Nhiều ngành xuất khẩu chủ lực ‘liêu xiêu’ vì dịch COVID-19
Hàng loạt ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu chủ lực với hàng chục tỷ USD mỗi năm như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, thủy sản… đang hết sức khó khăn bởi tác động của dịch COVID-19.
Sản xuất cầm chừng, đơn hàng sụt giảm
Theo báo cáo của Bộ Công Thương cập nhật đánh giá tình hình, tác động của dịch COVID-19 và định hướng, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh năm 2020, diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 ở nhiều quốc gia trên thế giới khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Hiện tại, xu hướng chính của các đối tác là giãn thời gian giao hàng, hoãn các đơn hàng trong tháng 4, 5 và tạm chưa đàm phán đơn hàng từ tháng 6 trở đi.
Dệt may là một trong những ngành chịu tác động lớn của dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN.
Ngành dệt may, da giày là một trong những xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ngành dệt may dự kiến số đơn hàng trong 2 tháng tới sẽ bị giảm khoảng 70% và khả năng phục hồi sẽ chậm cho đến cuối năm.
Đáng chú ý, với lĩnh vực da giày, trước diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng tại các nước có thị trường xuất khẩu lớn của ngành da giày như Mỹ và EU, tổng số đơn hàng bị hủy của toàn ngành tại các thị trường ước tính chiếm đến khoảng 70%.
“Nếu không có sự thay đổi về đơn hàng thì dự kiến phần lớn các doanh nghiệp chỉ hoạt động được đến hết tháng 4/2020″, đại diện Bộ Công Thương nhận định.
Tương tự các ngành dệt may và da – giày, ngành điện tử Việt Nam dự kiến sẽ bị ảnh hưởng lớn trong các quý tiếp theo của năm 2020 do diễn biến dịch bệnh phức tạp có khả năng làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm điện tử tại các thị trường Mỹ và châu Âu.
Đối với lĩnh vực thủy sản, tỷ lệ các đơn hàng vẫn giao bình thường theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm 30 – 50%. Trong khi đó, tỷ lệ đơn hàng bị khách hàng yêu cầu tạm hoãn và tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng hoặc hủy khá cao. Đặc biệt tại thị trường châu Âu phần lớn các đơn hàng tôm bị yêu cầu hoãn hoặc hủy đơn hàng. Việc ký kết các đơn hàng mới khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như không có đơn hàng mới trong Quý II và Quý III.
Cùng đó, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu đã giảm dần công suất. Nếu tình hình không được cải thiện, sau 1 – 2 tuần, doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm 70% công suất, chỉ duy trì chế độ làm luân phiên.
Video đang HOT
Sau khoảng 3 – 4 tuần, hầu hết các doanh nghiệp sẽ ngừng hẳn sản xuất theo các đơn hàng xuất khẩu. Một số doanh nghiệp có làm hàng nội địa thì cũng chỉ sản xuất cầm chừng, duy trì khoảng 10 – 15% công suất nhà máy.
Ngoài ra, Bộ Công Thương nhận định, ngành đồ gỗ gặp khó khăn kép khi từ ngày 1/3/2020 Bộ Thương mại Hoa Kỳ chính thức tiếp nhận đơn khởi kiện của Liên minh thương mại công bằng gỗ dán cứng Hoa Kỳ về điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đối với các mặt hàng ván dán và các sản phẩm gỗ có sử dụng ván dán xuất khẩu từ Việt Nam. Đồng thời, dăm gỗ xuất khẩu phải chịu thuế xuất khẩu 2%.
Khó khăn về tài chính, ảnh hưởng đời sống người lao động
Bộ Công Thương nhận định, sản xuất suy giảm chắc chắn sẽ tác động trực tiếp tới việc làm cũng như đời sống của người lao động; trong đó, lớn nhất có lẽ là ngành dệt may và da giày (các ngành sử dụng nhiều lao động). Ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ tác động trực tiếp đến khoảng 4 triệu lao động trong ngành dệt may, da giày.
Theo ước tính của Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam, với tình hình thị trường như hiện nay, dự báo tới giữa tháng 4 khoảng 70-80% doanh nghiệp ngừng việc sẽ ảnh hưởng tới khoảng 800.000 lao động; tới cuối tháng 4 tình hình không có gì tiến triển, dự báo hầu hết doanh nghiệp ngừng hoạt động, ảnh hưởng tới khoảng 1,2 triệu lao động trong ngành.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà máy dệt may, da giày, đồ gỗ đã phải cho công nhân nghỉ việc luân phiên do thiếu việc làm. Nguy cơ giảm và thiếu việc làm của tháng 4 và tháng 5 là rất rõ ràng, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và nguy cơ mất việc của người lao động.
