Nhiều nạn nhân bị mua bán đã được trợ giúp pháp lý miễn phí
Trợ giúp pháp lý là một trong những chế độ hỗ trợ quan trọng đối với nạn nhân bị mua bán đã được quy định trong Luật Phòng, chống mua bán người.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành Luật, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hoặc quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người, trong đó có quy định về việc trợ giúp pháp lý.
Cụ thể, năm 2011, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2011/TT-BTP hướng dẫn bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Thông tư này sau đó đã được thay thế bởi Thông tư số 11/2014/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý, trong đó có quy định về trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán.
Theo đó, khi người được trợ giúp pháp lý là người mẹ, trẻ em gái, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị xâm hại tình dục có yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý tiến hành các hoạt động nghiệp vụ để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đối tượng được trợ giúp pháp lý này.
Tiếp đó, thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch số 15/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình; Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 420/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tư pháp.
Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, trong đó bổ sung đối tượng “Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người” thuộc diện được trợ giúp pháp lý để phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống mua bán người (có hiệu lực 2012).
Ảnh minh họa: Trợ giúp pháp lý giúp nạn nhân bị mua bán trở về biết quyền của mình
Video đang HOT
Năm 2017, Quốc hội thông qua Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (thay thế Luật Trợ giúp pháp lý 2006), trong đó bổ sung quy định nạn nhân của hành vi mua bán người có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý. Các văn bản nói trên đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các tổ chức trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bị mua bán thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy, từ năm 2015 đến hết năm 2018, cả nước đã có gần 200 nạn nhân bị mua bán được trợ giúp pháp lý miễn phí. Trong số này có 50% vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức tư vấn pháp luật, 40,9% vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức tham gia tố tụng, 8,5% vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức khác.
Theo bà Vũ Thị Hường, Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp: “Mặc dù số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán do các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trong thời gian qua chưa phải là nhiều so với tổng số các vụ việc trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nạn nhân đã được trợ giúp kịp thời để tháo gỡ những vướng mắc pháp luật khi trở về địa phương, đòi bồi thường thiệt hại cho nạn nhân hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật”. Các vụ việc trợ giúp pháp lý được đánh giá chất lượng thông qua Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Theo đó hầu hết các vụ việc trợ giúp pháp lý (trong đó có vụ việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán) được đánh giá là đạt chất lượng và đạt chất lượng tốt, không có vụ việc nào bị khiếu kiện.
“Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là qua những vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể này, người thực hiện trợ giúp pháp lý đã kịp thời giúp nạn nhân – nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội – và người thân của họ cũng như cộng đồng và xã hội hiểu hơn, tin tưởng hơn vào chính sách, các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người.
Đồng thời nhận biết rõ hơn các thủ đoạn của bọn tội phạm mua bán người ở trong nước và nước ngoài, từ đó nâng cao ý thức cảnh giác, biết cách tự phòng ngừa và chống lại tệ nạn mua bán người”, bà Vũ Thị Hường nói. Hiện theo báo cáo của các cơ quan chức năng cũng như phản ánh của báo chí, tội phạm mua bán người tiếp tục có những diễn biến phức tạp với tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.
Đã xuất hiện các hiện tượng mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, lừa bán sinh viên học sinh hay các đường dây mua bán người sang Châu Âu. Mua bán người không chỉ xảy ra ở biên giới mà còn xảy ra khắp cả nước. Tội phạm mua bán người thông qua mạng xã hội để lừa bán phụ nữ, trẻ em tại các vùng quê qua xuất khẩu lao động, di cư tự do, du lịch…
Theo Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý Vũ Thị Hường, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã quy định kể từ ngày 1-1-2018, những nạn nhân của hành vi mua bán người có khó khăn về tài chính thuộc diện người được trợ giúp pháp lý. Vì vậy, cần rà soát tổng thể các quy định của pháp luật có liên quan đến trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán, trong đó có Luật Phòng chống mua bán người, để đề xuất sửa đổi cho phù hợp, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Cùng với đó, tăng cường sự phối hợp đồng bộ, kịp thời với các cơ quan, ban ngành, địa phương, đặc biệt là giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và các Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương để sớm phát hiện, thông tin và chuyển gửi nhu cầu trợ giúp pháp lý của nạn nhân bị mua bán có khó khăn về tài chính. Ngoài ra, tăng cường đổi mới công tác truyền thông, nhất là truyền thông về những vụ việc trợ giúp pháp lý điển hình cho nạn nhân bị mua bán.
Thanh Hải
Theo phapluatxahoi
Quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
Thông tư liên tịch số 10 thay thế Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
Ngày 29/6/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2018/ TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 10).
