Nhiều ngân hàng rục rịch dời một phần khỏi Anh
Một số ngân hàng đã bắt đầu tính việc chuyển một phần hoạt động của họ ra khỏi Anh, sau khi cử tri nước này chọn phương án Brexit – tức rời khỏi Liên minh châu Âu.
Lý do, theo tờ Financial Times, là khi Anh không còn thuộc EU, các ngân hàng có trụ sở tại Anh sẽ mất quyền tự do hoạt động trong EU.
Đại diện của nhiều tổ chức tài chính lớn đã đến gặp cơ quan quản lý ngành ngân hàng tại Anh, để hỏi về giấy phép cũng như các thủ tục chuyển địa điểm, Financial Times cho biết.
Hiện nhóm ngân hàng hàng đầu của Mỹ, bao gồm JP Morgan Chase, Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup và Morgan Stanley đang có hàng chục nghìn nhân viên tại Anh.
Nhưng sau sự kiện Brexit, các ngân hàng này đã lên kế hoạch chuyển một số hoạt động sang Dublin, Paris hay Frankfurt. Như vậy, ít nhất hàng nghìn việc làm sẽ ra đi theo.
Video đang HOT
Sau khi Brexit được công bố, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Villeroy de Galhau, cũng đã lên tiếng cảnh báo Anh về thời kỳ khó khăn sắp đến của ngành dịch vụ tài chính nước này.
Đối với trường hợp của London – một trong những trung tâm tài chính toàn cầu, ông Galhau cho rằng rất vô lý nếu cho phép thủ đô của nước Anh hoạt động theo ưu đãi chỉ dành cho thành viên của EU, trong khi Anh không còn thuộc EU nữa.
“Chúng tôi sẽ cố gắng thích nghi với thực tế mới. Chúng tôi đã lên kế hoạch cử thêm người đến các văn phòng hiện tại ở châu Âu, nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thông suốt.
Tất cả các vấn đề giấy tờ và thủ tục sẽ khá mất thời gian, chính vì thế chúng tôi phải hành động nhanh chóng để phục vụ tốt nhất cho các khách hàng của mình”, quản lý cao cấp tại một ngân hàng lớn của Mỹ có hoạt động tại Anh cho biết.
Theo VnEconomy
Ông Cameron tuyên bố sẽ không có cuộc trưng cầu thứ 2
Ủy ban tiếp nhận đơn thỉnh cầu của Hạ viện Anh đang điều tra cáo buộc gian lận trong việc ký đơn kiến nghị tổ chức cuộc trưng cầu thứ hai về Brexit trong khi Thủ tướng David Cameron cho biết sẽ không có cuộc trưng cầu lại này.
Thủ tướng David Cameron tuyên bố sẽ không có cuộc trưng cầu thứ hai - Ảnh: AFP
BBC cho biết các nhà điều tra đã loại bỏ 77.000 chữ ký trực tuyến do nghi ngờ đã gian lận.
Cho đến nay đã có hơn 3,2 triệu người cùng ký tên vào đơn kiến nghị nhưng Thủ tướng Camron tuyên bố rằng bất chấp mọi người nghĩ gì thì cũng sẽ không có cuộc bỏ phiếu thứ hai.
Chủ tịch ủy ban tiếp nhận thỉnh cầu Helen Jones cho biết trong một tuyên bố trên Twitter rằng các cáo buộc này "rất nghiêm trọng".
"Những người thêm các chữ ký giả mạo vào trong đơn thỉnh cầu này nên biết rằng họ đang làm xói mòn lý lẽ mà họ đã bảo vệ" - bà Jones nhận định.
Bà Jones cho biết ủy ban sẽ xem xét đơn thỉnh cầu này trong cuộc họp ngày mai 28-6 (giờ Anh) và quyết định xem có đưa vấn đề này ra tranh luận hay không.
"Điều đó không có nghĩa là ủy ban sẽ quyết định liệu có nên đồng ý hay không với đơn thỉnh cầu mà chỉ là có nên đưa nó ra tranh luận hay không" - bà Jones nhấn mạnh.
Trong khi đó, nội bộ đảng Lao động đối lập cũng đang bất ổn.
Lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn khẳng định ông sẽ không từ bỏ bất chấp việc từ chức của 11 thành viên cấp cao trong đảng của ông hôm 26-6.
Tuyên bố trên, theo AFP, xảy ra sau khi ông Corbyn sa thải phát ngôn viên các vấn đề ngoại giao Hilary Benn do ông Benn nói rằng ông không cảm thấy tự tin với tài lãnh đạo của ông Corbyn.
Sau vụ sa thải ông Benn, một loạt các vụ từ chức khác trong nội bộ đảng Lao động đã xảy ra, bao gồm phát ngôn viên y tế Heidi Alexander, phát ngôn viên giáo dục Lucy Powell, phát ngôn viên giao thông Lilian Greenwood.
Trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 23-6, 1/3 cử tri đảng Lao động đã chọn rời khỏi Liên minh châu Âu, đi ngược lại với chủ trương của lãnh đạo và phần đông nghị sĩ trong đảng này.
(Theo Tuổi Trẻ)
Hậu Brexit: Các quan chức Anh đồng loạt từ chức Hàng loạt các quan chức thuộc Đảng Lao động Anh đã tuyên bố từ chức để phản đối chủ tịch đảng là ông Jeremy Corbyn, sau khi phe ủng hộ Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) đã chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý. Ông Jeremy Corbyn (áo trắng ở giữa) đang chịu nhiều sức ép lớn. Đã có 10 thượng...