Nhiều ngành sản xuất liêu xiêu do dịch COVID – 19
Chia sẻ với Tiền Phong, Cục trưởng Công nghiệp Trương Thanh Hoài cho hay, qua làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội, từ tháng 4 trở đi, tình hình của các doanh nghiệp sản xuất rất khó khăn khi thị trường xuất khẩu gần như đóng cửa, nhu cầu trong nước cũng suy giảm. Số đơn hàng nhiều ngành nghề sụt giảm 70-80%.
ơn hàng công nghiệp, điện tử sụt giảm mạnh
Theo Cục trưởng Công nghiệp Trương Thanh Hoài, 3 tháng đầu năm 2020, sản xuất công nghiệp có chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng chưa nhiều vì các chỉ số thống kê cho thấy vẫn có tăng trưởng. Tuy nhiên, đến tháng 4, tình hình đã trở nên rất khác. Đã có những đứt gãy trong sản xuất, cung ứng nguyên liệu của các doanh nghiệp trong vài tuần qua. Như với hai lĩnh vực dệt may, da giày, hiện việc tìm kiếm thị trường cho hai ngành này rất khó khăn do phụ thuộc vào 2 thị trường chính EU và Mỹ. Nếu kéo dài tình trạng không có đơn hàng đến hết tháng 5, sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng triệu người lao động.
Đáng chú ý, hiện đơn hàng của ngành hàng điện tử và linh kiện cho quý II và quý III sụt giảm rất mạnh, nhất là lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử thông minh. Sản xuất ô tô, thép, thuốc lá đều có sự sụt giảm rất mạnh với mức sụt giảm gần 40%. Nếu tình hình này kéo dài đến hết quý II, rất khó có thể nói trước về hoạt động của các doanh nghiệp (DN) sẽ ra sao.
“Cần cụ thể hóa các DN cần hỗ trợ cái gì. Các đơn vị cũng cần đánh giá lại vị thế, vai trò của từng thị trường, ngành hàng để có giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn chứ không thể “nói chung chung”. Bởi như với lĩnh vực dệt may, da giày, trong đầu tháng 4 đã có tới 80% giảm quy mô sản xuất. Như với ô tô, các DN sản xuất đang đóng cửa, vậy cần phải làm gì để DN hoạt động lại được”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh
Video đang HOT
Các số liệu của Cục Công nghiệp cho thấy, với ngành thép, dịch COVID-19 đã khiến giá một số nguyên liệu sản xuất thép lại có xu hướng tăng do hạn chế của nguồn cung làm tăng chi phí sản xuất trong khi tiêu thụ hàng hóa bị đình đốn. Với ngành hóa chất, tình hình đáng lo hơn khi dịch COVID-19 đã tác động đến nguồn cung sản phẩm phân bón nhập khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm phân bón mà Việt Nam chưa sản xuất được như Kali, SA.
Cũng theo ông Hoài, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ giảm lãi suất, miễn giảm, giãn thời gian trả nợ cho DN. Tuy nhiên, theo khảo sát của Cục Công nghiệp, các chính sách này, số DN nhỏ và vừa tiếp cận và được không nhiều. Cơ bản các DN muốn hoãn, gia hạn các khoản vay nợ cũ, các khoản nợ hiện hữu trong khi các ngân hàng đang nghiêng về ưu đãi cho khoản vay mới. Mà để hưởng khoản vay mới, DN phải đáp ứng tiêu chuẩn như có tài sản thế chấp, không bị nợ xấu…. Vì vậy để được ngân hàng hỗ trợ, đây là việc không khả thi cho DN khi các tài sản cũ đã được đem thế chấp.
DN bia, rượu lỗ trăm tỷ đồng
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 vừa được Tổng Công ty Bia- Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) công bố cho thấy, dịch COVID-19 và tác động của Nghị định 100 đã khiến tình hình kinh doanh của đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề. Trong quý I, doanh thu thuần của bia Hà Nội chỉ đạt gần 774 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ 2019 và bị lỗ 98,33 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước vẫn có lợi nhuận sau thuế gần 64 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho cũng có xu hướng tăng lên trong khi tổng tài sản có xu hướng giảm so với đầu năm, từ mức 7.772 tỷ đồng còn 6.827 tỷ đồng.
Trao đổi với Tiền Phong, một đại diện Habeco cho hay, từ đầu năm đến nay, các DN ngành bia rượu chịu thiệt hại nặng nề, sản lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh do tác động của dịch COVID-19 cũng như từ Nghị định 100 về sử dụng rượu bia. Dù bị ảnh hưởng nặng, nhưng các DN ngành bia vẫn thực hiện trách nhiệm xã hội, ủng hộ cho các đơn vị chống dịch đồng thời cố gắng duy trì, đảm bảo việc làm cho hàng ngàn lao động không mất việc làm.
