Nhiều nghị sĩ Ý lo ngại hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Tại Hội thảo về Luật biển quốc tế do Bộ Ngoại giao Ý, Thượng viện Ý và Viện nghiên cứu quốc tế Ý (CESI) phối hợp tổ chức ngày 28/5, các nghị sĩ nước này đã bày tỏ quan ngại về những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát biểu tại hội thảo, Thượng nghị sĩ Pierferdinando Casini – Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Ý – tuyên bố Ý quan ngại sâu sắc về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Vấn đề Biển Đông cần được giải quyết thông qua các biện pháp và đối thoại hòa bình, trên cơ sở tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982″, ông Casini nói.
Thượng nghị sĩ Casini là một trong những chính khách có ảnh hưởng và uy tín lớn nhất ở Ý.
Ông cũng cho biết Ủy ban đối ngoại Thượng viện Ý ủng hộ và hoan nghênh tuyên bố của Văn phòng Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) đưa ra ngày 8/5 về vấn đề này.
Tuyên bố của EU nhấn mạnh sự quan ngại về những rắc rối liên quan đến hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuyên bố cũng cho rằng các hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh trong khu vực.
Video đang HOT
Trong các ngày 14 và 16/5, các nghị sĩ khác của Ý cũng đã bày tỏ quan ngại về các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong phát biểu ngày 16/5, Hạ nghị sỹ Enzo Amendola – lãnh đạo phe đa số đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Matteo Renzi tại Ủy ban đối ngoại Hạ viện Ý – cho rằng mọi hành động đơn phương trên Biển Đông sẽ đe dọa nghiêm trọng an ninh khu vực, một trong những trung tâm phát triển kinh tế thế giới.
Để giải quyết những căng thẳng ở Biển Đông, theo ông, cần thúc đẩy các bên liên quan tìm kiếm giải pháp hòa bình, thực hiện hợp tác phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển nhằm tiếp tục bảo đảm tự do hàng hải.
Trước đó hai ngày, Thượng nghị sĩ Antonio Razzi – Thư ký thường trực Ủy ban đối ngoại Thượng viện – cũng khẳng định Trung Quốc đang tìm cách thăm dò trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, sử dụng các tàu hải quân và ngư chính với mức độ gây hấn và đe dọa tăng dần để ngăn cản các tàu Việt Nam đến gần.
Từ những quan điểm đó, ông Razzi yêu cầu Ngoại trưởng Federica Mogherini nhanh chóng đưa ra các định hướng mà chính phủ Ý dự định tuyên bố liên quan đến những diễn biến trên Biển Đông.
Thượng nghị sĩ Razzi, Casini và Hạ nghị sĩ Amendola là những chính khách cấp cao đầu tiên của Ý đưa ra tuyên bố về căng thẳng tại Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng biển này, vi phạm luật pháp quốc tế cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên ký kết.
Vũ Anh
Theo Dantri
Chính quyền Trung Quốc làm chúng tôi bị tổn thương
Người Hoa nào chúng tôi gặp cũng đều bày tỏ mong muốn lớn nhất là Trung Quốc hãy rút giàn khoan ra khỏi Việt Nam.
Sáng 14/5, tại quán cà phê 004 lô F, chung cư Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5, những người dân là người Việt gốc Hoa hàn huyên chuyện thời sự trong ngày. Trong những câu chuyện đó, nhiều nhất vẫn là chuyện liên quan đến vấn đề biển Đông.
Lên tiếng bảo vệ lẽ phải
Anh Lý Gia Kiên cho biết sáng nay khi bước chân ra đường, mẹ anh đã dặn ra đường phải nói tiếng Việt, không được nói tiếng Hoa vì sợ có người ghét những gì liên quan đến Trung Quốc mà gây gổ với anh. "Tôi nói mẹ yên tâm du mình là ngươi gôc Hoa nhưng đa la công dân của nước Việt Nam, đã yêu và coi Việt Nam là nơi chôn nhau cắt rốn rồi, ai nỡ làm gì mình" - anh Kiên nói.
