Nhiều người bị chẩn đoán nhầm u não, ung thư… do mắc bệnh giun sán
Thống kê của Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho hay có không ít trường hợp bệnh nhân nhiễm sán lợn, làm tổ trên não, trong gan nhưng bị chẩn đoán nhầm u não, ung thư gan…
dẫn đến phẫu thuật nhầm.
Một bệnh nhân nhiễm sán lợn đang điều trị tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. (Ảnh: PV/Vietnam )
Thống kê của Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) cho thấy những năm gần đây ghi nhận gia tăng trường hợp nhiễm sán lợn, sán lá gan, sán dây do ăn tiết canh hoặc ăn rau sống, gỏi cá, thịt tái… và nhiễm giun, sán dây do lây từ chó mèo ( thú cưng).
Đáng lưu ý khi không ít trường hợp bệnh nhân nhiễm sán lợn, làm tổ trên não, trong gan nhưng bị chẩn đoán nhầm u não, ung thư gan… dẫn đến phẫu thuật nhầm.
Bệnh do ký sinh trùng ngày càng gia tăng
Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho hay những năm gần đây các bệnh do ký sinh trùng ngày càng gia tăng.
Thống kê trong năm 2024 của bệnh viện cho thấy, trong số các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, nhiều nhất là mắc ấu trùng giun đũa chó, có đến hơn 19.500 lượt khám, tăng hơn 25%. Có hơn 2.200 lượt khám vì bệnh sán dây chó, tăng hơn 174%, bệnh giun đầu gai với 156 lượt khám, tăng 105%.
Trong 2 tháng đầu năm 2025, Bệnh viện tiếp nhận điều trị 22 ca mắc ấu trùng sán lợn, 17 ca sán lá gan lớn, 01 ca sán lá phổi, 04 ca giun lươn, 01 ca sán lá gan nhỏ; 02 ca sốt rét, 01 ca sán dây chuột…
Video đang HOT
Đáng chú ý có cả những bệnh hiếm gặp như nhiễm giun rồng. Từ năm 2021 đến nay, ghi nhận 24 trường hợp tại 5 tỉnh thành gồm Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa và Lào Cai.
Bệnh nhân N.V.H. 62 tuổi ở Hiệp Hòa, Bắc Giang đi chụp X-quang, phát hiện nhiều đốm trắng là những ổ sán lợn ký sinh trên phần mềm của cánh tay nên được chuyển đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ điều trị. Ông H. cho hay năm 2018 ông từng bị đau đầu dữ dội, được một bệnh viện tuyến Trung ương chụp cộng hưởng từ, chẩn đoán là u não. Sau khi phẫu thuật mới phát hiện khối u đó là những ổ sán lợn. Trước đó gia đình nuôi lợn, khi giết lợn, ông hay ăn tiết canh, rau sống. Đến nay ông lại bị tái phát bệnh.
Một trường hợp khác là ông bệnh nhân V.K. 66 tuổi ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang chia sẻ bị đau khớp tay, khi đi chụp X-quang, bác sỹ chẩn đoán có nhiều sán ở phần mềm. Khi khám chuyên sâu thì phát hiện sán đã lên não. Trước đó, ông có hay ăn ăn tiết canh, gỏi cá, rau sống…
Không chỉ gia tăng số ca nhiễm sán lợn, sán lá gan, tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ còn ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm giun sán do lây từ thú cưng (chó, mèo).
Bệnh nhân V.N, 9 tuổi đang điều trị tại bệnh viện do bị nhiễm giun sán trong tình trạng nặng, dẫn tới tổn thương gan.
Bố bệnh nhân N. cho hay nhà có nuôi 1 con chó. Bé N. hay vuốt ve chó. Khi cháu có các biểu hiện bị đau bụng dữ dội nên nhập viện và đã điều trị hơn 1 tuần.
Bệnh nhân V.N nhiễm sán lá gan từ chó mèo đang điều trị tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. (Ảnh: PV/Vietnam )
Trường hợp bệnh nhân D. nam 48 tuổi, tại thành phố Hòa Bình (Hòa Bình) nhiễm giun rồng. Trong sinh hoạt, bệnh nhân có thói quen hay ăn gỏi cá, rau sống, gia đình nuôi chó nhiều năm nay.
Ban đầu, bệnh nhân có biểu hiện ngứa ở đầu gối trái, đùi phải, lưng, gãi và nổi sần trên mặt da lầm tưởng là bị dị ứng và thường xuyên bôi thuốc dị ứng ngoài da. Bệnh nhân D. sau đó dùng thuốc bôi thấy giảm ngứa và các vết xước do gãi se lại đóng vẩy. Bệnh nhân ngứa và cạy vảy ở gối trái ra thấy dây trắng. Bệnh nhân kéo giun ra được 10-15cm, nhưng nghĩ đó là gân nên lấy kéo cắt đi và vứt vào túi rác.
Bệnh nhân H. tới một đơn vị xét nghiệm. Kết quả cho thấy bệnh nhân nhiễm sán chó mèo. Sau đó, bệnh nhân được giới thiệu xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội). Tại đây, anh được chẩn đoán nhiễm giun rồng.
Tiến sỹ Đỗ Trung Dũng – Trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét-Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương) cho biết từ năm 2021 đến nay nước ta ghi nhận 24 trường hợp tại 5 tỉnh thành gồm Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa và Lào Cai. Cả thế giới hiện cũng chỉ ghi nhận vài chục ca mỗi năm, phổ biến tại các nước châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh mới xuất hiện vài năm gần đây. Đây là một trong những loại giun dài nhất trong cơ thể người, từ 70 đến 120cm. Đáng chú ý từ khi nhiễm giun đến khi có triệu chứng là khoảng 12 tháng, trong thời gian này bệnh nhân không có triệu chứng.
Theo bác sĩ Dũng, trước đây nhiễm giun rồng khá phổ biến trên thế giới, nhưng hiện chỉ lưu hành phổ biến ở các nước châu Phi. Hiện nay không có phương pháp chẩn đoán sớm hay điều trị bằng thuốc, mà chỉ đợi giun tự chui ra ngoài, sau đó từ từ lấy giun ra. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại nước ta là ở Yên Bái.
Sau khi nhận được thông tin từ khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương về việc có ca bệnh nhiễm giun rồng (Dracunculus medinensis) tại thành phố Hòa Bình, ngày 25/2, CDC tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế Thành phố Hòa Bình tổ chức điều tra, giám sát ca bệnh.
Phòng nguy cơ nhiễm giun sán từ môi trường
Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết ký sinh trùng sau khi vào cơ thể con người dừng ở đâu thì gây bệnh ở đó, phổ biến là ngoài da, ấu trùng dừng ở da sinh sôi gây tổn thương ngứa da. Vị trí hay gặp nữa là gan, có thể phát triển thành ổ, hình ảnh trên siêu âm có thể nghi ngờ ung thư. Thực tế đã có bệnh nhân mổ để cắt khối u thì phát hiện hóa ra là ổ sán. Tiếp đến là các vị trí như ở não.
