Nhiều ngân hàng chốt room ngoại

Theo dõi VGT trên

Cùng với làn sóng lên sàn, nhiều ngân hàng sẽ chốt room ngoại trước khi đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE) trong năm nay.

Nhiều ngân hàng chốt room ngoại - Hình 1

Hầu hết ngân hàng Việt sẽ vẫn thiếu vốn để đáp ứng chuẩn Basel II (sẽ có hiệu lực từ năm 2020) và việc huy động vốn để tăng năng lực tài chính sẽ chủ yếu đến từ các nhà đầu tư nước ngoài

Chốt room ngoại trước khi lên sàn

Ngân hàng OCB và Nam A Bank cho hay, họ sẽ hút thêm vốn ngoại trước khi niêm yết cổ phiếu tại HoSE năm 2019.

Theo ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc Nam A Bank, năm 2018, Nam A Bank có kế hoạch tăng vốn từ hơn 3.000 tỷ đồng hiện tại lên 5.000 tỷ đồng, song chưa hoàn tất, nên sẽ tiếp tục triển khai trong năm nay.

Tại Ngân hàng OCB, hiện room ngoại mới chiếm 5% trong tổng số 30% theo quy định, nên còn nhiều cơ hội cho cổ đông ngoại. Đại diện OCB cho biết, Ngân hàng đang trong quá trình đàm phán với đối tác nước ngoài để bán vốn.

Trong khi đó, Ngân hàng VIB cho hay, hiện room ngoại còn khoảng 10% và trong kế hoạch tăng vốn tới đây cũng tính đến chuyện thu hút thêm vốn ngoại.

Trong năm qua, khi một số nhà băng triển khai kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán, như HDBank, VPBank, Techcombank đã chào bán cổ phần thành công cho các tổ chức quốc tế, thu về hàng trăm triệu USD. HDBank bán trên 21% cổ phần cho không dưới 10 nhà đầu tư ngoại, thu về 300 triệu USD trước khi niêm yết đầu năm 2018.

Tương tự, Techcombank lấp kín room ngoại khi bán cổ phần cho Warburg Pincus thu về 370 triệu USD trước khi niêm yết trên sàn HoSE trong năm 2018. Tại ACB, sau khi Standard Chartered Bank thoái vốn, ngân hàng này đã nhanh chóng được nhóm Alp Asia Finance Limited nhận chuyển nhượng lại và chính thức trở thành cổ đông lớn, sở hữu gần 10% vốn ACB. Room ngoại tại ACB hiện đạt mức tối đa 30%…, vì vậy, ACB có thể bán 41,4 triệu cổ phiếu quỹ để cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR) trước năm 2020.

Thị trường cũng đang chờ đợi thương vụ bán vốn của BIDV cho đối tác KEB Hana của Hàn Quốc. Năm 2018, ngân hàng này đã xin ý kiến cổ đông về việc chào bán và tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là KEB Hana, với 17,65% vốn điều lệ hiện tại. Thương vụ này dự kiến hoàn tất trong năm nay.

Nhà đầu tư ngoại muốn tăng tỷ lệ sở hữu

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital cho rằng, trong bối cảnh nhiều ngân hàng đang nỗ lực tăng huy động vốn theo chuẩn Basel II, thì Chính phủ có thể nới room ngoại từ 30% lên 49%.

Giám đốc điều hành Vina Capital, ông Andy Ho cũng từng đề nghị, ngành ngân hàng Việt Nam nên nới room để hút vốn ngoại trong bối cảnh cần vốn để đẩy mạnh tái cơ cấu. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng kỳ vọng nới thêm room để có cơ hội sở hữu thêm cổ phần.

Video đang HOT

Ông Kanetsugu Mike, Tổng giám đốc Ngân hàng Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) cho biết, là cổ đông chiến lược của VietinBank, MUFG sẵn sàng hỗ trợ VietinBank tăng vốn điều lệ nhằm tạo thuận lợi trong kinh doanh và việc này hết sức cấp thiết, mong Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.

Với Agribank, ngân hàng này đang trong lộ trình cổ phần hóa, mà theo yêu cầu của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, chậm nhất là đầu năm 2020, phải cổ phần hóa xong. Nhiều đối tác đang “nhắm” tới Agribank, trong đó có Tập đoàn Tài chính NongHuyp – định chế tài chính đứng thứ 4 tại Hàn Quốc, đã “ngỏ ý” được hỗ trợ nhà băng này trong việc cổ phần hóa.

Công ty con của Agribank là Công ty tài chính ALC I cũng đã nhận được đề nghị từ phía Tập đoàn Srisawad Corporation của Thái Lan trong việc hoàn trả 100% vốn điều lệ của ALC I cho Agribank (200 tỷ đồng) và trả hết phần nợ gốc mà ALC I đã vay của Agribank là 323 tỷ đồng để được sở hữu hoàn toàn công ty tài chính này. Được biết, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ và đang chờ sự chấp thuận của Chính phủ.

Trong một phân tích mới đây, các chuyên gia của Moody’s đán.h giá rằng, hầu hết ngân hàng Việt sẽ vẫn thiếu vốn để đáp ứng chuẩn Basel II (sẽ có hiệu lực từ năm 2020) và việc huy động vốn để tăng năng lực tài chính sẽ chủ yếu đến từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo TS. Bùi Quang Tín (Đại học Ngân hàng TP.HCM), để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế, việc tiếp tục kiểm soát và có lộ trình sở hữu nhà nước tại các ngân hàng vẫn là cần thiết ở thời điểm hiện nay. NHNN cũng đang đi theo hướng này. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đề cập việc nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với từng loại hình tổ chức tín dụng phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký kết.

Theo Thùy Vinh
baodautu.vn

Nâng hạng thị trường: Khoảng hụt về lượng và chất

Việt Nam được FTSE Rusell thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi hạng 2, tuy nhiên tổ chức được đán.h giá là "quyền lực hơn" và có tác động mạnh mẽ hơn là MSCI (Morgan Stanley Capital International) lại chưa đưa thị trường Việt Nam vào danh sách nâng hạng. Vậy bao giờ TTCK Việt Nam mới có thể lên bậc cao hơn?

Nâng hạng thị trường: Khoảng hụt về lượng và chất - Hình 1

Những tiêu chí còn hụt

Trong các tiêu chí để được xem xét nâng hạng, có thể thấy hầu hết các tiêu chí chưa cải thiện, ngoại trừ việc đăng ký mở tài khoản. Các tiêu chí cụ thể như sau:

1 Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài, room ngoại;

2. Quyền công bằng của nhà đầu tư nước ngoài;

3. Mức độ tự do trên thị trường ngoại hối;

4. Luồng thông tin;

5. Hệ thống thanh toán bù trừ;

6. Khả năng chuyển nhượng;

7. Cho vay chứng khoán và bán khống.

Với MSCI, việc nâng hạng còn có tiêu chí dựa trên sự tham khảo của họ với các tổ chức nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam về mức độ hài lòng; đồng thời dựa trên hệ thống đán.h giá nội bộ.

Quan sát thị trường có thể thấy, điểm dễ tạo nên không hài lòng nhất là giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài và khả năng tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài. Qua gặp gỡ và tiếp xúc với các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài tới từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, có thể thấy một khó khăn chung là họ không thể tìm được nhiều thông tin về công ty mà họ dự định đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài này thường theo chân các quỹ lớn ở chính quốc gia của họ để đầu tư vào Việt Nam. Họ có thể mô phỏng danh mục giống như các quỹ đó hoặc tự mình phân tích. Tuy nhiên, khi đăng nhập vào một số trang web của công ty chứng khoán dễ thấy các tin tức, nhận định thị trường khá nhiều, nhưng các báo cáo chi tiết về cổ phiếu lại rất ít và thường khá cũ. Để giải quyết vấn đề này, nhà đầu tư ngoại thường tìm tới các nhân viên môi giới chứng khoán nhưng "cái khó ló cái khó hơn". Các môi giới gạo cội trên thị trường thường không thạo ngoại ngữ để cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho nhà đầu tư cũng như trình độ chuyên môn sâu về doanh nghiệp để tư vấn cho khách hàng, chủ yếu là theo trường phái phân tích kỹ thuật để ra điểm mua/bán.

Người viết từng tiếp xúc với một nhà đầu tư từ Hàn Quốc làm việc chuyên môn trong ngành nghề đầu tư, đã có chứng chỉ CFA nhưng anh đầu tư vào Việt Nam với tâm thế là đi theo quỹ lớn và cơ cấu danh mục hoàn toàn giống quỹ lớn. Lượng vốn anh bỏ vào cũng không nhiều so với thu nhập. Sau hai năm nhìn lại, danh mục của anh này không sinh lời và còn lỗ nhẹ, với 30 loại cổ phiếu khác nhau.

Tại thời điểm VN-Index vượt qua mốc 1.000 điểm, nhiều công ty chứng khoán thuộc sở hữu nước ngoài tăng vốn điều lệ, nhiều quỹ đầu tư đổ tiề.n và.o Việt Nam, cuộc chiến giành thị phần với lượng tiề.n lớn đổ vào đưa thị trường đi lên thêm 20% nữa, nhưng 1 năm sau, nhìn lại hiệu quả đầu tư lại rất thấp.

Dòng tiề.n nóng đổ vào rồi sẽ rút ra khá nhanh, ngay cả các quỹ ngoại lớn đổ tiề.n và.o Việt Nam cũng vì những lợi ích ngắn hạn, chủ yếu tiề.n tập trung quanh các cổ phiếu trong chỉ số VN30, thời điểm này nhìn lại có những cổ phiếu đã mất tới 80% giá trị so với đỉnh giá và có khả năng rơi vào trạng thái thua lỗ dài hạn.

Với các nhà đầu tư cá nhân ngoại, nhiều người muốn mua cổ phiếu của các công ty đã hết room, nhưng không biết tìm cách nào và tìm thông tin đó ở đâu. Hàng ngày họ vẫn kiên trì ngồi đặt lệnh mua cổ phiếu vì thị trường Việt Nam chưa có các sản phẩm khác thay thế như chứng quyền có đảm bảo, quyền chọn mua/bán, hợp đồng tương lai cổ phiếu...

Mặt khác, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp duy nhất 1 mã Trading code tương ứng với 1 tài khoản chứng khoán và thủ tục, giấy tờ khá rắc rối, cũng không khuyến khích họ ở lại lâu dài với thị trường.

Muốn nâng hạng, phải làm từ gốc chính sách

Các thành viên thị trường và nhà đầu tư đều muốn đi nhanh để được nâng hạng, nhưng gốc rễ vấn đề nằm ở chính sách và luật pháp. Lấy ví dụ cụ thể từ ngành ngân hàng để đán.h giá.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, một trong những nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong vài năm tới là giảm sở hữu chéo, xử lý nợ xấu, tăng vốn nhằm đáp ứng chuẩn Basel II. Một số ngân hàng đã cạn room nước ngoài, nhưng theo Quyết định số 986 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước vẫn sẽ nắm giữ tối thiểu 65% tổng số cổ phần có biểu quyết, gồm Vietcombank, Vietinbank và BIDV trong giai đoạn 2018 - 2020; giai đoạn tiếp theo 2021 - 2025 sẽ nắm giữ tối thiểu 51%.

Đây là 3 ngân hàng nằm trong danh sách thí điểm áp dụng Basell II sớm 1 năm kể từ ngày 1/1/2019, tuy nhiên đến nay mới chỉ có Vietcombank đáp ứng, BIDV và Vietinbank đều gặp khó khăn trong vấn đề tăng vốn, đặc biệt là Vietinbank khi Nhà nước vẫn còn nắm giữ trên 65% vốn và đã hết room ngoại.

Trong số 10 ngân hàng thí điểm Basell II đợt đầu đến nay, mới có 3 ngân hàng đáp ứng được, còn lại các ngân hàng khác đang gặp khó khăn về việc cấu trúc lại số liệu đúng chuẩn cũng như tăng vốn.

Năm ngoái, khi Ngân hàng ACB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 12.886 tỷ đồng cũng kèm theo yêu cầu ACB có trách nhiệm duy trì tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ACB không vượt quá 30% (thực tế ACB đã đầy room từ lâu). Các ngân hàng khác đã kín room ngoại như LPB, MBB, TCB...

Có một sự thật là tất cả các nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường đều đã nghe câu chuyện nới room ngành ngân hàng cách đây ngót nghét 10 năm, nhưng đến nay vẫn không có chuyển biến.

Một nút thắt khác là quá trình cổ phần hóa, thoái vốn và niêm yết sau cổ phần hóa nhiều năm nay diễn ra rất chậm, khiến lượng hàng hóa trên thị trường chưa đa dạng, quy mô vốn hóa TTCK trên GDP tuy lớn, nhưng các cổ phiếu đầu ngành hầu như đều có nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác nắm giữ tỷ trọng cao, khiến tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng trên sàn thực tế còn lại rất nhỏ, ảnh hưởng méo mó tới chỉ số.

Cùng là 1 tỷ USD, nếu đổ vào thị trường quy mô 10 tỷ USD sẽ rất khác việc đổ vào thị trường 100 tỷ USD. Nếu được nâng hạng, thị trường kỳ vọng dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, nhưng trước hết phải làm sao xử lý được hàng loạt sự chậm trễ đến từ việc các doanh nghiệp không IPO, thoái vốn hoặc niêm yết...

Mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối cũng là một nút thắt của quá trình nâng hạng. Tự do hóa là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát của Nhà nước. Trong đó tự do hóa ngoại hối nằm ở bộ phận tự do hóa tài chính quốc tế.

Hiện Việt Nam vẫn đang thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát, trước giai đoạn năm 2012, NHNN thường xuyên can thiệp vào tỷ giá bằng cách tăng/giảm tỷ giá công bố và thay đổi biên độ giao dịch, quản lý lỏng lẻo các đại lý thu đổi ngoại tệ dẫn tới thị trường giai đoạn này có thanh khoản thấp, thiếu ổn định, sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do khiến tình trạng "găm giữ ngoại tệ" để kiếm lời tăng cao.

Sau giai đoạn này, NHNN can thiệp sâu hơn vào thị trường ngoại hối bằng việc đưa ra tỷ giá trung tâm và các cam kết về ổn định tỷ giá trong biên độ cố định nhằm kiểm soát sự mất giá của VND, tạo sự ổn định cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời hút vốn đầu tư nước ngoài.

Các sự kiện lớn như Brexit, Trung Quốc phá giá nhân dân tệ và Fed tăng lãi suất đã phần nào thấy được sự ổn định của VND so với các đồng tiề.n khác, củng cố niềm tin trong giới đầu tư. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chưa có thị trường giao dịch tiề.n tệ ở nước ngoài và giao dịch thị trường trong nước còn hạn chế. Để được nâng hạng, ngay cả FTSE cũng có yêu cầu thị trường ngoại hối tự do và phát triển hoàn thiện.

Việc đối xử công bằng nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn là một câu chuyện dài kể từ khi TTCK Việt Nam mở cửa tới nay. Trên 95% nhà đầu tư hiện nay là các cá nhân, nhỏ lẻ nhưng quy định pháp lý vẫn nợ họ những công cụ để thực hiện đúng vai trò bảo vệ số đông đối tượng tham gia. Việc nhà đầu tư cá nhân, đại chúng chưa được bảo vệ bằng hành lang pháp lý đầy đủ và còn thiếu niềm tin thị trường khiến các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn khi huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân. Trong cơ cấu góp vốn của các tổ chức này, chủ yếu vẫn là vốn nước ngoài, nhà nước hoặc từ các tổ chức kinh tế khác.

Bài học từ các TTCK phát triển cho thấy, việc thu hút nhà đầu tư cá nhân rất quan trọng, khởi điểm là sự thay đổi trong tư duy tạo ra bước tiến lớn hơn là việc thu hút quá nhiều vốn đầu tư vào thị trường.

Trên thế giới, các quỹ ETFs lớn huy động được nhiều tỷ USD từ các nhà đầu tư cá nhân (xem bảng), tuy nhiên, ở Việt Nam, Quỹ ETF lớn nhất (VFMVN30) lại cũng chưa có nhiều nhà đầu tư trong nước tham gia mà chủ yếu do nhà đầu tư nước ngoài rót vốn. Như vậy, để nhà đầu tư cho điểm cộng với TTCK Việt Nam, yêu cầu tiên quyết là các vấn đề pháp lý phải hoàn thiện, thông điệp chính sách đã nói cần phải làm.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác cần cập nhật, nâng cấp sửa đổi để tiến tới một thị trường hoàn thiện hơn. Các thành viên thị trường cần có cái nhìn tổng thể về câu chuyện nâng hạng, chứ không nên kỳ vọng mơ hồ hay chỉ nhìn vào một vài lợi ích như nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, thành lập trung tâm thanh toán bù trừ để giảm thiểu các tổ chức không chính thức bên ngoài, giải tỏa "cơn khát T 0" của các traders...

Câu chuyện nâng hạng cần trở thành tâm điểm của thị trường trong các năm tới, dù cần nhiều thời gian, nhưng cải thiện cả về lượng và chất mới có thể giúp thị trường bước lên nền tảng cao hơn.

Theo tin chứng khoán nhanh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

'Uyên Linh và Quốc Thiên mua vàng, chứng khoán, đến đất cũng đứng tên chung sổ'
23:29:28 05/10/2024
Phương Lan xin lỗi vụ ồn ào, tiết lộ mối quan hệ với Minh Dự, Nam Thư
21:21:16 05/10/2024
Một nam nghệ sĩ bị hiểu lầm ăn cơm từ thiện: Thà bán tài sản chứ không xin ai một đồng
21:54:03 05/10/2024
MC Kỳ Duyên gợi cảm tuổ.i U60, Phan Như Thảo sexy hậu giảm cân
23:35:58 05/10/2024
Sao Hoa ngữ 5/10: Sao 'Tiếu ngạo giang hồ' đợi bạn gái kém 36 tuổ.i ra tù để cưới
23:47:23 05/10/2024
'Mỹ nam không tuổ.i' từng bị từ chối vì đẹp lạ: Tuổ.i 42 nổi tiếng, giàu có khó ai sánh kịp
23:25:43 05/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh che giấu 2 bí mật 'xấu hổ', ngôi Thị hậu sắp 'ngã ngựa"?
21:31:55 05/10/2024
Em gái Trấn Thành đã chia tay
23:56:38 05/10/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiề.n ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiề.n mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

WHO bổ sung vaccine HPV thứ tư ngừa ung thư cổ tử cung

Sức khỏe

06:52:20 06/10/2024
Năm 2023, 37 quốc gia đã triển khai lịch tiêm một liều. Tính đến ngày 10/9/2024, 57 quốc gia đang triển khai lịch tiêm một liều. WHO ước tính rằng việc áp dụng lịch tiêm một liều đã giúp ít nhất 6 triệu tr.ẻ e.m gái được tiêm vaccine HPV ...

1 Chị Đẹp chưa thi đã bị đàn chị từ chối chung đội, vừa cất giọng liền hứng "gáo nước lạnh"

Tv show

06:47:13 06/10/2024
Sau khi chương trình công bố chính thức đội hình mùa 2, loạt khoảnh khắc hậu trường giữa các Chị Đẹp đã được hé lộ.

Love Next Door tập 15: Đôi trẻ bị chia cắt vì "đại chiến sui gia", Jung Hae In bất chấp tất cả để ở bên người yêu

Phim châu á

06:41:20 06/10/2024
Trong khi mối quan hệ của đôi trẻ ngày càng trở nên mặn nồng thì hai bên gia đình lại căng như dây đàn vì mâu thuẫn.

Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5

Sao việt

06:38:12 06/10/2024
Tối 5/10, chung kết Miss Cosmo 2024 diễn ra tại sân khấu ngoài trời ở TP.HCM. Là đêm thi cuối cùng, các thí sinh dồn sự quyết tâm để bung sức, sẵn sàng cạnh tranh cho chiếc vương miện danh giá.

Nếu thấy loại rau này, hái ngay về làm 2 món ăn giòn ngon, lạ miệng lại giúp tăng miễn dịch, đào thải độc tố, thanh nhiệt...

Ẩm thực

06:30:13 06/10/2024
Ngoài việc chế biến thành món rau xào, nấu canh xương, bạn có thể khám phá hương vị độc đáo của rau bồ công anh thông qua các công thức dưới đây.

Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra

Hậu trường phim

06:26:33 06/10/2024
Ngày 5/10, Sina đưa tin đoàn phim cổ trang Phó Sơn Hải do Thành Nghị đóng chính đang gấp rút hoàn thành những ngày quay cuối cùng.

Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc

Thế giới

05:53:42 06/10/2024
Từ kinh nghiệm đau thương đó, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản, đầu tư vào các nhà sản xuất và chế biến thay thế, tăng cường tích trữ và thúc đẩy các giải pháp công nghệ thay thế.

Dàn mỹ nhân bóng đá Việt Nam, Philippines, Trung Quốc đọ sắc với hoa hậu Ngọc Hân, ai xinh đẹp nhất?

Netizen

22:24:34 05/10/2024
Dàn cầu thủ diện áo dài Việt Nam và chụp ảnh tại các địa điểm đẹp tại Hà Nội. Giải đấu có 4 đội bóng tham dự gồm CLB nữ Thái Nguyên T&T, CLB nữ Hà Nội, Manila Digger FC (Philippines) và Bắc Kinh FC (Trung Quốc)

Trò cưng ông Troussier chật vật ở tuyển Việt Nam mới

Sao thể thao

21:53:37 05/10/2024
Nửa năm sau khi HLV Philippe Troussier ra đi, Nguyễn Thái Sơn không còn là bất khả xâm phạm ở đội tuyển Việt Nam.

Lisa bị nói vô tâm với Rosé, Jisoo liền nói rõ mâu thuẫn trong nhóm Blackpink

Sao châu á

21:30:22 05/10/2024
Kể từ sau khi kết thúc hợp đồng cá nhân với YG Entertaiment, các thành viên Blackpink đều hoạt động sôi nổi với tư cách một nghệ sĩ solo. Nếu Jisoo tích cực tham gia phim mới thì 3 người em cùng nhóm lại tất bật với những dự án âm nhạc.