Nhiều ngành hấp dẫn nhà đầu tư
Nhiều nhà đầu tư xuýt xoa khi VN-Index đóng cửa phiên đầu tuần này ở con số rất đẹp 868,68 điểm. Nhiều thông tin kinh tế vĩ mô được nhà đầu tư trao đổi khá sôi nổi với kỳ vọng tiếp sức cho thị trường tuần này.
Ảnh Shutterstock.
Trong tuần trước, đã có những dấu hiệu khiến tâm lý nhà đầu tư tỏ ra khá tích cực. VN-Index có nhiều phiên giằng co, dù đây là tuần đáo hạn hợp đồng phái sinh. Việc đi ngang của thị trường được xem là một dấu hiệu tích cực, khi không có tình trạng nhà đầu tư ồ ạt bán.
Trong khi đó, thông tin cuối tuần về quỹ Đài Loan sẽ huy động và đầu tư vào cổ phiếu trong rổ VN Diamond với quy mô ban đầu 100 triệu USD tiếp tục là động lực nâng đỡ tâm lý nhà đầu tư.
Thanh khoản phiên cuối tuần trước trên HOSE đạt 262 triệu cổ phiếu, đến phiên này đạt 381,52 triệu đơn vị.
Giá trị khớp lệnh trên hai sàn đạt gần 7.000 tỷ đồng càng củng cố hơn cho hành động tham gia của nhiều nhà đầu tư. Điểm tích cực nữa nằm ở chỗ đã có sự trở lại ở nhóm cổ phiếu trụ.
Câu chuyện được nhiều nhà đầu tư trao đổi trong những phiên gần đây xoay quanh kỳ vọng của họ về giải ngân đầu tư công sẽ được đẩy mạnh cuối năm 2020.
Cụ thể, trong Hội nghị giao ban trực tuyến với các bộ, ngành địa phương nhằm đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 (diễn ra vào ngày 21/8), Thủ tướng Chính phủ tiếp tục khẳng định tinh thần cương quyết phải giải ngân hết số vốn đầu tư công theo kế hoạch.
Đồng thời, Thủ tướng cho biết sẽ có chế tài xử lý nếu các bộ, các ngành, địa phương triển khai chậm. Đây là hội nghị giao ban lần thứ 2 được tổ chức sau Hội nghị giao ban trực tuyến diễn ra vào ngày 16/7.
Số liệu tổng hợp cho thấy, sau Hội nghị tổ chức vào ngày 16/7, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đã có sự cải thiện rõ rệt.
Cụ thể, giá trị giải ngân riêng tháng 7 tăng trưởng mạnh 51,8% so với cùng kỳ năm, vượt trội so với tốc độ giải ngân của 6 tháng đầu năm nay là 19,2% so với cùng kỳ.
Với việc Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục sát sao trong hoạt động giải ngân, đặc biệt sau cuộc họp giao ban ngày 21/8, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước dự kiến sẽ được cải thiện trong giai đoạn còn lại của năm 2020.
Những thông tin liên quan đến dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông và các doanh nghiệp có cơ hội tận dụng được các dự án này sẽ trở thành tâm điểm được chú ý.
Trong 11 dự án thành phần, có 3 dự án đã khởi công từ năm 2019. Trong 8 dự án còn lại, có 3 dự án được chuyển sang hình thức đầu tư công từ hình thức đối tác công – tư (PPP) ban đầu và 5 dự án tiếp tục tiến hành theo hình thức PPP.
Video đang HOT
Đối với 3 dự án đầu tư công, Bộ Giao thông Vận tải đã phát hành hồ sơ mời thầu thi công vào ngày 8/8/2020. Thời gian bắt đầu mở thầu dự kiến vào 28 – 29/8, trước khi kết quả chính thức sẽ được công bố vào tháng 9 để kịp triển khai các dự án trên ngay trong tháng 9.
Đối với 5 dự án tiếp tục triển khai theo hình thức PPP, hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư chính thức đã được phát hành vào ngày 16/7. Thời gian kết thúc nhận hồ sơ mời thầu dự kiến là ngày 18/9/2020. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào cuối tháng 11/2020.
Bên cạnh các doanh nghiệp có triển vọng tích cực từ đầu tư công, nhóm doanh nghiệp được dự báo có kết quả kinh doanh quý III tích cực cũng sẽ được quan tâm lớn. Để phần nào “gạn đục khơi trong” được các thông tin này, nhà đầu tư cần nhìn lại kết quả kinh doanh quý II/2020 của các doanh nghiệp.
Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ theo lĩnh vực.
Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ theo lĩnh vực.
Tính đến thời điểm hiện tại, có 1.018 trên tổng số 1.646 doanh nghiệp niêm yết công bố số liệu kết quả kinh doanh quý II/2020, tương ứng với 97% vốn hóa toàn thị trường. Tỷ lệ doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý II trên hai sàn HOSE và HNX lần lượt đạt 97% và 94%.
Dữ liệu từ SSI cho thấy, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý II nhìn chung tích cực hơn so với kỳ vọng ban đầu của thị trường, trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng trọng yếu tới tình hình kinh tế – xã hội.
Trong 1.018 công ty đã công bố số liệu, có 801 đơn vị báo lãi, vượt trội so với 196 công ty báo lỗ. Số doanh nghiệp báo tăng lãi đạt mức 479. Với riêng HOSE, có 323/377 doanh nghiệp đã công bố số liệu quý II báo lãi.
Còn đối với VN30, có 29 doanh nghiệp báo lãi với 18 đơn vị ghi nhận lãi tăng trưởng so với cùng kỳ 2019.
