Nhiều người bỏ phương tiện khi vi phạm nồng độ cồn
Đây là thông tin được Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết tại họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố diễn ra chiều 11/1.
Theo đó, CSGT Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quân thực hiện nhiều chuyên đề xử lý các lỗi vi phạm chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, đặc biệt là xử lý chuyên đề liên quan nồng độ cồn. Trong năm 2023, CSGT Công an thành phố phát hiện, xử lý 651.585 trường hợp vi phạm, tạm giữ 1.537 ô tô, 153.493 xe mô tô, xe máy và 1.283 xe 3, 4 bánh; trong đó có 128.149 trường hợp điều khiển xe ô tô, mô tô vi phạm liên quan nồng độ cồn (chiếm khoảng 19,67% tổng số vi phạm về giao thông). Do mức phạt các lỗi này tương đối cao (đôi khi cao hơn giá trị phương tiện vi phạm) và có hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe nên không ít người vi phạm đã bỏ phương tiện, làm gia tăng số lượng phương tiện bị tạm giữ tại các kho, bãi.
CSGT Công an TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra nồng độ cồn dịp cuối năm.
Hiện nay, diện tích kho bãi chưa đáp ứng nhu cầu tiếp nhận tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nhiều đơn vị CSGT còn tận dụng khoảng trống tại trụ sở để làm nơi tạm giữ phương tiện vi phạm. Phòng CSGT đánh giá, hiện nay còn thiếu khoảng hơn 10.000 m2 kho, bãi để tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.
Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết, Công an thành phố đã tiến hành rà soát và chuyển danh sách 37 trường hợp cán bộ, công nhân viên chức, hợp đồng lao động và lực lượng vũ trang (trong đó có cả Công an) vi phạm nồng độ cồn cho cơ quan chủ quản xem xét, kiểm điểm. Nhìn chung, tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vi phạm nồng độ cồn chiếm tỉ lệ nhỏ (37/128.149, bằng khoảng 0,0289% trên tổng số vi phạm). Đặc biệt, thời gian gần đây không còn phát hiện trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vi phạm nồng độ cồn
Người dân có quyền yêu cầu CSGT thay ống thổi nồng độ cồn
"Nếu người dân phát hiện lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) kiểm tra nồng độ cồn không thay ống thổi mới thì có thể yêu cầu thay ống thổi khác".
Thông tin trên được Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết tại buổi họp báo chiều 14/12.
Theo ông Hà, hiện nay, công tác kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng CSGT thực hiện theo hai bước kiểm tra định tính và kiểm tra định lượng.
Cụ thể, CSGT khi dừng, kiểm tra phương tiện yêu cầu thổi một hơi thở định tính (tốn khoảng 3-5 giây), nếu không phát hiện nồng độ cồn, người điều khiển phương tiện được tiếp tục hành trình tham gia giao thông.
Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin tại buổi họp báo
Trong trường hợp phát hiện vi phạm, CSGT sẽ yêu cầu người vi phạm đưa phương tiện vào khu vực xử lý. Tại đây, Cảnh sát dùng máy đo định lượng nhằm xác định mức độ vi phạm và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện theo quy định.
"Trong quá trình kiểm tra nồng độ cồn, nếu người dân phát hiện lực lượng CSGT không thay ống thổi mới có thể yêu cầu thay ống thổi khác", ông Hà cho biết.
Cũng theo Thượng tá Hà, nếu người dân, phóng viên...phát hiện đơn vị CSGT, cá nhân nào thực hiện không đúng quy định về kiểm tra nồng độ cồn thì báo về Công an TP để chấn chỉnh, xử lý.
Hôm nay, CSGT tước bằng lái 2.200 tài xế vi phạm Trong 1 ngày, CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 10.300 trường hợp vi phạm, trong đó có 2.393 lái xe vi phạm nồng độ cồn. CSGT kiểm tra nồng độ cồn tài xế lái xe trên đường. Ngày 11/1, đại diện Cục cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, hôm nay (11/1), ngày đầu tiên CSGT toàn quốc...