. Trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gút... Ảnh minh họa Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn...