Nhiều ngân hàng công bố kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu 2019
Mùa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm vẫn chưa bắt đầu nhưng một số ngân hàng đã hé lộ những con số lợi nhuận tích cực.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong ( TPBank, mã: TPB) đã công bố kết quả kinh doanh trong 6 tháng vừa qua với lợi nhuận trước thuế đạt 1.620 tỷ đồng, tăng 596 tỷ đồng, tương đương hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 50,6% kế hoạch ĐHĐCĐ đã đề ra cho cả năm.
Chưa có con số chính thức nhưng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank, mã: VCB) cũng đã công bố lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 11.000 tỷ đồng, hoàn thành 54% kế hoạch cả năm 2019, cũng là con số cao kỷ lục trong nửa đầu năm ở nhà băng này. Tính ra, ngân hàng đã hoàn thành hơn một nửa kế hoạch ĐHĐCĐ thường niên 2019 đề ra. Trước đó, ĐHĐCĐ Vietcombank đã thống nhất thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 20.000 tỷ trong năm 2019.
Với nhóm ngân hàng nhỏ, tính đến hết tháng 5/2019, lợi nhuận trước thuế của Nam A Bank đạt 426 tỷ đồng, hoàn thành 53% kế hoạch năm 2019. Trong trường hợp đà tăng trưởng được duy trì, Nam A Bank có thể hoàn thành hơn 60% kế hoạch năm sau nửa đầu năm 2019 và đạt đến mức cao kỷ lục sau 6 tháng kinh doanh.
Trên thị trường chứng khoán, dựa trên thống kê của 17 ngân hàng đang niêm yết cổ phiếu trên 2 sàn HoSE, HNX và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM thì số lượng mã giảm đã lấn át những mã tăng trong 6 tháng đầu năm.
Cụ thể, tính theo mức giá của phiên 28/6, có 11/17 cổ phiếu ngân hàng ghi nhận mức giảm về thị giá trong 6 tháng đầu năm. Chỉ tính riêng trong quý II, có tới 14 nhà băng chứng kiến sự sụt giảm thị giá chứng khoán.
Mức sụt giảm lớn nhất đến từ cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với mức giảm 20,5% so với đầu năm; tiếp theo là cổ phiếu LPB của LienVietPostBank giảm 15% trong nửa đầu năm vừa qua.
Tuy lượng cổ phiếu giảm chiếm đa số, song ngoại trừ 2 mã chứng khoán trên, mức sụt giảm của hầu hết các cổ phiếu còn lại khá thấp, chủ yếu dưới 5%.
Video đang HOT
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu EIB của Eximbank đã vượt VCB để trở thành mã cổ phiếu ngân hàng có mức tăng cao nhất với 34,3% so với đầu năm.
Mức tăng của EIB diễn ra trong bối cảnh ngân hàng đang vướng phải khá nhiều lùm xùm về vấn đề nhân sự cấp cao trong 6 tháng đầu năm. Tuy vậy, bất chấp những yếu tố bất lợi đến từ nội tại nhà băng EIB đang nằm ở vùng đỉnh lịch sử của cổ phiếu này.
Không những thế, trong những phiên giao dịch quý II xuất hiện nhiều phiên giao dịch thỏa thuận khối lượng “khủng” cổ phiếu EIB, điển hình nhất là gần 60 triệu cổ phiếu được sang tay trong phiên ngày 3/4 với giá trị thỏa thuận lên tới 1.071 tỷ đồng.
Chỉ tăng 4,8% trong quý II song những thành quả đạt được trong quý I đã giúp VCB tăng 31,5% trong 6 tháng đầu năm. Nhà băng này vẫn đang đứng hạng nhất về thị giá trong nhóm cổ phiếu ngân hàng với 70.500 đồng/cp chốt cuối tháng 6.
Theo thuonggiaonline.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 4/7
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 4/7 của các công ty chứng khoán.
Có thể mở vị thế CVT tại ngưỡng giá 19
CTCK BIDV (BSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Xu hướng tăng.
- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ âm, MACD cắt lên đường tín hiệu.
- Chỉ báo RSI: Vùng trung lập, RSI phá kênh Bollinger trên.
- Đường MA: 3 đường MA đang đi ngang.
Nhận định: Cổ phiếu CVT đang nằm trong xu hướng tăng giá sau khi tích lũy ngắn hạn tại ngưỡng đáy 18. Vị thế tăng đã xác lập khi thanh khoản cổ phiếu đã vượt xa ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên trong phiên hồi phục hôm nay.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang báo hiệu xu hướng tăng giá mạnh. Đường giá CVT cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku trong phiên giao dịch hôm nay, thành lập một xu hướng tăng khá dài trong trung hạn.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế CVT tại ngưỡng giá 19 và chốt lãi tại ngưỡng giá 22, cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 18.
Duy trì khuyến nghị mua với cổ phiếu TCB
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA với cổ phiếu TCB và giá mục tiêu 12 tháng là 24.900 đồng, dựa trên tổng hợp 2 phương pháp so sánh P/B và chiết khấu LN thặng dư (RI).
Mức giá mục tiêu tương ứng P/B forward 1,4 lần (theo BVPS ước tính 2019 khoảng 17.615 đồng).
Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu ACB
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
LNST của ACB trong 1Q2019 đạt 1,366 tỷ đồng, hoàn thành 23% kế hoạch năm. Thu nhập lãi thuần đạt 2,857 tỷ đồng ( 20.4% n/n). Tổng thu nhập hoạt động đạt 3,490 tỷ đồng ( 5.7% n/n).
Tháng 05/2019, ACB đã bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn BASEL II (sớm hơn 8 tháng so với thời hạn mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu), điều này mang đến cho ACB có cơ hội được NHNN cho phép tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Chúng tôi ước tính LNTT của ACB là 7,606 tỷ đồng năm 2019 và 8,752 tỷ đồng vào năm 2020. EPS tương ứng là 4,800 đồng và 5,535 đồng; BVPS là 21,648 và 26,263 đồng cho năm 2019 và 2020.
Chúng tôi dự phóng giá cổ phiếu ACB sẽ đạt 40,200 đồng/cổ phiếu vào cuối 2019 và 47,400 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2020. Khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Blog chứng khoán: Cơ hội kết thúc điều chỉnh Tiền vào vẫn nhỏ nhưng lượng hàng bán ra qua các đợt rung lắc đang giảm đi rất nhanh. Thị trường ngày 3/7/2019: Nhịp điều chỉnh chậm tiếp tục diễn ra hôm nay và chỉ số chủ yếu được đẩy quán tính từ vài trụ. Diễn biến không có gì tiêu cực vì quan trọng là cổ phiếu giảm ít. Hệ số tăng/giảm...