Nhiều ngân hàng “vượt đèn đỏ” hạn mức tín dụng
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi tới Quốc hội khóa XIV về công tác kiểm toán năm 2020 cho thấy, một loạt ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt hạn mức (room) được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Các ngân hàng được “điểm danh” gồm Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank) 3.153 tỷ đồng; Ngân hàng Shinhan Bank 132 tỷ đồng; Ngân hàng Mizuho Hồ Chí Minh 192 tỷ đồng; Ngân hàng Busan Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh 83 tỷ đồng; Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga 69 tỷ đồng…
GPBank- một trong những ngân hàng 0 đồng bị Kiểm toán Nhà nước chỉ ra các tồn tại
Ngoài ra, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra tồn tại trong hoạt động cơ cấu các ngân hàng 0 đồng. Trong đó, đến tháng 9/2020 vẫn chưa có phương án cơ cấu khả thi được phê duyệt đối với 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc mặc dù tình hình tài chính của các ngân hàng này ngày càng khó khăn, lỗ lũy kế tiếp tục tăng.
Video đang HOT
Trong đó, năm 2018 lỗ lũy kế của Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) là 15.412 tỷ đồng, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CBBank) là 29.755 tỷ đồng, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) là 13.380 tỷ đồng. Năm 2019 lỗ lũy kế của các ngân hàng này tăng lên lần lượt là 17.971 tỷ đồng; 31.681 tỷ đồng và 16.280 tỷ đồng.
Về hoạt động mua bán nợ, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) còn hạn chế. Đến 31/12/2019 tổng số nợ xấu mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt (hay mua nợ theo giá thị trường) là 3.599 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,25% tổng số nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt là 110.694 tỷ đồng.
Tạm dừng thu phí trạm Tân Phú từ ngày 20/10
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng về việc tạm dừng thu phí tại trạm thu phí Tân Phú (Đồng Nai) thuộc Dự án sửa chữa và nâng cấp mở rộng một số đoạn qua thị trấn trên Quốc lộ 20 (Km76-Km206) theo hình thức hợp đồng BOT.
Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ đã rà soát quy định của pháp luật, hợp đồng dự án, các văn bản của Kiểm toán Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ để xác định ngày dừng thu phí của dự án.
Ngày 8/10/2020, Tổng cục Đường bộ đã tổ chức họp với doanh nghiệp dự án làm rõ các nội dung vướng mắc của dự án. Từ ngày 12 - 13/10/2020, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và doanh nghiệp dự án đã phối hợp rà soát phương án tài chính của dự án.
Cụ thể, dự án bắt đầu thu phí từ ngày 16/10/2010, thời gian thu phí và tính hoàn vốn tại Hợp đồng dự án là ngày 1/1/2011. Việc thu phí sớm đã được chấp thuận mốc thời gian bắt đầu thu phí, quyền được hưởng nguồn thu phí trong thời gian thu phí sớm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Về lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu trong thời gian thi công, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin, tập thể lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã họp và ban hành thông báo kết luận về phương án giải quyết vướng mắc một số hợp đồng dự án BOT. Trong đó kết luận chưa có đủ cơ sở pháp lý đưa chi phí này để tính toán vào phương án tài chính dự án.
Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, để bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tạm dừng thu phí tại trạm thu phí Tân Phú thuộc dự án sửa chữa và nâng cấp mở rộng một số đoạn qua thị trấn trên Quốc lộ 20 (Km76-Km206) theo hình thức hợp đồng BOT đúng 14 giờ 00 phút ngày 20/10/2020.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư thông báo công khai việc tạm dừng thu phí trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các trạm thu phí thuộc dự án; sắp xếp lao động và giải quyết chế độ cho người lao động khi tạm dừng thu phí theo đúng quy định.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng giao Cục Quản lý đường bộ IV và Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) giám sát việc tạm dừng thu phí tại các trạm thu phí thuộc dự án theo quy địnhh. Cục Quản lý đường bộ IV phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong việc kiểm kê tài sản dự án, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.
Liên quan đến việc hoàn trả tiền cho các phương tiện đã mua vé tháng còn thời hạn sử dụng tại trạm thu phí thuộc dự án; Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị doanh nghiệp dự án tính số tiền hoàn lại cho khách hàng bằng giá vé, chia 30 ngày, nhân số ngày còn được sử dụng tính từ ngày 20/10/2020 (số tiền được làm tròn đến nghìn đồng).
Sau khi hoàn trả tiền cho các phương tiện đã mua Vé tháng còn hạn sử dụng tại các trạm thu phí thuộc dự án, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị doanh nghiệp dự án thu hồi lại vé tháng, quý đã bán, lập hồ sơ quyết toán số tiền đã hoàn trả cho khách hàng để xác định chính xác số thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tháng 10/2020 của dự án.
Dự án BOT sửa chữa, nâng cấp mở rộng một số đoạn qua thị trấn trên quốc lộ 20 (km76 000 đến Km 20 000) được khởi công vào tháng 12/2008. Tổng chiều dài các đoạn nâng cấp, sửa chữa của dự này là 21,4 km; tổng mức đầu tư là 580,14 tỷ đồng. Dự án hoàn thành vào tháng 10/2010 với thời gian thu phí 8 năm 10 tháng 25 ngày.
Lãi suất giảm, tín dụng đổ mạnh vào bất động sản Chịu tác động từ quy định mới về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, thị trường giảm nhu cầu do dịch Covid-19, nhu cầu tín dụng nói chung suy giảm, nhưng tín dụng bất động sản vẫn giữ được đà tăng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong quý I/2020, tín dụng đối với lĩnh vực...