Nhiều người bệnh phải trả tiền cho dịch vụ giả tạo
Người bệnh đang bị móc túi hàng chục tỉ đồng từ tình trạng lạm dụng dịch vụ, thuốc… khi thống kê 6 tháng đầu năm ngoái cho thấy, nhiều bệnh nhân phải trả tiền cho năm loại thuốc bổ trợ, không có tác dụng chữa bệnh.
Nhiều dịch vụ kỹ thuật cao đang bị lạm dụng để thu tiền người bệnh
Dịch vụ siêu nhanh
Ông Nguyễn Tá Tỉnh, phó trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội VN, đơn cử tại hầu hết bệnh viện của tỉnh Phú Thọ, chi phí xét nghiệm, chụp chiếu chẩn đoán lên đến 35-50%/tổng chi khám chữa bệnh. Theo ông Tỉnh, tại một bệnh viện tỉnh này, một máy siêu âm dùng cho 290-300 bệnh nhân/ngày, trong khi yêu cầu tối thiểu một ca siêu âm ổ bụng cần 6 phút, một ca siêu âm tim cần 25 phút.
“Thầy thuốc không cần ăn, uống, ngủ nghỉ mà làm việc 24/24g cũng không thể thực hiện được 300 ca siêu âm/ngày. Chúng tôi đặt ba phiếu kết quả siêu âm ổ bụng, tim, siêu âm xuyên sọ của cùng một bệnh nhân cho thấy thời gian tổng cộng chỉ trong vòng 10 phút. Chỉ dúi dúi đầu dò vào bệnh nhân thì làm sao có thể chẩn đoán bệnh! Bệnh nhân đã nhận được dịch vụ giả tạo”, ông Tỉnh bất bình nói.
Theo tổng hợp của Bảo hiểm xã hội VN tại 25 địa phương trong đó có Hà Nội, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2011, năm loại thuốc bổ trợ(Glutathion tiêm, Ginko Biloba uống, Glucosamin uống, Arginin uống và L-Ornithin-L-aspartat tiêm) được kê cho bệnh nhân cũng có giá bất thường. Trong đó, giá Ginko Biloba uống (cùng loại biệt dược) trúng thầu vào các bệnh viện có thể chênh lệch đến… 12 lần. Người bệnh phải trả từ 5-11,84% tiền thuốc cho các thuốc bổ trợ này. So sánh cùng loại hoạt chất, các thuốc có giá cao được thầy thuốc chỉ định sử dụng nhiều hơn và thường chỉ định theo tên thương mại, trái quy định của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Bối rối xử lý
Từ năm 2010, thực hiện Luật BHYT, trên 90% người có thẻ bảo hiểm y tế phải cùng chi trả 5-20% phí khám chữa bệnh. Vì vậy chi tiêu y tế lãng phí không còn là “cha chung không ai khóc”, mà đánh thẳng vào tiền túi người dân. Chưa kể nhóm gần 40% người bệnh chưa có thẻ BHYT sẽ bị “móc túi” khi chi phí khám chữa bệnh bị đội lên không cần thiết.
Theo đánh giá tác động của việc tăng viện phí của Bảo hiểm xã hội VN và Bộ Y tế, kể từngày 15/4 khi áp dụng mức giá mới ở 447 dịch vụ y tế mới được điều chỉnh giá, chi phí khám chữa bệnh nói chung sẽ cao hơn hiện hành khoảng 30%, do hầu hết các dịch vụ mới được điều chỉnh giá đều thuộc nhóm dịch vụ cơ bản, tần suất sử dụng nhiều… Nếu tiếp tục chỉ định dịch vụ và thuốc như hiện nay, chi phí khám chữa bệnh sẽ tiếp tục tăng cao và phần chi phí bị lãng phí cũng tỉ lệ thuận theo.
Năm 2011, Bộ Y tế cho biết tổng số xét nghiệm, chụp chiếu tăng 12-15%, trong khi số bệnh nhân khám chữa bệnh chỉ tăng 6,7%, chứng tỏ vẫn còn những chỉ định thừa, chỉ định lạm dụng. Nhưng xử lý thế nào vẫn còn là câu hỏi khó trả lời, vì chỉ định dịch vụ y tế là quyền của thầy thuốc.
Theo Lan Anh
Tuổi trẻ
Chồng tiêu phóng tay
Những người vợ có chồng "đếm củ dưa hành" khổ sở thì làm vợ của những anh chồng "vung tay" cũng ức chế.
Xót ruột vì chồng bao trọn gói chuyến du lịch cho cả nhà anh bạn, Trâm cằn nhằn suốt bữa ăn. Chồng Trâm nhăn nhó: &'Biết rồi, nói lắm' nhưng Trâm thừa hiểu tính chồng, bởi đây không phải lần đầu.
Yêu nhau từ hồi sinh viên, Trâm quá rõ chồng mình phóng khoáng thế nào, nhất là những "vụ" ăn uống, thết đãi bạn bè. Kết hôn xong, vì chồng luôn "vung tay" trong chi tiêu nên không ít lần Trâm thấy phiền lòng. Mấy lần, Trâm định "tóm" hết lương tháng của chồng để anh xã không có khoản dôi dư nào mà tiêu xài theo ý. Tuy nhiên, kế hoạch đó thất bại vì giữ được khoản này thì chồng Trâm lại "lòi" ra khoản khác, do tính chất công việc của chồng.
