Nhiều ngân hàng tư nhân cỡ lớn tăng lãi suất tiết kiệm trong tháng 3
Trong tháng 3 lãi suất tiết kiệm ngân hàng có sự phân hóa rõ rệt. Khi một số ngân hàng tư nhân cỡ lớn tăng mạnh lãi tiết kiệm thì nhóm ngân hàng cỡ vừa và nhỏ vẫn giữ nguyên hoặc tiếp tục giảm lãi suất.
Sau nhiều tháng sụt giảm liên tiếp, lãi suất tiết kiệm trên thị trường có dấu hiệu tăng trở lại từ tháng 3, đặc biệt là nhóm ngân hàng tư nhân lớn.
Cụ thể, Techcombank áp dụng từ tháng 3 biểu lãi suất tăng mạnh nhất, phổ biến cao hơn 0,4-0,7 điểm % so với một tháng trước.
Cụ thể, tại kỳ hạn một tháng, ngân hàng này hiện áp dụng mức lãi suất 3,1-3,2%/năm với khách hàng thường dưới 50 tuổi, trong khi các khách hàng thường trên 50 tuổi được áp dụng mức lãi suất 3,2-3,3%/năm, tăng 0,75 điểm % so với tháng 2.
Mức tăng áp dụng ở kỳ hạn một tháng với nhóm khách hàng ưu tiên gửi tại quầy của Techcombank cũng là 0,4 điểm % khi tỷ suất này thay đổi từ 2,8-3%/năm lên 3,2-3,4%/năm.
Tất cả khoản tiền gửi kỳ hạn khác tại nhà băng này đều được điều chỉnh tăng từ đầu tháng 3. Cụ thể, kỳ hạn 6 tháng, Techcombank hiện đưa ra mức lãi suất 4,4-4,7%/năm với khách hàng thường và 4,5-4,8%/năm với nhóm khách hàng ưu tiên, cao hơn lần lượt 0,6 điểm % ở nhóm khách hàng thường và 0,1 điểm % ở nhóm khách hàng ưu tiên.
Video đang HOT
Ở các kỳ hạn dài hơn như 9, 10, 11 và 12 tháng, lãi suất huy động với nhóm khách hàng thường tăng từ 0,4 tới 0,7 điểm %/năm. Trong đó, lãi suất tiền gửi các kỳ hạn này hiện lần lượt ở mức 4,4-4,8%/năm kỳ hạn 9, 10, và 11 tháng; 5,1-5,5%/năm với kỳ hạn 12 tháng.
Các kỳ hạn dài trên một năm tại Techcombank cũng được điều chỉnh với lãi suất tối thiểu ở mức 5,1%/năm và tối đa là 5,9%/năm, áp dụng với tiền gửi kỳ hạn 36 tháng của nhóm khách hàng ưu tiên. Trong khi đó, hồi tháng 2, mức lãi suất cao nhất nhà băng này áp dụng cho kỳ hạn tương tự là 5,5%/năm.
Một ngân hàng tư nhân khác cũng có xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm từ tháng 3 là VPBank. Phương án ngân hàng này đưa ra là vẫn giữ nguyên mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn một tháng và 6 tháng trở lên và chỉ tăng lãi huy động ở các kỳ hạn 2-5 tháng, mức tăng phổ biến là 0,2 điểm %.
Hiện lãi tiền gửi kỳ hạn 2 tháng và 3-5 tháng tại ngân hàng này lần lượt ở mức 3,45-3,6%/năm và 3,5-3,7%/năm áp dụng tùy theo giá trị tiền gửi.
VPBank vẫn giữ nguyên lãi tiền gửi kỳ hạn 6 tháng trở lên so với biểu niêm yết tháng 2 là 4,6-4,9%/năm hoặc 4,9-5,3%/năm nếu gửi 12 tháng.
Hiện mức lãi suất tại quầy cao nhất tại VPBank vẫn là 5,5%/năm, áp dụng với các khoản tiền gửi của cá nhân trên 50 tỷ đồng kỳ hạn 24 tháng trở lên, không thay đổi so với 2 tháng đầu năm.
