Nhiều ngân hàng cam kết giảm lãi với tổng số tiền khoảng 3.500 tỷ đồng
Tại Hội nghị bàn thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh diễn ra ngày 15/12, đại diện Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam ( VNBA) cho biết: Đã có 16 ngân hàng thương mại (NHTM) cam kết giảm tiền lãi với số tiền khoảng 3.500 tỷ đồng với mức lãi suất giảm từ 0,5 – 3%/năm.
Doanh nghiệp mong chờ tiếp cận vốn vay từ ngân hàng dịp cuối năm.
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết: NHNN đã có chỉ đạo yêu cầu các ngân hàng đều phải giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay theo quy mô và tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.
“Các NHTM giảm lãi nhưng không được tăng các loại phí, không để tình trạng giảm ‘tay trái’ nhưng lại tăng ‘tay phải’. Việc giảm lãi suất nhưng không thể để các ngân hàng rơi vào tình trạng suy yếu về mặt năng lực tài chính, ngân hàng lỗ và tạo ra bất cập về cơ chế điều hành chung. Điều quan trọng nhất là các ngân hàng cần cắt giảm chi phí hoạt động và lợi nhuận và cổ đông phải chia sẻ”, ông Đào Minh Tú cho biết.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký VNBA cho biết: Hiện, mặt bằng lãi suất huy động ở thị trường 1 vẫn rất cao. Tính đến ngày 14/12, lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng đa số dao động ở mức từ 6,1% – 8,3%/năm, có ngân hàng huy động lãi suất lên đến 11% (số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên)…Như vậy, so với cuối năm 2021, nhìn chung, lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng hiện nay đã tăng khoảng 3% – 4% ở các kỳ hạn trên 6 tháng và trên 12 tháng.
VNBA đề nghị các tổ chức tín dụng, NHTM hội viên thực hiện nghiêm túc kêu gọi đồng thuận lãi suất huy động tại mọi kỳ hạn không quá 9,5%/năm đã bao gồm các khoản khuyến mại. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng, đặc biệt là 30 tổ chức tín dụng đã được phân bổ chỉ tiêu tín dụng bổ sung căn cứ khả năng, năng lực tài chính của mỗi tổ chức tín dụng; tiếp tục tiết giảm chi phí nhằm hỗ trợ khách hàng giảm lãi suất cho vay theo nội dung đã cam kết với NHNN.
Theo các ngân hàng, có nhiều nguyên nhân khiến lãi suất huy động hiện chưa có xu hướng giảm, bởi một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ vẫn buộc phải tăng lãi suất lên mức cao hơn mặt bằng chung của thị trường để giữ chân khách hàng (do người dân có hiện tượng thiếu niềm tin vào NHTM cổ phần quy mô nhỏ nên có xu hướng gửi tiền đến các ngân hàng có vốn nhà nước chứ không phải gặp vấn đề thanh khoản. Bên cạnh đó, giao dịch tín chấp trên thị trường liên ngân hàng bị hạn chế, các giao dịch hầu như đều bị yêu cầu có tài sản đảm bảo và bị áp tỷ lệ phòng vệ rủi ro quá cao so với thời điểm trước đó.
Áp lực thực hiện quy định về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn, cho vay trung dài hạn (tỷ lệ này đã bị giảm từ 37% xuống 34% vào tháng 10/2022, theo lộ trình thì tháng 10/2023 sẽ giảm tiếp tục xuống 30%) – dẫn đến các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất huy động vốn trung dài hạn lên cao hơn nhằm đảm bảo tuân thủ quy định.
Ngoài ra, các NHTM tham gia thị trường liên ngân hàng không nắm bắt được thông tin của NHTM tham gia. Do vậy, không có thông tin đánh giá ngân hàng đối tác, để cân nhắc, ra quyết định cho vay, gửi tiền tại ngân hàng khác. Từ đó dẫn đến có thời điểm một số NHTM gặp khó khăn về thanh khoản và phải nâng lãi suất huy động để đảm bảo thanh khoản.
Video đang HOT
“Trong những ngày năm, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao, trong khi nguồn tiền của doanh nghiệp rất hạn hẹp vì khó có thể huy động được vốn từ phát hành trái phiếu, thậm chí còn phải mua trái phiếu trước hạn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng”, ông Nguyễn Quốc Hùng dự đoán.
Trước đó, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, ngày 6/12, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống lên 1,5 đến 2%. Theo đó, ngân hàng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn. Các ngân hàng cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như: Nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ…, theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Cụ thể, BIDV giảm lãi suất giảm 0,5- 2,5%/năm cho khách hàng vay vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên; khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu; khách hàng doanh nghiệp nước ngoài, khách hàng cá nhân…Phía Agribank giảm 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng VND tại thời điểm 30/11. Với dư nợ phát sinh từ 1- 31/12/2022, Agribank giảm tối đa 20% so với mặt bằng lãi suất đang áp dụng với từng đối tượng, lĩnh vực.
