Nhiều nền kinh tế lớn tìm cách trấn an ông Trump
Lo ngại những tác động bất lợi từ chính sách cứng rắn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, nhiều nền kinh tế đang có những động thái được cho là nhằm thể hiện sự phối hợp trong việc giải tỏa những băn khoăn của chính quyền mới tại Washington.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Financial Times ngày 28.11, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cho rằng Liên minh châu Âu (EU) phải hợp tác với ông Trump để tránh chiến tranh thương mại. “Đây là một viễn cảnh tốt hơn so với chiến lược đáp trả thuần túy dẫn đến sự ăn miếng trả miếng mà không bên nào thực sự thắng”, bà giải thích và cho rằng “thương chiến” lớn còn có thể dẫn đến sụt giảm GDP toàn cầu. Theo bà, EU nên đề nghị mua một số mặt hàng từ Mỹ như khí thiên nhiên hóa lỏng và thiết bị quốc phòng.
Đoàn người tìm đường vào Mỹ tại bang Chiapas ( Mexico) ngày 28.11. ẢNH: REUTERS
Về phía Canada, chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau dự kiến tăng cường đầu tư cho an ninh biên giới, sau động thái của ông Trump. Biên giới Canada – Mỹ dài nhất thế giới với gần 9.000 km và phần lớn được kiểm soát bởi lực lượng tuần tra di động. Thủ hiến tỉnh bang Ontario Doug Ford chia sẻ rằng ông hy vọng chính phủ sẽ có một cách tiếp cận chủ động hơn và thể hiện rằng Canada “nghiêm túc xem xét vấn đề an ninh biên giới, nếu không sẽ phải đối diện rủi ro xáo trộn kinh tế do các thuế suất của ông Trump”.
Trung Quốc, Mexico, Canada cảnh báo sau khi ông Trump dọa tăng thuế ngay ngày đầu nhậm chức
Tại Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Thương mại Hà Á Đông kêu gọi Mỹ tôn trọng các nguyên tắc kinh tế thị trường và cạnh tranh công bằng. Tân Hoa xã ngày 28.11 dẫn lời ông Hà cho biết Bắc Kinh phản đối sự hạn chế mang tính phân biệt đối với các công ty Trung Quốc bằng cách “mở rộng khái niệm an ninh quốc gia và lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu”. Trong một bản tin sau đó vào ngày 29.11, Tân Hoa xã dẫn thông cáo của Ủy ban Thuế quan Hải quan thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho hay nước này sẽ gia hạn việc không áp thêm thuế đối với một số mặt hàng của Mỹ đến ngày 28.2.2025. Việc không áp thêm thuế lẽ ra hết hạn vào hôm nay (30.11).
Trong khi đó, có nhiều thông tin trái chiều sau cuộc điện đàm giữa ông Trump và Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 27.11. Ông Trump cho hay Mexico đồng ý đóng cửa biên giới để ngăn người nhập cư lậu vào Mỹ, trong khi bà Sheinbaum cho biết đã “nhắc lại quan điểm của Mexico là không đóng cửa biên giới, nhưng sẽ thiết lập những cầu nối giữa chính phủ và người dân”. Trước đó, bà Sheinbaum cho biết mình đã có cuộc nói chuyện tốt đẹp và 2 bên không đề cập trực tiếp chuyện thuế suất mà chỉ nói về nạn nhập cư lậu và buôn ma túy. Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông hy vọng ông Trump sẽ suy nghĩ lại chuyện tăng thuế đối với Mexico và Canada để tránh “phá hỏng” mối quan hệ với các đồng minh thân cận.
Chạy đua trước nỗi lo 'thương chiến thời Trump 2.0'
Các nước đang chuẩn bị biện pháp ứng phó kế hoạch đánh thuế toàn diện mà Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố áp dụng sau khi nhậm chức.
Mục tiêu của ông Trump
Tổng thống đắc cử Trump vừa qua có tuyên bố khiến đồng minh lẫn đối thủ đứng ngồi không yên khi đe dọa sẽ đánh thuế 25% lên hàng hóa từ Canada và Mexico, thêm 10% đối với hàng hóa Trung Quốc. Mức thuế nhằm buộc các nước này mạnh tay hơn để ngăn chặn việc đưa chất gây nghiện fentanyl và người nhập cư trái phép vào Mỹ, theo AFP.
Trung Quốc được cho là nước lo ngại hơn hết bởi trước đó, ông Trump tuyên bố sẽ đánh thuế đến 60% lên hàng nhập khẩu từ nước này. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump áp thuế lên số hàng hóa trị giá hơn 360 tỉ USD của Trung Quốc. Chính quyền Joe Biden duy trì hầu hết thuế suất này và ban hành thêm các loại thuế mới đối với các lĩnh vực chiến lược như trí tuệ nhân tạo và năng lượng xanh.
