Nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi
Bước sang tháng 4/2022, một số ngân hàng đã công bố biểu lãi suất huy động mới. Trong đó, lãi suất nhiều kỳ hạn tiếp tục được điều chỉnh tăng.
Hoạt động nghiệp vụ tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CBBank). Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) điều chỉnh tăng thêm từ 0,1-0,3%/năm lãi suất tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn kể từ ngày 1/4. Cụ thể, NamABank tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng thêm 0,3%/năm lên mức 6,5%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng 0,1%/năm lên 6,6%/năm; kỳ hạn 10-11 tháng, lãi suất tăng 0,3%/năm lên 6,8%/năm.
Đây cũng là một trong những ngân hàng có mức lãi suất cao nhất nằm trong nhóm đầu hệ thống với lãi suất cao nhất lên tới 7,4%/năm cho tiền gửi online kỳ hạn từ 16 tháng trở lên khi gửi online và 7,2%/năm với kỳ hạn 12-15 tháng.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) đã điều chỉnh lãi suất huy động cao nhất của ngân hàng này lên thành 7%/năm, tăng 0,2%/năm so với hồi đầu tháng 3/2022. Mức lãi suất này áp dụng cho tiền gửi tiết kiệm online kỳ hạn 24 tháng.
Lãi suất kỳ hạn 18 tháng tại VietCapitalBank cũng tăng 0,2%/năm lên 6,9%/năm trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn giữ nguyên mức 6,6%/năm.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tăng lãi suất huy động cao nhất kỳ hạn 12 tháng lên tới 7,8%/năm. Đây cũng là mức lãi suất huy động cao nhất hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng cần đáp ứng điều kiện gửi tiền từ 999 tỷ đồng trở lên. Đối với khoản gửi dưới 999 tỷ đồng, lãi suất áp dụng từ 4,7-4,9%/năm.
Từ nửa cuối tháng 3, nhiều ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB)… cũng tăng lãi suất tiền gửi, phổ biến tăng từ 0,1-0,3%/năm.
Về lãi suất huy động cao nhất tại các ngân hàng, đứng ngay sau quán quân Techcombank với 7,8%/năm là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,6%/năm, áp dụng cho tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 13 tháng; NamABank với 7,4%/năm. Tiếp đó là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với lãi suất 7,1%/năm, gửi từ 100 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 13 tháng; Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và VietCapitalBank với 7%/năm…
Về lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) có mức lãi suất cao nhất là 0,25%/năm áp dụng cho gửi tiền trực tuyến. Trong khi đó, lãi suất với loại tiền gửi này tại các ngân hàng hầu hết chỉ là 0,1-0,2%/năm.
Xu hướng nhích tăng lãi suất huy động đã được ghi nhận kể từ sau Tết Nguyên đán. Tuy vậy, với nhóm các ngân hàng lớn là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), lãi suất huy động vẫn giữ ổn định ở mức 5,5-5,6%/năm.
Theo Trung tâm phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, mặt bằng lãi suất hiện đã chạm đáy và khó có thể giảm thêm. Do đó, SSI dự báo từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát. Cụ thể, mặt bằng lãi suất huy động dự kiến tăng nhẹ thêm từ 0,2-0,25% trong nửa cuối năm.
Lãi suất ngân hàng tiếp tục điều chỉnh
Khảo sát trong tuần đầu tháng 11/2021, một số ngân hàng tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động.
Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Trong đó, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất hệ thống đang được áp dụng tại các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank)...
Cụ thể, ACB áp dụng lãi suất tiền gửi cao nhất là 7,1%/năm cho khoản tiền giá trị trên 30 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng. Với khoản tiền gửi dưới 30 tỷ đồng, lãi suất cho kỳ hạn này là 6,3%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 5,3%/năm, thấp hơn trước đó 0,2-0,3%/năm.
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) trong tháng 11 này vẫn duy trì lãi suất tiền gửi cao nhất là 7,0%/năm với sổ tiết kiệm giá trị từ 200 tỷ đồng, kỳ hạn 12 và 13 tháng. Dưới 200 tỷ đồng, lãi suất cao nhất chỉ 5,6%/năm.
Một số ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) có lãi suất cao nhất là 6,99%/năm, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) là 6,9%/năm, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) với 6,85%/năm... Tuy nhiên các ngân hàng này đều đưa ra điều kiện riêng cho khách hàng muốn được hưởng mức lãi suất này là giá trị khoản tiền gửi phải từ 200-300 tỷ đồng trở lên và kỳ hạn gửi từ 12-13 tháng.
Các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) lãi suất cao nhất cũng lên tới 6,9%/năm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 6,8%/năm... lại chỉ quy định về kỳ hạn gửi từ 12 hoặc 15 tháng trở lên mà không kèm điều kiện về giá trị tiền gửi.
Tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lãi suất tiết kiệm tháng 11 vẫn giữ ổn định. Lãi suất cao nhất trong nhóm ngân hàng này đang là 5,6%/năm tại VietinBank và 5,5%/năm ở 3 ngân hàng còn lại.
Đối với khoản tiền gửi thông thường, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng dao động từ 4,85-6,8%/năm.
Lãi suất huy động trung bình tiếp tục ghi nhận diễn biến giảm nhẹ trong tháng 10 vừa qua đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy trung bình lãi suất huy động 6 tháng và 12 tháng giảm lần lượt 0,01 và 0,06 điểm phần trăm, lần lượt xuống 4,7% và 5,5% vào thời điểm cuối tháng 10.
Nhận định về diễn biến lãi suất huy động thời gian tới, các chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) giữ quan điểm mặt bằng lãi suất huy động - cho vay sẽ được các tổ chức tín dụng tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ trong quý IV. Trong khi đó, các chuyên gia từ Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lại dự báo lãi suất huy động sẽ tiếp tục đi ngang trong thời gian tới.
Trong khi đó, lãi suất cho vay tại các ngân hàng trong tháng 11 dao động từ 6-25%/năm tùy thuộc hình thức vay hoặc cách tính lãi suất. Thông thường, mức lãi suất cho vay tín chấp dao động từ 16-25%/năm, còn lãi suất cho vay thế chấp dao động từ 10-12%/năm.
Đáng chú ý, một số ngân hàng đang triển khai các gói cho vay mua nhà, mua xe với lãi suất cạnh tranh.
Cụ thể, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam đang áp dụng lãi suất cho vay mua nhà từ 5,49%/năm và vay mua xe từ 6%/năm đối với khách hàng cá nhân. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), các gói vay mới ở các sản phẩm như "Vay mua nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xây dựng, cải tạo nhà ở", "Vay mua ô tô", "Vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm", "Vay bổ sung vốn kinh doanh trung dài hạn" và "Vay bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn" có lãi suất từ 6,5%/năm.
Còn với khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang có chương trình lãi suất ưu đãi từ 5,8%/ năm dành cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có nhu cầu vay vốn để mua ôtô. Hạn mức cho vay của chương trình này lên đến 85% giá trị xe (tối đa 2 tỷ đồng), thế chấp bằng chính chiếc xe mà khách hàng mua hoặc bằng tài sản khác như bất động sản. Thời gian vay tối đa lên tới 96 tháng.
Ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất huy động Khảo sát biểu lãi suất của các ngân hàng trong tuần đầu tháng 9/2021 cho thấy lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục có xu hướng điều chỉnh giảm. Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN Tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...