Thông tư sô 10 bổ sung một số chủ thể trong trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 11 điều chỉnh các đối tượng là cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; cơ sở giam giữ và một số người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ; cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý; người được trợ giúp pháp lý và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Tại Điều 2 của Thông tư số 10 có sửa đổi, bổ sung một số đối tượng có trách nhiệm phối hợp như: sửa đổi, bổ sung một số cơ quan (cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra), người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; bổ sung một số cơ sở giam giữ (buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng) và một số người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ (Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng và người làm nhiệm vụ quản giáo trong trại tạm giam; người làm nhiệm vụ quản giáo trong nhà tạm giữ; Đồn trưởng đồn biên phòng nơi có buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng, Trưởng buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng); bổ sung trại giam và người có thẩm quyền của trại giam (Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng trại giam).
Tư vấn pháp luật cho người dân
Đây là những chủ thể trực tiếp tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, vì vậy Thông tư liên tịch số 10 đã quy định những chủ thể này trong trách nhiệm phối hợp để người được trợ giúp pháp lý được giải thích, biết và sử dụng quyền của mình. Việc bổ sung các chủ thể như vậy vừa bảo đảm phù hợp với các Bộ luật, luật về tố tụng vừa bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của các phạm nhân thuộc diện được trợ giúp pháp lý đang chấp hành án tại trại giam là người bị buộc tội, người bị hại hoặc đương sự trong vụ án khác do có hành vi phạm tội, xâm hại hoặc có liên quan đến vụ án trước khi chấp hành án.
Quy định rõ về việc giải thích, thông báo, thông tin trợ giúp pháp lý: Quy định về giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 10. So với Thông tư liên tịch số 11 thì đây là điều mới nhằm hướng dẫn Điều 71 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 6 Điều 48 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản 6 Điều 38 Luật tố tụng hành chính năm 2015, điểm đ khoản 1 Điều 9 và điểm d khoản 1 Điều 13 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015. Điều này quy định trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc thực hiện, nội dung, cách thức thực hiện, mẫu hóa các nội dung giải thích; phân chia việc giải thích, thông báo, thông tin trong tố tụng hình sự với tố tụng dân sự và tố tụng hành chính (các nội dung này chưa được quy định hoặc quy định chưa cụ thể trong Thông tư liên tịch số 11). Cụ thể: Quy định rõ thời điểm, nội dung và quy trình giải thích quyền được trợ giúp pháp lý (Thông tư liên tịch số 11 không quy định rõ các vấn đề này).
Về thời điểm, tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10 đã quy định: Tại thời điểm bắt, tạm giữ người, lấy lời khai, hỏi cung bị can, lấy lời khai của người bị hại, lấy lời khai của đương sự, đương sự nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc tại thời điểm gửi thông báo thụ lý vụ án, thông báo thụ lý đơn yêu cầu. Về nội dung, đã được cụ thể hóa tại Mẫu số 02, trong đó nêu rõ các điểm như về việc đã đọc bản thông tin về người được trợ giúp pháp lý chưa, có thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý không, có yêu cầu trợ giúp pháp lý không?
Về quy trình giải thích được quy định rõ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10 theo các bước như sau: Bước 1, phát Bản thông tin về người được trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 01: Khi tiếp cận với người bị buộc tội, người bị hại, đương sự, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phát cho họ Bản thông tin về người được trợ giúp pháp lý để họ đọc hoặc thông báo cho họ biết trong trường hợp họ không tự đọc được. Bước 2: Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý: Trường hợp họ tự nhận mình là người được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý. Riêng trong tố tụng hình sự, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đọc, hướng dẫn cụ thể nội dung và điền thông tin vào Biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 02.
Quy định rõ quy trình thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý: (Thông tư liên tịch số 11 chưa có quy định cụ thể về quy trình, kết quả của việc thông báo trợ giúp pháp lý và chưa quy định việc thông tin về trợ giúp pháp lý).
Trong tố tụng hình sự (quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10) được chia thành hai trường hợp như sau: Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự tự nhận mình là người được trợ giúp pháp lý và: Nếu có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm, Chi nhánh để cử người thực hiện trợ giúp pháp lý (đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, thông báo bằng văn bản đồng thời thông báo ngay bằng điện thoại). Nếu chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh.
Trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đề nghị Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý (bằng văn bản thông báo).
(Còn nữa)
Nam Phương
Theo congly
Thận trọng khi phân tuyến trong giám định tư pháp Chiều 19-9, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP). Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, dự thảo luật đã được bổ sung 3 điều; sửa...