Vietcombank giảm lãi suất tới 1% một năm đối với các khoản vay VND cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân hiện hữu, từ 1/11 đến hết 31/12/2022. Tổng số khách hàng được giảm lãi suất là 175.000 khách hàng với quy mô tín dụng hơn 500.000 tỷ đồng, chiếm gần 50% dư nợ hiện hữu….Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn phản ánh, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng hiện nay vẫn còn ở mức tương đối cao. Cụ thể, lãi suất cho vay trung bình tại các ngân hàng thường dao động từ 10 – 16%/năm (cho vay tín chấp), còn đối với vay thế chấp thì lãi suất dao động từ 10 – 14%/năm.
Hàng nghìn tỷ đồng cam kết giảm tiền lãi, giải tỏa phần nào cơn khát vốn
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) Nguyễn Quốc Hùng cho biết: Để hỗ trợ nền kinh tế, đến nay đã có 12 ngân hàng cam kết giảm tiền lãi với số tiền là 3.312 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, người dân với mức lãi suất giảm từ 0,5 - 3%/năm.
Có room tín dụng nhưng các ngân hàng thương mại vẫn phải chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo nguồn cho vay.
Nỗ lực lớn của ngân hàng trong bối cảnh thách thức bủa vây
Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng từ 1,5 - 2% cho toàn hệ thống tín dụng, tương đương 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế, nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi vay.
Mới đây nhất, Chương trình "Hưởng vay ưu đãi - Vững lái kinh doanh" đã được triển khai tại ABBank với lãi suất ưu đãi 5,5%/năm dành riêng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VND phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên.
Từ nay tới ngày 31/12/2023 với tổng hạn mức 350 tỷ đồng, ABBank áp dụng đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã... phát sinh hợp đồng vay vốn ngắn hạn bằng VND với mục đích vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. "Vào tháng 6/2022, ABBank đã rà soát kế hoạch tín dụng và đăng ký hạn mức tham gia hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 như: Du lịch, dịch vụ lưu trú/ăn uống, vận tải kho bãi, nông - lâm nghiệp/thủy sản, công nghiệp chế biến - chế tạo... Đến cuối tháng 11/2022, đã có gần 100 khoản vay được hỗ trợ lãi suất 2%/năm tại ABBank với tổng dư nợ tín dụng được hỗ trợ trên 200 tỷ đồng", đại diện ABBank cho biết.
Ông Nguyễn Mạnh Quân - Quyền Tổng Giám đốc ABBank cho biết: "Ngân hàng luôn tích cực thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN để góp phần phục hồi nền kinh tế. Với định hướng phát triển là ngân hàng bán lẻ, lấy khách hàng làm trọng tâm, ABBank đặc biệt chú trọng xây dựng giải pháp tín dụng, sản phẩm chuyên biệt phục vụ lĩnh vực sản xuất kinh doanh".
Ngân hàng SHB đang triển khai chương trình hỗ trợ giảm lãi suất từ 1,5% đến 2%/năm cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt, SHB ưu tiên hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên như: Nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án xanh... Các doanh nghiệp đang cần vốn để gấp rút sản xuất các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu cuối năm của người dân cũng được ngân hàng triển khai hỗ trợ.
Ngoài ra, SHB còn miễn, giảm phí trả nợ trước hạn, ưu đãi các phí dịch vụ, linh hoạt về thủ tục, hồ sơ vay vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo thuận lợi, giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay ưu đãi, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất dịp cận Tết...
Trước đó, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên công bố giảm đồng loạt lãi suất cho vay tới 1%/năm với các khoản vay bằng đồng Việt Nam cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân hiện hữu. Thời gian đến hết 31/12/2022. Vietcombank sẽ chủ động giảm lãi suất mà khách hàng không cần phải đề nghị, tiết giảm tối đa chi phí và thời gian đi lại cho khách hàng, đồng thời tạo sự minh bạch trong việc áp dụng chính sách lãi suất đồng đều đến tất cả các khách hàng thuộc đối tượng được hỗ trợ. Đợt giảm lãi suất này sẽ có tác động đến khoảng 175.000 khách hàng với quy mô dư nợ khoảng 500.000 tỷ đồng, chiếm khoảng một nửa danh mục tín dụng của Vietcombank.
2,2 triệu khách hàng đang vay vốn của ngân hàng Agribank sẽ được giảm 20% trên mức lãi suất đang vay, tương đương với quy mô dư nợ khoảng 1 triệu tỷ đồng. Những khoản vay mới trong tháng 12/2022 cũng được giảm tối đa đến 20% tập trung chủ yếu cho nhóm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31 và nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 phục hồi sản xuất.
"Điều chỉnh giảm trên hệ thống kế toán của ngân hàng, khách hàng không cần đến ngân hàng để làm thủ tục. Chúng tôi đã dành nguồn lực từ việc tiết giảm chi phí; đồng thời giảm một phần lợi nhuận kinh doanh của năm 2022 để đồng hành cùng khách hàng. Riêng đợt này, dự kiến có 1.000 tỷ đồng được trích từ lợi nhuận của ngân hàng để hỗ trợ cho khách hàng", bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết.