Trung bình một năm tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ các bác sĩ phát hiện đến 30 ca bị sán não. Những trường hợp này thường bị chẩn đoán nhầm thành u não, rối loạn tâm thần vì bệnh gây triệu chứng đau đầu, ảnh hưởng đến học tập… Những bệnh nhân nhiễm giun sán, triệu chứng âm thầm và dễ bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh khác.
Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh cho biết qua khảo sát tại nhiều địa phương cho thấy nguy cơ bị nhiễm giun sán từ môi trường sống của người dân rất cao như từ phân của động vật. Trong khi đó nhiều người dân còn có thói quen ăn gỏi, ăn rau sống, ăn tiết canh… là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng xâm nhập cơ thể, gây bệnh… Khi rửa rau, thường trứng giun sán nổi trên mặt nước, do vậy cần rửa dưới vòi nước chảy. Nếu rửa trong chậu thì trứng giun vẫn có thể bám vào rau khi vớt rau lên.
Một nguyên nhân quan trọng khiến bệnh giun sán tái nổi là phong trào nuôi thú cưng đã làm lây giun sán cho những người trong gia đình, phân chó mèo có ấu trùng giun sán thải bừa bãi ra môi trường. Nhiều người trồng rau, nuôi cá sử dụng phân có ấu trùng giun sán, khiến trong cá, rau quả có ấu trùng giun sán và người ăn phải, nên mắc bệnh mà không biết.
Để phòng nhiễm các loại giun sán, ký sinh trùng khác, Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh lưu ý người dân phải ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Giun rồng hay có trong các loại cá nước ngọt, ếch, nhái, rắn…Để phòng bệnh giun rồng, bác sỹ khuyến cáo mọi người ăn chín, uống chín, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Nấu chín kỹ các thực phẩm thủy sinh như ếch, cá, tôm…. Dùng riêng các dụng cụ để chế biến thực phẩm chín và sống như thớt, dao, máy xay, bát, đĩa và vệ sinh tay sau khi chế biến thực phẩm sống. Không cho chó, mèo ăn sống các thực phẩm thủy sinh (ếch, cá, tôm…) chưa được nấu chín…/.
Sai lầm khi rửa rau sống bằng nước muối
Thời gian qua, nhiều bệnh viện đã tiếp nhận điều trị bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó...
do thói quen ăn rau sống.
Để bảo vệ sức khỏe, nhiều người cho rằng, nên ngâm rau sống trong nước muối để làm sạch ký sinh trùng hoặc hóa chất bảo vệ thực vật. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng, biện pháp này không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Ăn rau sống là sở thích của nhiều người bởi sự thơm ngon, lại là giải pháp chống ngán khi mâm cơm có nhiều chất đạm, mỡ. Nhiều món ăn như: Nem rán, bún chả, bún ốc, bún riêu... cũng không thể thiếu một rổ rau sống. Mặt khác, nhiều người cho rằng, ăn rau còn sống mới bảo đảm giữ nguyên hàm lượng vitamin, khoáng chất có trong rau.
Tuy nhiên, thói quen ăn rau sống cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun, sán và ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do người trồng rau có tập quán dùng nước thải, nước phân tươi tưới rau. Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip... Thậm chí, nếu người trồng sau khi phun thuốc trừ sâu lại cách ly và thu hoạch không đúng quy định cũng khiến cho rau, củ, quả còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật khi đến tay người tiêu dùng.
Trước thực tế đó, nhiều người đã lựa chọn cách ngâm rau, củ, quả vào muối trước khi sử dụng. Bởi họ cho rằng, muối là một trong những chất có tính sát khuẩn tự nhiên mạnh, lại thân thiện với sức khỏe con người.
Đề cập đến thói quen này, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Ôxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) cho biết, đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định việc rửa rau bằng muối này giúp loại bỏ được ký sinh trùng và hóa chất tồn dư. Hơn nữa, cách ngâm rau với nước muối quá lâu còn làm rau dập nát, mất đi các vitamin, khoáng chất. Thậm chí, khi rau được ngâm trong nước muối vô tình làm tăng hàm lượng muối đưa vào cơ thể, về lâu dài không tốt cho tim mạch, gây tăng huyết áp.
Để rửa rau đúng cách, theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, nên rửa rau dưới vòi nước chảy mạnh để loại bỏ hóa chất tồn dư, ký sinh trùng, trứng giun sán bám trên rau. Đặc biệt lưu ý, khi rửa rau, nên rửa lần lượt từng lá. Để phòng nhiễm ký sinh trùng từ rau sống, vị chuyên gia khuyến cáo tốt nhất không nên ăn rau sống, nhất là khi đi ăn ở hàng quán, hay những quán ăn vỉa hè bị hạn chế về nguồn nước sạch và không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo, tốt nhất với rau củ quả khi mua về, đem nhặt sạch sau đó rửa bằng nước sạch nhiều lần. Nên rửa khoảng 4-5 lần nước sạch. Ngoài ra, nên dùng chậu đầy nước để rửa rau và loại bỏ đất cát bám trên đó. Sau đó có thể rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần sẽ hữu ích cho việc rửa trôi bụi bẩn và hóa chất.
Liên quan đến vấn đề này, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng lưu ý, việc rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu. Còn việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không bảo đảm loại trừ sạch mầm bệnh. Qua một số thí nghiệm cho thấy, trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, củ, quả giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần. Do đó, nên áp dụng cách rửa rau sống bằng nước sạch nhiều lần rồi vớt rau vẩy ráo trước khi ăn.
Cau tươi có tác dụng gì đặc biệt mà nhiều người chi cả lượng vàng để sở hữu? Quả cau tươi gồm có hai phần là phần vỏ và phần hạt (được gọi chung là quả cau). Không chỉ có ý nghĩa trong giao tiếp (trong tục lệ ăn trầu), quả cau còn có nhiều tác dụng chữa bệnh... Hiện trên thị trường cau tươi có giá rất cao gần 100.000/1 kg cau. Đây cũng là mức giá cao kỷ lục,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nực