Ngược lại, đa số ngân hàng khác vẫn giữ nguyên so với tháng 2 hoặc giảm nhẹ 0,1-0,2 điểm %. Nhóm tư nhân cỡ vừa và nhỏ như BacABank; BaoVietBank; CBBank; PGBank… ghi nhận giảm lãi suất từ đầu tháng 3.
Hiện nhóm ngân hàng quốc doanh Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV vẫn giữ nguyên biểu lãi suất so với tháng 2/2021.
Kỳ vọng tỷ giá sẽ vẫn ổn định dù cầu ngoại tệ cao hơn trong tháng cuối năm
Dù cầu ngoại tệ có thể cao hơn trong tháng cuối năm nhưng SSI cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ vẫn ổn định do áp lực giảm của USD trên thị trường quốc tế vẫn khá lớn.
Kỳ vọng tỷ giá sẽ vẫn ổn định dù cầu ngoại tệ cao hơn trong tháng cuối năm
Bản tin thị trường tiền tệ vừa công bố của Công ty Chứng khoán SSI cho hay tuần qua, USD giảm giá ở cả thị trường quốc tế và Việt Nam.
Cụ thể, tiến trình chuyển giao giữa 2 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ đang diễn ra khá thuận lợi và thông tin vaccine tích cực đã duy trì tâm lý lạc quan trên thị trường tiền tệ, tạo áp lực suy yếu lên đồng USD. Thêm vào đó, Mỹ công bố dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp thấp hơn kỳ vọng khiến cho chỉ số DXY lùi sâu về 90,7, tương ứng giảm 1% chỉ trong tuần vừa qua và về mức thấp nhất từ 4/2018 đến nay.
Tất cả các đồng tiền đều ghi nhận một tuần tăng giá so với USD: KWR (tăng 2,33%), CHF (tăng 1,84%), EUR (tăng 1,63%), GBP (tăng 0,89%), CNY (tăng 0,72%)... Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số DXY đã giảm khoảng 6%, xu hướng giảm của USD có thể sẽ tiếp diễn trong năm 2021 nếu Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng.
Cùng với sự suy yếu của USD trên thị trường quốc tế, cung cầu ngoại tệ trong nước vẫn khá thuận lợi. Cán cân thương mại tháng 11 vẫn thặng dư 600 triệu USD, giải ngân vốn đầu tư FDI tháng 11 đạt 1.4 tỷ USD - tương đương so với cùng kỳ 2019. Nhờ vậy, tỷ giá USD/VND niêm yết của các ngân hàng thương mại giảm tới 40 VND/USD, xuống 23.010/23.220.
Tỷ giá trên thị trường tự do cũng giảm 55 VND/USD chiều mua vào và 50 VND/USD chiều bán ra, xuống 23.170/23.200.
Nếu so với thời điểm cuối năm 2019, VND đã lên giá nhẹ so với USD (khoảng 0,1-0,3%).
"Dù cầu ngoại tệ có thể cao hơn trong tháng cuối năm nhưng chúng tôi cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ vẫn ổn định do áp lực giảm của USD trên thị trường quốc tế vẫn khá lớn", phía SSI nêu nhận định.
Trên thị trường tiền tệ, tuần qua, thị trường mở không phát sinh giao dịch mới. Lãi suất trên liên ngân hàng đi ngang ở mức 0,19%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,23%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Sau các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng tư nhân cũng điều chỉnh giảm từ 0,1-0,2 điểm% lãi suất tiền gửi các kỳ hạn, thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa các nhóm ngân hàng về mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây.
Hiện tại, lãi suất tiền gửi ở mức 2,5-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng. Vùng lãi suất tiền gửi hiện tại đã thấp hơn cuối 2019 từ 1,5-3 điểm% và đang là vùng thấp lịch sử.
"Chúng tôi nhận thấy thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn rất dồi dào nhưng dư địa giảm thêm của lãi suất tiền gửi không còn nhiều, xu hướng ngắn hạn sẽ là đi ngang", nhóm chuyên gia của SSI nêu quan điểm.
Ngân hàng nào đang cho vay nhiều nhất? Khi nhiều ngân hàng tư nhân duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành giai đoạn 2016-2020, 3/4 nhà băng có vốn Nhà nước đang chững lại. Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Trung tâm Phân tích thuộc Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị phần tín dụng của nhóm ngân hàng tư nhân...