Nhiều người chỉ biết dùng nha đam làm đẹp mà không biết những đại kỵ này rất dễ rước họa
Không chỉ là “bạn tâm giao” của phái đẹp, nha đam hay lô hội còn được xếp vào hàng những thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nha đam cũng có những đại kỵ nếu sử dụng không đúng cách.
1. Công dụng của nha đam
Theo Đông y, nha đam có vị đắng, có tính mát có khả năng quy kinh vào các kinh can vị, đại đường. Nha đam được dùng để thanh nhiệt, thông tiện, điều trị các tình trạng như can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích phong kinh phong, giảm độc ba đậu.
Theo y học hiện đại, nha đam có các tác dụng như:
- Kháng khuẩn, gây tê, làm dịu các vết thương nhanh chóng.
- Nha đam được dùng để bào chế thành các thuốc trị mụn nhọt, chàm, nấm da…
- Nha đam có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa, chống oxy hóa, giải độc, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể….
2. Những đại kỵ khi sử dụng cây nha đam
Tác dụng làm đẹp và chữa bệnh của cây nha đam đối với chúng ta rất lớn. Nhưng nếu sử dụng nha đam không hợp lý cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng cho cơ thể, do đó chúng ta phải tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi sử dụng. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng cây nha đam:
- Trong nước ép nha đam có chứa rất nhiều anthraquinone, đây là một loại chất có tác dụng nhuận tràng nên khi chúng ta sử dụng nhiều nước ép nha đam có thể gây ra tiêu chảy. Nếu trình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn có thể gây mất nước, chuột rút và đau quặn.
Video đang HOT
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị một số loại bệnh theo chỉ định thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước ép nha đam để tránh gây ra những tác dụng phụ vì có thể nước nha đam sẽ có phản ứng đối với loại thuốc mà các bạn đang sử dụng.
Một số loại thảo mộc có phản ứng với nước nha đam gây ra tình trạng tiêu chảy và mất nước như: Rễ đại hoàng, thầu dầu, rễ vỏ cây… Nếu sử dụng chung nước ép nha đam cùng với tỏi sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu và nồng độ kali trong cơ thể.
- Nước nha đam có thể gây ra những phản ứng dị ứng với một số biểu hiện như: phát ban, khó thở, ngứa, đau cổ họng, đau ngực…
- Mủ của cây nha đam có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với cơ thể. Nó có thể làm khiến cho một vài căn bệnh trở nên trầm trọng hơn như viêm đại tràng, viêm ruột thừa, bệnh Crohn, tắc ruột, đau dạ dày, bệnh trĩ và loét. Ngoài ra, trong một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng chúng ta có thể bị viêm gan nếu sử dụng nước ép nha đam.
- Đối với phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ tuyệt đối không nên sử dụng nước ép nha đam vì những chất có chứa trong nước ép nha đam sẽ kích thích tử cung co thắt dẫn đến sảy thai hoặc gây ra khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Chất anthraquinon có thể gây ra tiêu chảy đối với trẻ em thông qua sữa mẹ vì vậy phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng nước ép nha đam.
- Những bị vấn đề về tiêu hóa hoặc bị hội chứng kích ruột không nên uống nước ép nha đam.
- Cơ thể có thể bị mất cân bằng điện giải hoặc mất nước nếu sử dụng nước nha đam chưa qua chế biến. Nó cũng có thể thay đổi màu nước tiểu từ hồng sang màu đỏ.
- Đối với những người mắc bệnh tim, nếu sử dụng nước ép nha đam có thể khiến cho cơ thể sản xuất quá nhiều lượng adrenaline dẫn đến nhiều tình trạng bất lợi. Nó
- Nước ép nha đam cũng có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể gây suy nhược cơ bắp và rối loạn nhịp tim do đó tuyệt đối không nên cho trẻ em và người cao tuổi sử dụng.
- Nếu uống nước ép nha đam trong một thời gian dài có thể gây pseudomelanosis coli, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
- Nước ép nha đam làm giảm lượng insulin trong cơ thể dẫn đến tình trạng giảm lượng đường trong máu. Vì vậy khi những người bị mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh hạ đường huyết muốn sử dụng nước ép nha đam cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
- Thận có thể bị tổn thương do lượng máu bị tích tụ trong xương chậu khi sử dụng quá nhiều nước ép nha đam.
- Nếu kéo dài thời gian sử dụng nước ép nha đam, bạn có thể gặp phải tình trạng bị táo bón.
Cây nha đam mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta phải biết cách sử dụng hợp lý để tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe.
Tìm ra cách tiêu diệt virus sốt xuất huyết
Các nhà khoa học Australia và Indonesia tiêm vi khuẩn Wolbachia vào cơ thể muỗi vằn nhằm cản trở khả năng truyền virus sốt xuất huyết, tiêu diệt mầm bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh do virus gây ra tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Năm 2019, con số chạm kỷ lục.
Thông qua Chương trình Chống muỗi Thế giới (WMP), các nhà khoa học từ Đại học Monash, Australia và Indonesia đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật mới giúp tiêu diệt virus sốt xuất huyết tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Họ tiêm vào muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) - loài chính truyền bệnh sốt xuất huyết cho con người, một loại vi khuẩn có tên Wolbachia. Vi khuẩn này cản trở khả năng truyền virus của côn trùng, bao gồm sốt xuất huyết, mà không ngăn chặn quần thể muỗi hay có ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Quá trình này kéo dài suốt ba năm, kết quả công bố trong tháng 8 và được truyền thông đưa tin ngày 13/10. Các nhà khoa học cho biết số ca mắc sốt xuất huyết tại thành phố Yogyakarta, nơi cuộc thử nghiệm diễn ra, đã giảm đáng kể so với những khu vực chỉ áp dụng biện pháp thông thường như phun thuốc, phát quang, loại bỏ ao tù nước đọng,...