Về mặt tài chính, theo Bộ Công Thương dịch bệnh hiện nay đang ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và bán hàng, các doanh nghiệp sẽ phải chịu rất nhiều chi phí phát sinh như: Chi phí vốn vay ngân hàng, các khoản thuế, phí, chi phí duy tu bảo trì máy móc, chi phí bảo hiểm xã hội cho người lao động…
Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các chi phí như vận tải, logistics, kho bãi… cũng tăng lên, càng gây áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp.
Theo bao cao kêt qua khao sat anh hương cua dich COVID-19 đôi vơi tinh hinh san xuât kinh doanh cua doanh nghiêp do Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện với 1.200 doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát (phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, tỷ lệ doanh nghiệp có doanh thu bị giảm trên 50% chiếm hơn 60%, doanh thu giảm từ 20 – 50% chiếm gần 29%; chỉ có 1,8% số doanh nghiệp được hỏi nhận được tác động tích cực lên doanh thu do dịch bệnh.
Qua khảo sát, những doanh nghiệp có doanh thu tăng là những doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật tư trong nước. Cũng theo kết quả khảo sát nhanh, nếu dịch bệnh COVID-19 kéo dài 6 tháng thì gần 74% số doanh nghiệp trả lời có nguy cơ phá sản do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương cho người lao động, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mặt bằng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cùng các chi phí khác.
Hiện nay, Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, thuế, phí cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Tuy nhiên, các ngành công nghiệp hầu hết có đặc thù đòi hỏi nhiều vốn, đầu tư ban đầu lớn, thời gian quay vòng vốn dài, vốn luân chuyển chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp so với nhiều ngành kinh tế khác, Bộ Công Thương đề nghị Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính triển khai ngay các chính sách, giải pháp hỗ trợ kịp thời đến doanh nghiệp đúng đối tượng.
Bên cạnh đó, hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản cho phép các doanh nghiệp được hoãn đóng bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp khi có trên 50% lao động phải nghỉ việc.
Tuy nhiên, trong thực tế, để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp cố gắng không để công nhân phải nghỉ việc nên phải bố trí giãn việc, cho công nhân đi làm luân phiên. Những trường hợp như vậy sẽ không được hoãn đóng phí bảo hiểm.
Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị cho phép miễn đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ tất cả các doanh nghiệp từ 3-6 tháng đầu năm 2020, không khống chế tỷ lệ phần trăm lao động phải nghỉ việc. Sau tháng 6/2020, có thể xem xét tiếp tục miễn đóng bảo hiểm xã hội nếu dịch vẫn kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp.
Cùng đó, Bộ kiến nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho phép doanh nghiệp được miễn nộp phí công đoàn cho cả năm 2020, cho phép doanh nghiệp giữ lại toàn bộ khoản phí công đoàn được miễn để hỗ trợ người lao động.
Trung Hiếu
May Sông Hồng (MSH): Quý 1/2020 chưa bị ảnh hưởng bởi dịch virus Covid-19, sang quý 2 đối mặt nguy cơ hụt hàng, thậm chí có thể thay đổi kế hoạch cả năm
Các nhà cung cấp từ Trung Quốc sẽ quay trở lại sản xuất từ ngày 20/2/2020, nhưng hiện vẫn chưa rõ công suất sản xuất khi các nhà máy hoạt động trở lại. Tuy nhiên, khả năng May Sông Hồng (MSH) chuyển sang nhập nguyên liệu từ nước khác ngoài Trung Quốc là rất thấp.
Dịch virus virus Covid-19 kéo dài sẽ ảnh hưởng đến toàn thể nền kinh tế nói chung, và một số ngành xuất khẩu nói riêng. Trong đó, nhóm ngành dệt may với phần lớn nguyên liệu từ Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực trong đại dịch virus Covid-19, đặc biệt tình hình dịch đang ngày càng gia tăng tại quốc gia này. Như vậy, việc gián đoạn sản xuất từ Trung Quốc về lâu dài có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng của ngành dệt may, giới phân tích cho hay.
