Nhiều người bị bệnh đau đầu “hành hạ” trong mùa hè, nguyên nhân có thể không đơn giản mà do 5 bệnh nghiêm trọng
Ngạt mũi, đau đầu là một trong những triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh và dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi và đau đầu. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ mùa đông thời tiết lạnh giá chúng ta mới dễ bị cảm lạnh và đau đầu. Nhưng thực tế, ngay cả vào mùa hè, nhiều người cũng bị căn bệnh đau đầu hành hạ.
Đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm xoang do vi khuẩn, đau nửa đầu hoặc nhiễm trùng tai.
Phòng ngừa đau đầu là việc làm rất quan trọng và để phòng bệnh tốt thì quan trọng nhất là phải nắm được nguyên nhân. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ngạt mũi và đau đầu:
Viêm xoang
Viêm xoang có thể là nguyên nhân gây ngạt mũi và đau đầu.
Viêm xoang là một bệnh nhiễm trùng khiến chất nhầy tích tụ trong xoang và dẫn tới sưng đau. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng xoang cấp tính thường giống với cảm lạnh.
Trong khi đó, cảm lạnh cũng góp phần làm sưng xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và tích tụ nước mũi. Theo AAAAI, nếu tình trạng này xuất hiện 3 lần trong một năm, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với viêm xoang mãn tính.
Ngoài ngạt mũi và đau đầu, viêm xoang còn dẫn tới một loạt các triệu chứng khó chịu khác như ho, mệt mỏi, sốt, cảm thấy áp lực quanh mắt, trán hoặc mũi, đau răng và dịch mũi chuyển màu.
Cảm lạnh
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ngạt mũi là triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh. Hơn nữa, một số người cũng có thể bị đau đầu do tình trạng này.
Các triệu chứng khác của cảm lạnh bao gồm ho, tức ngực nhẹ, mệt mỏi, đau họng, sốt và đau nhức cơ thể.
Để điều trị cảm lạnh, bạn cần nghỉ ngơi thường xuyên và bổ sung đủ chất lỏng. Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp chống lại các triệu chứng của cảm lạnh.
Nếu các triệu chứng cảm lạnh không biến mất sau 10-14 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang.
Video đang HOT
Cúm
Cúm là một bệnh về đường hô hấp do virus gây nên. Ngoài ngạt mũi và đau đầu, tình trạng này còn dẫn tới những triệu chứng khác như ho, đau họng, đau cơ, mệt mỏi và sốt. Một số người có khả năng bị nôn mửa và tiêu chảy, dù hiện tượng này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.
Nếu không điều trị kịp thời, cúm sẽ phát triển và gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Bạn nên đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu khó thở, đau ngực, chóng mặt, co giật, đau cơ nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Nếu thuốc không đem lại hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê thuốc chống dị ứng.
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)
Virus hợp bào hô hấp gây nên các bệnh nhiễm trùng mũi, phổi và họng. Mặc dù mọi người đều có khả năng nhiễm virus RSV, tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em. Trên thực tế, đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản ở trẻ.
Mọi người đều có thể điều trị RSV tại nhà và bệnh thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Sử dụng thuốc cảm lạnh sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
CDC cho biết, người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người sở hữu hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ mắc cao và nên đi khám bác sĩ nếu cảm thấy khó thở.
Nhiễm trùng tai
Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm mất thính lực, chảy mủ tai, sốt, khó ngủ và gặp vấn đề về khả năng cân bằng.
Cả virus và vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng tai. Hơn nữa, dịch nhầy từ tai có khả năng rò rỉ vào đường mũi, dẫn tới viêm mũi. Một số biện pháp khắc phục tại nhà như chườm nóng, bổ sung nước, dùng thuốc thông mũi không kê đơn có thể làm giảm triệu chứng của nhiễm trùng tai.
Nếu các phương pháp này không đem lại hiệu quả, mọi người nên đến gặp chuyên gia y khoa để được tư vấn.
[ẢNH] Bỏ túi những bí quyết giúp bạn giữ gìn sức khỏe khi ngồi máy lạnh thường xuyên
Máy lạnh là lựa chọn hoàn hảo trong những ngày nắng nóng, không chỉ tạo môi trường mát mẻ mà còn giúp tăng hiệu quả làm việc của mọi người.