Ngân hàng MB cũng có những gói ưu đãi riêng, giảm từ 0,5 - 1%/năm cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, xuất nhập khẩu... Đại diện MB cho biết: Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số đã giúp ngân hàng tiết giảm chi phí, thu hút được lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn, có lãi suất thấp, có điều kiện giảm lãi vay. "Dòng tiền gửi không kỳ hạn tăng lên để lại ngân hàng tăng lên, giảm được chi phí huy động chung, từ đó tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay và khi chuyển đổi số thì chi phí vận hành cũng giảm đáng kể, từ đó tiết kiệm được chi phí hoạt động khác", ông Phạm Như Ánh, thành viên Ban Điều hành MB cho biết.
Theo Tổng Thư ký VNBA Nguyễn Quốc Hùng, trong bối cảnh hiện nay, nhằm tiếp tục ổn định thị trường tiền tệ, các ngân hàng cần đồng thuận giữ mặt bằng lãi suất ổn định để đảm bảo an toàn hệ thống và hỗ trợ giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp, người dân cũng như hỗ trợ nhau nguồn lực để thanh khoản hệ thống thông suốt. Bên cạnh đó, cần trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đẩy mạnh truyền thông để dư luận hiểu và chia sẻ hoạt động kinh doanh ngân hàng. VNBA đề xuất NHNN tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng qua tăng cường các công cụ thị trường mở (OMO)..., ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của các ngân hàng qua kênh OMO. Giải pháp này kỳ vọng làm giảm áp lực dự phòng thanh khoản cao của ngân hàng, góp phần làm giảm lãi suất giao dịch liên ngân hàng cũng như giảm lãi suất huy động từ khách hàng.
Giải tỏa phần nào cơn khát vốn
Cần sửa đổi Nghị định 31 năm 2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để tiếp tục triển khai.
Theo TS Nguyễn Hữu Huân - Trưởng bộ môn thị trường tài chính thuộc Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, việc nới room thời điểm hiện tại là hợp lý vì áp lực tỷ giá không còn mạnh như trước. "Nếu rới room sớm hơn khi tỷ giá vẫn còn căng thẳng thì có thể sẽ ảnh hưởng tỷ giá và lạm phát. Trong khi đó, việc nới room nếu chậm muộn hơn thì cũng sẽ không kịp hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, vì nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh cuối năm là rất lớn", TS Nguyễn Hữu Huân cho biết.
"Có 3 yếu tố chính từ việc nới room vừa qua của NHNN: Một là, góp phần giải tỏa nhu cầu vốn cuối năm; hai là hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh, ổn định thị trường và kinh tế vĩ mô; ba là, tác động không đáng kể đến lạm phát do tốc độ hấp thụ vốn sẽ nhanh", TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho biết.
Mặc dù được đánh giá là sẽ giải tỏa cơ khát về nhu cầu vốn, nhưng các chuyên gia cũng cho rằng, nới room cũng sẽ chỉ là một trong những giải pháp và dòng vốn cũng sẽ không vì thế mà "ồ ạt" đổ ra nền kinh tế. Bởi lẽ, các ngân hàng khi cho vay cũng sẽ còn cần cân nhắc đến nhiều vấn đề như đối tượng vay, yêu cầu cân đối nguồn tiền của chính các ngân hàng.
Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, TS Nguyễn Quốc Hùng cho biết, cần việc thiết lập, xây dựng một hệ thống giải pháp chính sách phù hợp, mạnh mẽ cho doanh nghiệp, trong đó đề xuất một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.
VNBA đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt tăng cường đẩy mạnh giải ngân đầu tư công cũng như thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, giảm bớt áp lực đối với tiền tệ, tín dụng từ hệ thống ngân hàng; đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư...giúp cải thiện cung - cầu ngoại tệ cũng như giảm áp lực đối với tỷ giá; cần đẩy nhanh tiến độ các Luật đang được sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới (như P2P Lending, Fintech, trung tâm kinh doanh thương mại, tiền kỹ thuật số, giao dịch xuyên biên giới, cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu...), cũng như thúc đẩy phối hợp giữa các bộ, ngành để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nền kinh tế.
"Tiếp tục rà soát lại các quy định liên quan đến ngành nghề, đối tượng được hưởng, các điều kiện vay vốn. Tăng cường phối hợp chính sách, cải thiện môi trường đầu tư (thuế, hải quan, thủ tục hành chính...), tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, các thành phần kinh tế được bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực đầu vào và trong tiếp cận thị trường đầu ra", TS Nguyễn Quốc Hùng đề xuất.
Ngân hàng nào còn hạn mức cần tích cực cho vay sản xuất, kinh doanh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hạn mức cân đối nguồn vốn, tích cực giải ngân tín dụng vào sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân,...