Trung Quốc, Mexico, Canada cảnh báo sau khi ông Trump dọa tăng thuế ngay ngày đầu nhậm chức
Đã có những dấu hỏi về độ hiệu quả của chính sách thuế nhiệm kỳ đầu của ông Trump khi mức thu được của chính quyền liên bang Mỹ chưa bằng 0,3% GDP, theo ABC News. Tuy nhiên, thuế suất mới được dự báo có thể gây tác động lớn hơn nhiều.
Theo ước tính, nếu áp thuế toàn diện lên mọi hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc, Mỹ sẽ thu được 266 tỉ USD tiền thuế, chưa trừ thiệt hại của việc đứt gãy thương mại hoặc các biện pháp đáp trả của những nước này. Một số nhà quan sát cho rằng mức thuế 60% sẽ tác động nặng nề đến ngành xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ, khiến các công ty từ lớn đến nhỏ đều không thể chống chịu
Xe chở hàng hóa từ Mexico chờ vào Mỹ ngày 26.11. ẢNH: REUTERS
Sẵn sàng đáp trả
Trong cuộc họp báo ngày 27.11, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cảnh báo sẽ đáp trả bằng cách tăng thuế nếu Mỹ triển khai kế hoạch của ông Trump. Bộ trưởng Kinh tế Mexico Marcelo Ebrard chỉ trích thuế suất của ông Trump là hành động "tự bắn vào chân mình" vì có thể khiến Mỹ mất 400.000 việc làm, gia tăng giá cả đối với người tiêu dùng Mỹ. Theo ông Ebrard, 88% xe bán tải bán tại Mỹ được sản xuất tại Mexico và giá xe sẽ tăng trung bình 3.000 USD nếu thuế mới được áp dụng.
Ông Trump phát biểu tại một hội thảo chính sách nông nghiệp tại bang Pennsylvania hồi tháng 9. ẢNH: REUTERS
Trong khi đó, chính quyền liên bang và thủ hiến 10 tỉnh bang tại Canada tuyên bố sẽ "đoàn kết và phối hợp" để đối phó thuế suất dự kiến của Mỹ, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland nói trong cuộc họp do Thủ tướng Justin Trudeau triệu tập. Hơn 20% dầu mỏ mà các hãng lọc dầu Mỹ xử lý được nhập khẩu từ Canada. Các nhà phân tích cảnh báo việc đánh thuế sẽ buộc những công ty lọc dầu Mỹ trả nhiều tiền hơn để nhập dầu hoặc tìm nguồn thay thế xa hơn, tốn kém hơn. Dù trường hợp nào xảy ra, người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ chịu ảnh hưởng vì giá xăng dầu sẽ tăng lên.
Về phần Trung Quốc, nước này đã tìm cách đối phó với chính sách kinh tế của ông Trump trong những năm qua khi dịch chuyển và đa dạng hóa xuất khẩu sang các khu vực khác. Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư sản xuất tại Đông Nam Á, châu Âu và Mỹ Latin để tránh thuế của Mỹ.
Dữ liệu hải quan của Trung Quốc cho thấy tỷ trọng hàng hóa nước này xuất sang Mỹ năm ngoái chỉ còn chiếm 15% tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi năm 2018 là 19%. Giới quan sát dự báo Bắc Kinh có thể áp đặt một số hạn chế nhất định đối với các công ty có lợi ích kinh doanh lớn của Washington tại Trung Quốc để đáp trả.
Nhiều quan chức do ông Trump đề cử bị dọa giết
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) ngày 27.11 cho biết nhiều quan chức được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử vào nội các chính quyền sắp tới đã bị dọa giết. Fox News dẫn nguồn tin cho hay con số lên đến cả chục người, gồm bà Elise Stefanik, người được chọn làm Đại sứ Mỹ tại LHQ; Bộ trưởng Quốc phòng được đề cử Pete Hegseth hay Giám đốc CIA được đề cử John Ratcliffe. FBI đang phối hợp điều tra ,trong khi Tổng thống Joe Biden đã được báo cáo và lên án bạo lực chính trị.
Ông Trump tiếp tục kiện toàn nội các Hôm qua (giờ VN), Nhà Trắng xác nhận đã ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực với đội ngũ chuyển tiếp của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, theo Reuters. Cùng ngày, Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố một loạt ứng viên cho nhiều vị trí nội các và Nhà Trắng sau khi tiếp nhận chính quyền từ ngày 20.1.2025....