Rau ngổ có tác dụng gì với sức khỏe?

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

Bác sĩ Bệnh viện K ký cam kết 'bàn tay sạch' khi chăm sóc người bệnh

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm
Có thể bạn quan tâm

Hành trình truy bắt hai anh em ruột cướp tiệm vàng ở Hóc Môn
Pháp luật
15:26:40 06/05/2025
TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"
Tin nổi bật
15:23:15 06/05/2025
Nhan sắc nóng bỏng của mỹ nhân kém 25 tuổi đang hẹn hò với Tom Cruise
Sao âu mỹ
15:21:53 06/05/2025
Chị em Blackpink tương tàn ở Met Gala, Jennie vẫn như nấm lùn, lại bị dìm
Sao châu á
15:19:13 06/05/2025
Mẹ bé Bắp bất ngờ xóa hết bài đăng trên trang cá nhân, ẩn kênh TikTok? Chuyện gì đang xảy ra?
Netizen
15:18:25 06/05/2025
Hoa hậu Thanh Thuỷ: "Tôi không phải là người bất chấp mọi thứ để đạt được mục đích"
Sao việt
15:14:36 06/05/2025
Drama lớn nhất Baeksang 2025: 1 mỹ nhân khiến 10 triệu người phẫn nộ "giải thưởng này không công bằng"
Hậu trường phim
15:01:58 06/05/2025
Công cụ chuyển đổi giọng nói hơn 50 ngôn ngữ của Google, có tiếng Việt
Thế giới số
14:53:38 06/05/2025
Pakistan liên tục thử tên lửa giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ
Thế giới
14:48:24 06/05/2025
Người yêu cũ Pháo: "Tôi đã ổn hơn và có bạn gái rất xinh"
Nhạc việt
14:28:30 06/05/2025