Dịch virus Covid-19 có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất bắt đầu từ quý 2/2020
Trong đó, là một trong những nhà máy sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm có thâm niên 20 năm tại Việt Nam, May Sông Hồng (MSH) trong cuộc thảo luận ngắn với SSI Research mới đây đã xác nhận việc sản xuất vẫn đang diễn ra bình thường vì công ty có đầy đủ hàng tồn kho để sản xuất trong quý 1/2020.
Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Công ty cho rằng có khả năng thiếu hụt hàng tồn kho trong quý 2/2020. Các nhà cung cấp từ Trung Quốc sẽ quay trở lại sản xuất từ ngày 20/2/2020, nhưng hiện vẫn chưa rõ công suất sản xuất khi các nhà máy hoạt động trở lại. Tuy nhiên, khả năng MSH chuyển sang nhập nguyên liệu từ nước khác ngoài Trung Quốc là rất thấp. Mặc dù việc sản xuất ở Trung Quốc bị gián đoạn có thể gây ra sự thiếu hụt nguyên liệu, MSH tin rằng các nhà cung cấp sẽ không lợi dụng sự kiện này để tăng giá nhờ mối quan hệ kinh doanh lâu dài và uy tín của Công ty.
Kế hoạch 2020 có thể phải điều chỉnh
Kế hoạch năm 2020 theo MSH chia sẻ có thể được điều chỉnh, do kết quả kinh doanh kém của mảng chăn ga gối đệm trong năm 2019 và tác động có thể xảy ra từ việc bùng phát dịch virus Covid-19.
Trước đây, MSH đã lên kế hoạch cho năm 2020 về doanh thu FOB đạt 165 triệu USD (tăng 10% và doanh thu mảng chăn ga gối đệm tăng 150%. Công ty có thể cần đánh giá tác động của dịch virus Covid-19 và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp, SSI Research nhận định.
Ngược lại, các kế hoạch kinh doanh khác như ra mắt bộ sưu tập chăn ga gối đệm mới vào tháng 3, giao đơn hàng đầu tiên cho Walmart vào tháng 4, và việc đưa nhà máy SH10 đi vào hoạt động trong quý 4/2020 dự kiến vẫn diễn ra theo kế hoạch. Trong năm 2021, MSH dự kiến tăng giá trị đơn hàng của Walmart lên 10 triệu USD, so với giá trị đơn hàng trong năm 2020 là 2 triệu USD. Hoạt động của nhà máy SH10 cũng sẽ gia tăng công suất của MSH lên 35% trong năm 2021. Với những yếu tố hỗ trợ này, chúng tôi tin rằng MSH vẫn còn dư địa để tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong năm 2021.
Không mong đợi hưởng lợi từ EVFTA
Chiều ngược lại, MSH không mong đợi được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA, vì Công ty không thể đáp ứng yêu cầu về xuất xứ từ khâu vải trở đi. Điều này cũng không gây thiệt hại nhiều vì EU không phải là thị trường xuất khẩu chiến lược của Công ty khi có tới 90% giá trị xuất khẩu của Công ty là sang thị trường Mỹ.
Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần MSH đạt 4.425 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ, LNST đạt 452 tỷ đồng tăng 22% so với 2018. So với kế hoạch, Công ty đã vượt 3% mục tiêu về doanh thu và vượt 15,6% mục tiêu về lợi nhuận.
Tình hình kinh doanh MSH (Tỷ đồng).
Trên thị trường, sau đợt tăng mạnh để chạm đỉnh vào tháng 8 nắm ngoái, hiện cổ phiếu MSH đã điều chỉnh đáng kể về mức 42.000 đồng/cp.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
Ngành dệt may ước tính thiệt hại lên đến 3.000 tỷ/tháng trước dịch COVID-19, Vinatex kiến nghị được xuất khẩu khẩu trang, hoãn tiền thuê đất, cho vay trả lương... Tập đoàn đưa ra giả thiết, nêu dich COVID-19 kêt thuc cuôi thang 5, va kinh tê phuc hôi tư thang 6/2020 thi ươc tinh Nganh DMVN thiêt hai 11.000 ty đông, va Tâp đoan sẽ thiêt hai khoang 1.000 ty đông. Trươc tinh hinh an ninh đơi sông, kinh tê toan câu anh hương nghiêm trong do đai dich Covid-19, va trưc...