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia vào 12 khu vực của thành phố Yogyakarta trong vòng 7 tháng. Những con muỗi này lây nhiễm vi khuẩn cho quần thể muỗi địa phương. Sau đó, họ theo dõi số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn thành phố. Các bệnh nhân có triệu chứng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nơi ở và địa điểm đã du lịch, đồng thời được xét nghiệm chẩn đoán.
Các mẫu muỗi được tiêm vi khuẩn Wolbachia tại phòng thí nghiệm của WMP ở Indonesia. Ảnh: SCMP
Hai năm sau, các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã giảm 77% tại các vùng thả muỗi Wolbachia. Kết quả chi tiết của thử nghiệm sẽ được trình bày kỹ hơn tại một hội nghị khoa học quốc tế vào tháng 11 tới.
WMP cho biết vi khuẩn Wolbachia được tìm thấy trong tế bào của 60% côn trùng trên hành tinh, bao gồm cả bướm đêm và một số loài muỗi khác. Song chúng không tồn tại tự nhiên trong cơ thể muỗi vằn.
Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết tăng đáng kể trong thập kỷ qua, từ 1,2 triệu ca năm 2010 lên 4,2 triệu ca năm 2019, theo WHO. Tổ chức cho biết khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
Có hai lý do chính dẫn đến điều này. Đầu tiên, muỗi vằn có xu hướng sống gần khu đô thị. Khi dân số thành phố phát triển, muỗi có cơ hội kiếm ăn và sinh sản. Thứ hai, biến đổi khí hậu đã mở rộng phạm vi hoạt động của muỗi xa hơn về phía bắc. Điều này có nghĩa sốt xuất huyết bắt đầu quay trở lại những vùng mầm bệnh đã biến mất.
Yếu tố khác bao gồm quy hoạch đô thị kém, dịch vụ công và cơ sở hạ tầng như nước máy thiếu thốn. Việc đi lại, buôn bán ngày càng phát triển, tạo điều kiện môi trường cho muỗi vằn sinh sản tại các khu vực trước nay không có bệnh.
"Sự gia tăng nồng độ khí thải nhà kính trên toàn cầu đang làm tăng nhiệt độ bề mặt cũng như tốc độ nhân lên, khả năng sống sót của virus, tỷ lệ sinh sản và cắn phá của muỗi. Điều này dẫn đến các mùa dịch kéo dài, cho phép sốt xuất huyết lây lan đến những vùng cao hơn", phó giáo sư Rachel Lowe, thành viên của Hiệp hội Hoàng gia Dorothy Hodgkin có trụ sở tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, cho biết.
Chuyên viên làm việc tại phòng thí nghiệm của WMP. Ảnh: SCMP
Rất khó để đưa ra con số chính xác về tổng số ca nhiễm sốt xuất huyết hàng năm trên toàn cầu, vì phần lớn trường hợp không có triệu chứng, do đó không được báo cáo hoặc bị phân loại sai. Theo WHO, trong số 390 triệu ca nhiễm sốt xuất huyết mỗi năm, ước tính chỉ khoảng 96 triệu ca có biểu hiện.
Triệu chứng của sốt xuất huyết bao gồm buồn nôn, nôn mửa, phát ban, đau nhức cơ thể. Dù ít phổ biến, một số bệnh nhân nặng có thể bị ra máu nghiêm trọng, suy tạng hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thử nghiệm do WMP thực hiện có quy mô lớn nhất cho đến nay. Nhóm nghiên cứu tự hào về kết quả thu được, nói rằng việc giảm 77% các ca sốt xuất huyết là "đáng kể và quan trọng". Việc thả muỗi trong cộng đồng đòi hỏi sự tin tưởng rất lớn từ phía người dân, đặc biệt là sau nhiều năm vận động nhân cao nhận thức.
"Cộng đồng nơi chúng tôi làm việc đã quen sống chung với bệnh sốt xuất huyết. Nhiều người dân đã nhiễm hoặc có người thân nhiễm sốt xuất huyết. Chúng tôi nhận thấy rằng một khi họ hiểu biện pháp Wolbachia và những gì chúng tôi cố gắng đạt được, họ sẽ ủng hộ nhiệt tình, mạnh mẽ", ông Cameron Simmons, giám đốc WMP tại Châu Đại Dương, cho biết.
Tại Việt Nam, từ năm 2013 muỗi mang vi khuẩn Wolbachia cũng được thả ở đảo Trí Nguyên, Nha Trang, phục vụ dự án nghiên cứu tiêu diệt mầm bệnh sốt xuất huyết. Tháng 6 năm nay, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tiếp tục được thả ở 15 phường tại Nha Trang. Dự án đến nay đang trong quá trình nghiên cứu.
5 biện pháp đơn giản điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt Có nhiều thói quen trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Sau đây là 5 cách đơn giản giúp bạn điều chỉnh chu kỳ "đèn đỏ". Chậm kinh hoặc kinh nguyệt không đều xảy ra nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn 28 ngày. Nó có thể do rối loạn ăn uống, giảm...