Nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ tẩy chay lễ nhậm chức của Trump
Vài ngày trước lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump, một số nghị sĩ Mỹ cho biết họ sẽ không tham dự sự kiện này. Một số người còn tuyên bố sẽ biểu tình tại khu vực của mình.
CNN cho biết hiện có ít nhất 16 nghị sĩ đã xác nhận họ sẽ không đến Washington ngày 20/1 này để dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Con số 16 nghị sĩ tẩy chay là không nhiều so với 535 thành viên của cả 2 viện tại Quốc hội Mỹ. Tuy nhiên, đây được xem là sự phá vỡ truyền thống. Nhiều người cho rằng các nghị sĩ cần đến dự lễ nhậm chức của tổng thống như biểu hiện tôn trọng đối với nền dân chủ.
Đáng chú ý nhất trong những người tẩy chay lễ nhậm chức của Trump là John Lewis, nghị sĩ đảng Dân chủ đại diện cho bang Georgia. Ông Lewis, vốn là huyền thoại về nhà hoạt động dân quyền, tuyên bố rằng ông không xem Trump là tổng thống “hợp pháp” của Mỹ sau cáo buộc Nga đã can thiệp cuộc bầu cử để giúp Trump chiến thắng.
“Bạn không thể thỏa hiệp với thứ bạn thấy sai”, Lewis nói với đài NBC hôm 13/1.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đáp trả trên Twitter. Ông chỉ trích Lewvis “chỉ nói, không làm” và khuyên nghị sĩ này nên coi sóc khu vực của bản thân trước khi than thở về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử. Dù vậy, trước đó, bản thân Trump cũng thừa nhận ông tin Nga đã tấn công mạng Mỹ nhằm can thiệp cuộc bầu cử.
Bình luận của Trump đã làm dấy lên làn sóng phản đối từ rất nhiều nghị sĩ khác vì Lewis là một nhà hoạt động rất được kính trọng. Tại Quốc hội Mỹ, ngay cả các nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng coi trọng ông.
Việc Trump chỉ trích Lewis đã kéo theo việc 3 nghị sĩ đảng Dân chủ khác, Mark Takano và Ted Lieu, bang California, cùng Yvette Clarke, bang New York, tẩy chay lễ nhậm chức.
Video đang HOT
Trong khi đó, nghị sĩ bang Arizona, ông Raul Grijalva, cho biết sự vắng mặt của mình trong lễ nhậm chức của Trump “không nhằm biểu hiện sự thiếu tôn trọng với tổng thống Mỹ hay với hệ thống chính quyền mà chúng ta có trong nền dân chủ vĩ đại này. Đây là một hành động cá nhân nhằm khước từ sự thiếu tôn trọng mà chính quyền mới đang tỏ ra với hàng triệu người Mỹ”.
Nghị sĩ bang New York Nydia Velazquez cho biết bà sẽ tham dự Cuộc diễu hành Phụ nữ, sự kiện được cho là lớn nhất trong các cuộc biểu tình vào dịp ông Trump nhậm chức.
(Theo Zing News)
Mỹ rót 2,6 triệu USD để "tuồn thông tin" kiểu mới vào Triều Tiên
Tuyên truyền bằng sóng phát thanh Mỹ đã lỗi thời ở Triều Tiên?
Quốc gia bất hảo. Trục ác quỷ. Vương quốc ẩn dật. Đó là một vài trong số những biệt danh mà phương Tây gán cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1/2015, Tổng thống Obama nói: "Rất khó để duy trì một chế độ như vậy ở thế giới hiện đại thời nay. Thông tin sẽ ngấm dần theo thời gian và mang tới sự thay đổi".
Và để thông tin "ngấm dần", Chính phủ Mỹ đang rót tiền nhằm mang tới sự thay đổi mà họ muốn ở Triều Tiên, cụ thể là hơn 2,6 triệu USD.
Ngày 20/9/2016, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố, họ bắt đầu nhận đề án cho các chương trình "ủng hộ chính sách thúc đẩy nhân quyền, gia tăng trách nhiệm và tăng cường dòng chảy thông tin tự do vào - ra khỏi - và lưu thông bên trong Triều Tiên".
Những chương trình này có thể được thực hiện ở nhiều dạng thức, bao gồm: Tạo ra hoặc thu thập nội dung nhằm cung cấp thông tin cho người Triều Tiên, ghi lại các trường hợp lạm dụng nhân quyền ở Triều Tiên hoặc giúp đỡ các cộng đồng đào tẩu.