Với DN có sản lượng lớn nhất ngành bia, rượu năm 2019, Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng hứng chịu tác động lớn khi kết quả kinh doanh lao dốc chưa từng có trong vòng 7 năm qua. Theo giải thích của ông Neo Gim Siong Bennett, Tổng giám đốc Sabeco, đơn vị đã thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí như: cắt giảm 15-20% các khoản chi phí bán hàng và quản lý DN, ngân sách dành cho quảng cáo giảm hơn 100 tỷ đồng, bao bì giảm một nửa còn 33 tỷ đồng… nhưng đến hết quý I, doanh thu của Sabeco giảm 47% và lãi ròng giảm 43% so với cùng kỳ. Hàng tồn kho tăng 15% lên 2.257 tỷ đồng. Theo các chuyên gia trong ngành, kinh doanh của Sabeco gặp khó khăn do một phần bị các hãng bia nước ngoài như Heineken, Budweiser, Sappro,…cạnh tranh khốc liệt và liên tiếp “đánh chiếm” giành thị phần tại các thành phố lớn và cả ở khu vực nông thôn.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngành bia, rượu, nước giải khát, Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Việt Nam, ông Nguyễn Văn Việt cho hay, Hiệp hội đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo 4 bộ, ngành kiến nghị đề xuất tăng các loại thuế trong thời gian tới để các DN ổn định, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần ngăn chặn các sản phẩm nhập lậu, không bảo đảm an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo ông Việt, ngành rượu, bia, nước giải khát hiện sử dụng khoảng trên 220 ngàn lao động trực tiếp và nhiều lao động gián tiếp với số lượng lên đến hàng triệu người. Theo dự báo, nguồn thu ngân sách nhà nước từ các DN ngành bia rượu sẽ giảm khoảng 30 ngàn tỷ đồng trong năm 2020.
Sớm có giải pháp hỗ trợ DN hoạt động trở lại
Về hỗ trợ DN phục hồi sản xuất trở lại, trả lời Tiền Phong, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, Thủ tướng đã yêu cầu phải sớm đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường. Như vậy, các đơn vị của ngành công thương phải cụ thể hóa thành nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để hỗ trợ DN quay trở lại sản xuất bình thường đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng đề ra.
Bộ đã yêu cầu các đơn vị trong ngành, phải làm việc sâu, sát hơn với các hiệp hội, ngành hàng xem tác động đến DN thế nào. Bao nhiêu DN phải giãn nợ, bao nhiêu DN sẽ phải dừng hoạt động. Mức độ ảnh hưởng DN thế nào, tình trạng hiện nay nếu khôi phục sản xuất, trở lại trạng thái bình thường thì DN cần cái gì, ở mức độ như thế nào.
Thiếu nguyên liệu tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp
Sản xuất công nghiệp tháng 4/2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, tình trạng thiếu nguyên liệu nhập khẩu đầu vào phục vụ sản xuất đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp. Nhiều đơn hàng trong các ngành công nghiệp điện tử, dệt may, da giày giảm mạnh.
Cụ thể, đã có ít nhất 70% đơn hàng xuất khẩu của các ngành dệt may, da giày bị hoãn, hủy và tạm thời không có đàm phán các đơn hàng mới trong tháng 4 và tháng 5/2020 do các chính sách hạn chế mua săm, hạn chế tụ tập đông người, đóng cửa các trung tâm thương mại lớn của châu Âu và Mỹ.
Thiếu nguyên liệu tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất của nhiều ngành công nghiệp. (Ảnh minh hoạ)
"Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 4 tháng giảm sâu như: ô tô giảm 23,8%; xe máy giảm 16,6%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 8,5%; thức ăn gia súc giảm 7,8%... Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm trước như linh kiện điện thoại tăng 28,5%.
Như vậy, có thể thấy trong các ngành công nghiệp chủ lực thì ngành điện tử vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt trong khi đó hầu hết các ngành khác đều đã chịu những ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh, đặc biệt như các ngành sản xuất ô tô, đồ uống, ngành dệt may, da giày cũng đã bắt đầu chịu nhiều tác động hơn từ dịch bệnh so với quý 1" - ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết./.
Nhà đầu tư nên rót vốn vào đâu trong bối cảnh hiện nay? Câu hỏi trên đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế và các kênh đầu tư chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Khó có một câu trả lời chung cho tất cả, do có nhiều yếu tố cấu thành quyết định của mỗi nhà đầu tư, như: quy mô vốn, khẩu vị rủi ro mỗi người, đặc điểm thanh khoản của mỗi kênh......