Trên HNX, lợi nhuận sau thuế của các công ty đã công bố số liệu kết quả kinh doanh tăng trưởng 7,2% so với cùng kỳ.
Tin kinh tế 6AM: Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI bị xử phạt; Những cơ quan xin trả lại vốn đầu tư công
Những tin chính: Giá vàng gặp ngưỡng kháng cự mạnh; Chính sách hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, phải đủ lớn, đủ mạnh để tác động ngay...
Thương hiệu mỹ phẩm Việt 60 tuổi chỉ còn trong ký ức
Từng là một "thế lực" trên thị trường về mặt hàng mỹ phẩm trong suốt nhiều thập kỷ nhưng ngày nay, thật khó để tìm thấy sản phẩm Thorakao ở các thành phố lớn.
Trong khi các sản phẩm của các công ty nước ngoài tràn ngập thị trường thì thương hiệu mỹ phẩm Việt hơn 60 năm tuổi này chỉ còn trong ký ức những người tiêu dùng ở ngưỡng tuổi 40 - 50.
Công ty cổ phần Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI bị xử phạt
Ngày 20/8/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 229/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI (Công ty DOJI ), địa chỉ: Tòa nhà DOJI Tower, số 5 Lê Duẩn, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cụ thể, Công ty DOJI, cổ đông lớn của Công ty cổ phần Bamboo Capital, mã chứng khoán BCG, đã bán 3.903.000 cổ phiếu BCG vào ngày 03/12/2019 làm giảm khối lượng (tỷ lệ) sở hữu từ 10.800.000 cổ phiếu BCG (10%) xuống 6.897.000 cổ phiếu BCG (6,39%), thay đổi số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá ngưỡng 1% (từ ngưỡng 10% xuống ngưỡng 6%).
Chính sách hỗ trợ phục hồi nền kinh tế: Phải đủ lớn, đủ mạnh để tác động ngay
Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ hai bùng phát trong khi các chính sách, gói hỗ trợ cũ đang triển khai và tác động chưa rõ nét.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, về nguyên tắc, chính sách lần này phải bao quát toàn diện các đối tượng, phải đủ lớn, đủ mạnh để tác động ngay, kích thích tăng trưởng kinh tế...
Thị trường tiền ảo suy yếu, Bitcoin liệu có 'vỡ trận'?
Lúc 6h30 trên CoinDesk, giá Bitcoin đứng mức 11.668 USD, giảm 0,2%, tương đương mỗi coin mất 21 USD. Trong 24 giờ gần nhất, Bitcoin rơi xuống thấp nhất tại 11.533 USD và cao nhất tại 11.726 USD, biên độ không quá rộng cho thấy tiền ảo số một thị trường về vốn hóa đang nỗ lực để không rơi vào giảm sâu.
Bitcoin "thổi lửa" khiến loạt tiền ảo chìm trong sắc đỏ.
Theo CoinMarketCap khối lượng Bitcoin giao dịch trong khoảng thời gian trên là 18,5 tỷ USD, giảm gần 2 tỷ USD so ngày giao dịch trước đó. Vốn hóa thị trường ghi nhận mức 215 tỷ USD, giảm gần 1 tỷ USD.
Thị trường tiền điện tử đang cho thấy những động thái giá trái chiều trong vài ngày qua. Trong khi phần lớn các tiền ảo chủ chốt đang có dấu hiệu yếu kém, thì một số tiền kỹ thuật vốn hóa nhỏ hơn có xu hướng cải thiện.
Giá vàng gặp ngưỡng kháng cự mạnh
Giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh khi thị trường chịu sức ép do đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố biên bản cuộc họp.
Tuy vậy, thông tin đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ tăng và biên bản của FED tỏ ra lo ngại về sức khoẻ nền kinh tế Mỹ do tác động của đại dịch đang khiến giá vàng lấy lại đà tăng giá.
Giới chuyên gia đánh giá vàng chỉ đang điều chỉnh trong ngắn hạn và xu hướng dài hạn vẫn đi lên, do đồng USD sẽ tiếp tục yếu đi trước áp lực lạm phát.
Không thực hiện được giao dịch một cá nhân bị xử phạt 45 triệu đồng
Ngày 18/08/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 551/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với số tiền 45 triệu đồng, do không thực hiện được giao dịch đối với ông Nguyễn Thủy Nguyên (địa chỉ: Số 33 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Cụ thể, Ông Nguyễn Thủy Nguyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải Sài Gòn (mã chứng khoán: STS) đăng ký mua 670.000 cổ phiếu STS từ ngày 11/09/2018 đến ngày 10/10/2018 (khớp lệnh mua 0 cổ phiếu).
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thủy Nguyên không thực hiện báo cáo cho UBCKNN, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội về lý do không thực hiện được giao dịch.
Những cơ quan nào xin trả lại vốn đầu tư công?
Có 5 bộ, cơ quan trung ương và 19 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 60%. Tuy nhiên cũng có 29 bộ, cơ quan trung ương và 66 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%. Trong đó, có 15 bộ, cơ quan trung ương và 1 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%.
Đặc biệt, hiện có 9 bộ, cơ quan trung ương và 9 địa phương có văn bản đề nghị chuyển trả vốn với tổng số tiền là 6.338 tỷ đồng.
Áp lực giải ngân hết 630.000 tỷ vốn đầu tư công Các chuyên gia kinh tế cho rằng bài toán giải ngân đầu tư công nằm hoàn toàn trong tay Chính phủ. Vấn đề chỉ là gỡ cơ chế để thúc đẩy tiến độ, đồng thời đảm bảo hiệu quả đầu tư. Đến cuối tháng 8, dự kiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên cả nước ước đạt là 221.768 tỷ...