Tuy nhiên, dùng máy lạnh thường xuyên và không đúng cách lại gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể như mất nước, người mệt mỏi, đau đầu, ảnh hưởng đường hô hấp... Sau đây là một số lưu ý quan trọng để giữ gìn sức khỏe khi thường xuyên ngồi trong máy lạnh.
Máy lạnh được xem là vật dụng không thể trong các gia đình, văn phòng, bệnh viện hay trường học trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích tạo ra, máy lạnh cũng để lại không ít bất cập cho con người nếu sử dụng không đúng cách
Các chuyên gia cho biết, những người làm việc trong phòng máy lạnh thường xuyên và kéo dài trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp gấp 2,5 lần so với người làm trong môi trường tự nhiên
Các triệu chứng hay mắc phải khi ngồi trong máy lạnh thường xuyên như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản...
Do đó, bạn cần lưu ý tới vấn đề thông gió, mỗi ngày nên mở cửa sổ trong một khoảng thời gian nhất định để không khí trong phòng được lưu thông
Vị trí lắp đặt máy lạnh cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người dùng
Bạn nên lắp trên cao để có thể khai thác được tối đa công suất hoạt động, đồng thời việc này cũng giúp máy lạnh tránh được các tác nhân gây hại như nước, lửa, chất độc hại làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của điều hòa
Không chỉ vậy, lắp ở vị trí quá thấp sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, bởi không khí từ máy lạnh sẽ thổi trực tiếp vào người dùng, tạo ra những cảm giác khó chịu, ho, viêm họng...
Đồng thời, bạn cũng nên chú ý làm sạch máy 2 tuần/lần và thỉnh thoảng nên bật quạt thông gió trong lúc đang ngồi máy lạnh để không khí trong phòng được thông thoáng
Tiếp đến là thời gian sử dụng. Bạn tuyệt đối không bật máy lạnh liên tục 24/24. Việc này không chỉ khiến thiết bị làm việc quá tải mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng
Cách sử dụng an toàn nhất là cứ 8-10 tiếng đồng hồ thì cho thiết bị nghỉ trước khi vận hành trở lại, việc này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị
Ngoài ra các chuyên gia khuyến cáo, người dùng chỉ nên duy trì nhiệt độ trong phòng ở từ 26-28 độ, bởi đây là mức nhiệt an toàn và phù hợp với cơ thể người dùng. Không nên để nhiệt dưới 16 độ vì dễ gây ra nhiều phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng
Đồng thời, bạn cũng nên ra ngoài "đổi gió" sau mỗi giờ ngồi làm việc trong phòng máy lạnh
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, trước khi ra khỏi phòng máy lạnh, hãy đứng ở cửa sổ hoặc cửa ra vào vài phút để cơ thể thích ứng với môi trường bên ngoài, tránh xảy ra các trường hợp xấu do sự chênh lệch nhiệt độ gây nên
Ngồi trong phòng máy lạnh thường xuyên sẽ không tránh khỏi sự mất cân bằng về độ ẩm của làn da, vì vậy hãy chú ý uống nhiều nước ấm, nên đặt một chậu nước trong phòng để đảm bảo độ ẩm luôn ở ngưỡng an toàn
Không hút thuốc lá trong phòng lạnh, vì việc này sẽ làm các loại vi khuẩn, virut có cơ hội phát triển, gây ra nhiều bệnh cho người dùng
Khi giải lao nên xoa nóng hai vành tai, xát mạnh vùng gáy, xát hai bàn tay và hai bàn chân ấm lên, tự hít thở thật sâu trong tư thế toàn thân thư giãn, động tác này sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và sảng khoái hơn
Bạn cũng nên dự trữ các loại thực phẩm có tính chất ôn ấm để phòng tránh nhiễm lạnh như kẹo gừng, trà gừng, ô mai...
[ẢNH] 5 thói quen làm mát cơ thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn Mùa hè tới đem theo nắng nóng gây khó chịu cho cơ thể con người. Nhiều người để tránh nóng, làm mát và giải nhiệt cho cơ thể đã sử dụng nhiều cách như uống nước đá, sử dụng quạt máy, điều hòa, tắm... Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, nếu làm mát cơ thể không đúng cách có thể...