"Hóa đơn điện, nước, internet rồi truyền hình cáp hàng tháng, chồng mình luôn làm tròn số, không bao giờ lấy lại tiền thừa. Đi mua gì thì không thèm... mặc cả, người ta nói bao nhiêu cũng tươi cười... rút ví" - Trâm kể.
Chưa kể, nếu hàng xóm có sang mượn cái bật lửa, con dao thì bảo cầm luôn mà dùng, không phải trả vì nhà thừa dao, thừa bật lửa dù bật lửa chỉ có mỗi cái đó. Có ai sang xin củ gừng, quả ớt thì cho luôn cả chùm, mặc kệ ngày mai hết, Trâm phải bỏ tiền đi mua. Biết chồng kiếm được tiền, không để vợ con thiếu thốn, cũng lo vẹn tròn nghĩa vụ hai bên nội - ngoại nhưng kiểu chi tiêu của chồng thế này khiến Trâm thấy "nguy hiểm". Trâm đã góp ý nhiều lần nhưng không ăn thua.
Hoài (27 tuổi, nhân viên kế toán ở Hà Nội) tính vốn tiết kiệm. Vậy mà chẳng hiểu thế nào lại kết hôn với một anh rất rộng rãi. Biết đến cơ quan, chồng Hoài hay "bao" mấy đồng nghiệp đi ăn sáng, Hoài nhất quyết đòi chồng phải ăn uống tại nhà nhưng chồng Hoài không chịu. Chưa hết bực mình nên Hoài lén cất toàn bộ tiền mặt và thẻ ATM trong ví của chồng để chồng không còn sẵn mà rút tiền bao đồng nghiệp nhưng bị chồng phát hiện.
"Có lúc lão nhà mình còn bị bạn bè lợi dụng vì hào phóng quá. Đám bạn lão ý ăn uống gần xong thì gọi lão ấy đến để trả tiền. Biết vậy mà còn hào hứng trả rồi về hồ hởi kể cho vợ mới chán chứ" - Hoài ngao ngán nói.
Hoài bảo, không ít lần Hoài nghĩ tới ly hôn vì không chịu nổi "triết lý" "xởi lởi trời cho" của chồng. Hoài không đến nỗi kiểm soát chồng gắt gao nhưng cái kiểu "coi tiền như lá mít" rồi "đời được mấy tý" của chồng thì chẳng mấy mà rỗng túi. Tuy nhiên, thấy chồng hay mua sắm cho vợ con, sang sửa nhà cửa, đi đâu cũng có quà cho họ hàng hai bên thì Hoài lại không đành bỏ chồng.
So với phụ nữ, nam giới bao giờ cũng được biết tới với tính cách rộng rãi trong chi tiêu. Tuy hào phóng là tốt nhưng cũng nên "đủ dùng", nếu không sẽ thành sĩ diện, hoang phí quá mức, ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc gia đình, thậm chí còn làm khổ vợ, khổ con.
Những người vợ có chồng "đếm củ dưa hành" khổ sở thì làm vợ của những anh chồng "vung tay" cũng ức chế, mệt mỏi, thậm chí là sợ hãi lo lỡ sa cơ thì biết trông cậy vào ai... Cách tiêu tiền thuộc về tính người, do thói quen, do kiếm được nhiều tiền hay ảnh hưởng từ môi trường sống... Một khi đã kết hôn thì vợ chồng nên hoạch định với nhau về chuyện chi tiêu. Chẳng hạn, với mức thu nhập thế này của mỗi bên thì hàng tháng sẽ góp sinh hoạt, nuôi con, tiết kiệm... bao nhiêu, chi tiêu cho bản thân bao nhiêu cho phù hợp. Vợ chồng nên góp ý cách chi tiêu của đối phương để cả hai biết điều chỉnh, rút kinh nghiệm.
Nếu người chồng kiếm được nhiều tiền thì người vợ khéo léo để chồng góp "quỹ gia đình" nhiều hơn, nhằm hạn chế tối đa có tiền mà tiêu hoang. Tuy nhiên, cũng tránh chèn ép hay khiến chồng bị gò bó, bởi một khi cảm thấy bức bối thì người chồng sẽ tìm cách "vùng vẫy", nói dối vợ để có "quỹ đen" tiêu riêng...
Khuyến khích chồng mua sắm cho con cái, sắm sửa vật dụng cho gia đình, lo tiền hiếu hỉ, thăm hỏi, giúp đỡ họ hàng hai bên cũng là cách hào phóng có ích.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cửu Âm Chân Kinh sẽ thu phí giờ chơi Đây là xác nhận chính thức từ Hao Han, trưởng bộ phận phát triển trò chơi thuộc Snail Game. Như vậy, khi thương mại hóa trong thời gian tới, Cửu Âm Chân Kinh sẽ buộc game thủ phải trả tiền theo giờ chơi (P2P). Thời gian trò chơi bước vào thương mại hóa tại Trung Quốc dự kiến diễn ra cuối năm nay....