Loại hình thứ nhất - tạo ra nội dung và giúp người Triều Tiên có được bức tranh toàn cảnh về thế giới bên ngooài - có lẽ là hấp dẫn nhất. Một số nhóm, gồm cả những nhóm do người Triều Tiên đào tẩu điều hành, đang sử dụng chiến lược này nhằm hủy hoại chế độ hiện hành ở Bình Nhưỡng.
Bằng cách thả bằng máy bay không người lái hoặc chuyển lậu USB chứa chương trình truyền hình Mỹ hoặc Hàn Quốc qua biên giới, họ hi vọng rằng người Triều Tiên sẽ thấy được thế giới bên ngoài khác biệt so với những gì mình biết.
Không thể phủ nhận tác động của những chương trình truyền bá văn hóa, giáo dục kết hợp với giải trí. Hum Log, một bộ phim truyền hình dài tập của Ấn Độ đã thay đổi quan điểm của đông đảo người dân về hôn nhân xuất phát từ tình yêu. Tương tự, Soul City đã "xóa mù" cho 34 triệu khán giả Nam Phi về phòng tránh HIV.
Không cần nói đâu xa, làn sóng Hallyu (Hàn lưu) đang càn quét khắp châu Á, thậm chí còn lấn sang thị trường giải trí châu Âu, châu Mỹ, là minh chứng sống động nhất. Cơn sốt Kpop trở thành một phần không nhỏ trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay.
Theo cây viết Jenna Gibson, giám đốc truyền thông cho Viện Kinh tế Hàn Quốc của Mỹ, phương thức này có thể gây tác động lớn lao tới xã hội Triều Tiên, nơi thông tin về thế giới bên ngoài có phần khan hiếm.
Viết cho Diplomat (Nhật Bản), bà Gibson viện dẫn một khảo sát năm 2012 ở các đối tượng Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc. Theo khảo sát này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan hệ rõ rét giữa việc tiếp xúc với truyền thông nước ngoài và quan điểm tích cực về thế giới của những người đào tẩu.
Những người này còn cho rằng phương tiện giải trí nước ngoài đáng tin hơn thông tin trên đài phát thanh. "Triều Tiên chỉ chiếu những hình ảnh đẹp đẽ. Nhưng trong phim truyền hình Hàn Quốc, có cả sự tranh giành. Tôi nghĩ như vậy mới thực tế", một đối tượng đào tẩu cho hay.
Không thể dừng ở phát thanh
Cho tới nay, nỗ lực ngoại giao công khai của Mỹ nhằm vào người Triều Tiên chủ yếu tập trung vào sóng phát thanh. Sử dụng tiếng Triều Tiên, các kênh phát thanh của Mỹ gửi những tín hiệu sóng ngắn hoặc trung vào Triều Tiên để truyền tin tức hoặc phân tích.
Nhưng rồi họ nhận ra, đài phát thanh không chỉ khó tiếp cận mà còn vô cùng nguy hiểm. Sóng phát thanh chỉ có thể tới được khu vực biên giới. Mà người Triều Tiên lại không được phép sở hữu những thiết bị có khả năng thu nhận các tín hiệu này.
Trong khi đó, non nửa số người đào tẩu được phỏng vấn năm 2012 cho biết: Họ đã xem DVD nước ngoài khi còn ở Triều Tiên. Gần đây, truyền thông cũng ghi nhận sự phổ biến cuả phim truyền hình Hàn Quốc tại Triều Tiên.
Hậu duệ mặt trời, bộ phim mà UPI cho là nổi tiếng ở Triều Tiên.
Theo UPI, bộ phim đình đám của xứ kim chi năm 2016, Hậu duệ mặt trời, với nội dung xoay quanh câu chuyện tình của một nữ bác sĩ và một quân nhân Hàn Quốc tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình, đã nổi tiếng tới mức một số "từ tiếng lóng" trong phim cũng được lính biên phòng Triều Tiên sử dụng.
Không phủ nhận hiệu quả từ phương thức phát thanh nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đang nỗ lực triển khai nhiều phương thức khác nhằm tiếp cận nhiều "khán giả" hơn và tìm cách "khai sáng" nơi mà họ cho là Vương quốc ẩn dật.
Theo Soha News
CNN: Gián điệp Nga trộm thông tin cá nhân và tài chính của ông Trump Các quan chức tình báo Mỹ đã thông báo với Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng các gián điệp Nga đã trộm được thông tin cá nhân và tài chính của ông Trump, CNN đưa tin ngày 10.1. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần bác bỏ cáo buộc về mối liên hệ mật thiết giữa ông và chính phủ...