Anh Hồng A Cường, chủ quán cà phê nói trên, nghe vậy đã tiếp chuyện: "Trung Quốc đưa giàn khoan vô vùng biển của Việt Nam là sai quá rồi. Tôi chỉ mong chính phủ Trung Quốc mau rút giàn khoan trái phép ra khỏi Việt Nam, đừng có gây gổ nữa để cho dân tình ở đây lo làm ăn, sinh sống". Anh Cường cho biết những ngày qua quán của anh vẫn buôn bán bình thường, mọi người đến quán tro chuyên rôm rả hơn vì ai cũng mong biết thông tin ngoài khơi đã được giải quyết tới đâu rồi. Họ rất mong Trung Quốc nhanh rút giàn khoan đi.
Bà Phương Thục Phân đang khấn cho đất nước yên bình, Trung Quốc sớm rút giàn khoan ra khỏi Việt Nam. Ảnh: TM
Chúng tôi đến thăm một người Hoa ở 357 Trần Hưng Đạo, quận 5. Chủ nhà, chị Phương Thục Phân, cùng những thành viên khác trong gia đình đang sửa soạn dọn cúng cho ngày 16 âm lịch hằng tháng. Chờ chị Phân khấn xong, tôi hỏi chị vừa khấn điều gì, chị bảo: "Cũng như mọi lần là mong gia đình bình an, làm ăn phát đạt nhưng lần này lời khấn của tôi có thêm là mong cho đất nước yên bình, cầu cho Trung Quốc mau rút giàn khoan về nước. So với công ước quốc tế về Luật Biển, Trung Quốc đã sai hoàn toàn rồi, đừng để kéo dài sự sai trái thêm nữa". Bà Phân cho biết con trai tên Lạc Vĩ Bang vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự, hiện đang tham gia lực lượng dân quân tự vệ ở phường. "Nếu lỡ có chuyện tồi tệ nhất xảy ra, con trai tôi sẵn sàng tòng quân để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nơi nào đúng thì bảo vệ lẽ phải cho nơi đó thôi".
Gia đình bà Tô Lương Hoa (7 Học Lạc, quận 5) hằng ngày cho thuê mặt bằng kinh doanh. Vừa gặp chúng tôi bà đã nói: "Sáng sáng tôi đi chợ, uống cà phê với mấy bà bạn trong cộng đồng người Hoa. Mấy ngày qua, tụi tôi ở đây rất bức xúc về việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Có những người Hoa còn thấy căm phẫn nữa là khác". Bà nói vì cuộc sống mưu sinh, cha mẹ bà là người Trung Quốc đã đến vùng đất này và được đùm bọc cho tới ngày nay.
Chúng tôi bị tổn thương
Bà Vương Thể Yến (18-20 An Bình, phường 5, quận 5) bày tỏ: "Ở khu phố của tôi có đến 80% dân số là người Hoa. Trong tôi có dòng máu của người Trung Quốc vì ông bà nội tôi là người Trung Quốc. Tôi cũng tự hào vì mình có hai dòng máu Việt-Trung, làm sao không yêu dòng máu ông cha mình được. Nhưng những ngày qua tôi đã rất đau lòng vì thấy chính quyền Trung Quốc quá đáng khi đi giành cái phần đất, phần nước không phải của mình, gây tổn thương cho nhiều người dân Việt Nam, trong đó có chúng tôi".
Người Hoa nào chúng tôi gặp cũng đều có mong muốn lớn nhất là Trung Quốc hãy rút giàn khoan ra khỏi Việt Nam. Họ mong một cuộc sống hòa bình, yên ấm như bao lâu nay. Họ nhắn nhủ với mọi người rằng cộng đồng người Hoa cũng như bao dân tộc khác tại Việt Nam đã yêu đất nước này từ ngày mới lọt lòng tại đây.
Hơn 34% dân số ở phường là người Hoa, đa số họ làm nghề kinh doanh. Trong công tác xã hội, người Hoa luôn đi đầu trong các phong trào chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn. Ông NGUYỄN GIA LONG, Phó Chủ tịch phường 10, quận 5
Theo Thanh Mận
Pháp luật TPHCM
Úc "quan ngại sâu sắc" về những diễn biến trên Biển Đông Ngày 14/5, Bộ Ngoại giao Úc đã ra tuyên bố hoan nghênh và chia sẻ sự "quan ngại sâu sắc" của những tuyên bố do ASEAN lần thứ 24 đưa ra về những diễn biến hiện nay trên Biển Đông. Tàu Trung Quốc sẵn sàng đâm va vào tàu Việt Nam Trong tuyên bố được đăng tải trên trang web của mình vào...