Nhiều mô hình hỗ trợ đối tượng yếu thế hiệu quả
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị xúc tiến hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực an sinh xã hội do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức ngày 19/12.
Năm 2018: 7 triệu USD viện trợ phi chính phủ cho lĩnh vực an sinh xã hội
Báo cáo tình hình thực hiện của Chính phủ về các chính sách xã hội (2013-2018) và báo cáo năm 2018 cho thấy an sinh xã hội đã được cải thiện phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội của đất nước có mức thu nhập trung bình. Hệ thống chính sách pháp luật tiếp tục được hoàn thiện theo hướng mở rộng hơn quyền được hưởng và mức hưởng các chế độ ưu đãi xã hội, phúc lợi xã hội và an sinh xã hội cho người dân. Không chỉ Chính phủ và chính quyền các địa phương ưu tiên bố trí nguồn lực mà cả xã hội đã cùng đóng góp thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người dân. Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, dân tộc thiểu số và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở quanh mức 2,2%, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,88% xuống còn 5,35%, bình quân một năm giảm 1,35%, hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở tăng nhanh (bình quân năm sau tăng gấp đôi năm trước).
“Để đạt được được những kết quả đó, sự phối hợp, đóng góp từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có một vai trò quan trọng, thông qua các hoạt động, dự án nhân đạo, hỗ trợ kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực an sinh. Đến nay riêng Bộ LĐ-TB&XH đã có quan hệ với hơn 40 tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện các dự án và hoạt động phi dự án tại các địa phương và đơn vị thuộc Bộ” – ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH) nhấn mạnh và cho biết, các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực xã hội đã khởi xướng nhiều mô hình, dự án được đánh giá cao như mô hình ngân hàng bò, mô hình phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng, mô hình chăm sóc thay thế dựa vào cộng đồng, mô hình cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng hay dự án làng trẻ em SOS Việt Nam với quy mô 17 làng trẻ em SOS trên toàn quốc.
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế đánh giá cao những đóng góp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Trung bình mỗi năm, Bộ LĐ-TB&XH vận động được khoảng 10 triệu đô la Mỹ để phục vụ các nhiệm vụ của ngành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế tại các địa phương. Tuy nhiên, số lượng viện trợ phi chính phủ đang có xu hướng giảm dần, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tổng giá trị viện trợ năm 2018 là khoảng 7 triệu đô la Mỹ.
Tại địa phương, theo báo cáo thống kê chưa đầy đủ từ các Sở LĐ-TB&XH, năm 2017-2018 có 56 tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại 45/63 tỉnh thành trực thuộc trung ương. Có thể thấy số lượng các tổ chức hoạt động tương đối mỏng so với các tỉnh thành phố có nhu cầu hỗ trợ về an sinh xã hội. Đa số chỉ từ 1-3 tổ chức hoạt động trên một tỉnh, rất ít tỉnh có hơn 5 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng cũng bao phủ hết các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn về an sinh xã hội gồm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em là nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ, nạn nhân bị mua bán. Các lĩnh vực và hình thức hoạt động rất phong phú như nâng cao nhận thức cộng đồng, hỗ trợ xây dựng nhà mẫu giáo, xây nhà cho người nghèo, trợ giúp qua trung tâm bảo trợ xã hội, tặng quà, tặng lương thực, thực phẩm, hỗ trợ học bổng, hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm cho người nghèo, người khuyết tật, chống bạo lực giới và bạo lực trẻ em, hỗ trợ triển khai chính sách.
Nhu cầu trợ giúp xã hội rất lớn
Mặc dù giá trị viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chưa thực sự lớn nhưng đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ngành LĐ-TB&XH.
Video đang HOT
Hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông qua các dự án và phi dự án đã được sử dụng và quản lý hiệu quả, đúng mục đích, mỗi năm giúp đỡ được hàng ngàn đối tượng có hoàn cảnh khó khăn một cách trực tiếp và gián tiếp. Thông qua các hoạt động hợp các với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nhận thức cộng đồng về các nhóm đối tượng yếu thế đã được nâng cao rõ rệt, cách tiếp cận đối với việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của các đối tượng yếu thế đang được chuyển hướng dần từ nhân đạo từ thiện đơn thuần sang đảm bảo quyền con người. Hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng được nâng cao.
Bà Helenita Pistolas, Tổng giám đốc, tổ chức Christina Noble Children’s Foundation phát biểu tại Hội nghị
Tuy vậy, do phân bổ không đồng đều cả về vị trí địa lý và lĩnh vực hoạt động, nhiều khía cạnh của an sinh xã hội đang còn bỏ ngỏ hoặc ít được quan tâm hợp tác của các tổ chức phi chính phủ, trong khi nhu cầu trợ giúp xã hội của các đối tượng yếu thế tại địa phương vẫn rất lớn.
“Công tác an sinh xã hội vẫn tiếp tục là một nhiệm vụ lớn của ngành LĐ-TB&XH, sự góp sức của các lực lượng xã hội, trong đó các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đóng một vai trò quan trọng. Trong những năm tới, chúng tôi đề nghị các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiếp tục phối hợp với Bộ, ngành LĐ-TB&XH để giúp Chính phủ thực hiện thành công chương trình hành động của Chính phủ về an sinh xã hội theo Nghị quyết 70, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như: triển khai các hoạt động, dự án hỗ trợ các nhóm yếu thế, bao gồm: người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân bị bạo lực, bị buôn bán” – ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết.
BẢO CHÂU
Theo Dansinh
Chống tham nhũng hướng đến 'không có củi' chứ không phải 'tạo củi đốt lò'
Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, trong điều kiện hiện nay, luật Phòng chống tham nhũng "tiếp lửa" cho "lò" nhưng về lâu dài không phải luật này "tạo củi để đốt lò" mà hướng đến "không có củi".
Tại hội thảo về mở rộng phạm vi luật phòng chống tham nhũng bao gồm khu vực ngoài quốc doanh diễn ra hôm qua ở Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 rất quan trọng.
"Tuy nhiên cũng phải khẳng định, luật Phòng chống tham nhũng không phải cây gậy thần để phòng chống tham nhũng như nhiều người hy vọng cứ luật ra đời thì công tác phòng chống tham nhũng tự nhiên thành công", ông nhấn mạnh.
Phó chủ nhiệm UB Tư pháp của QH Nguyễn Mạnh Cường
Để chống tham nhũng, phải có các luật khác đồng hành, chẳng hạn luật Phòng chống lãng phí.
"Lãng phí là anh em với tham nhũng, nhiều khi để tham nhũng được, người ta sẵn sàng lãng phí rất nhiều lần. Xây dựng một công trình nhiều khi chẳng để làm gì mà chỉ để tham nhũng ít tiền", ông Cường nêu.
Nói lương đủ sống thì không tham nhũng là không đúng
Phó chủ nhiệm UB Tư pháp cho biết, luật lần này được xây dựng hướng đến 3 mục đích: không cần, không thể, không dám tham nhũng.
Không thể tham nhũng là nói về thể chế phải chặt chẽ; không dám tham nhũng là nói về việc trừng trị tham nhũng một cách nghiêm minh; không cần tham nhũng là nói về cơ chế chính sách liên quan tới tiền lương cho cán bộ công chức phải tự sống bằng lương của mình...
Trong điều kiện hiện nay, khi việc phát hiện, xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng thì luật Phòng chống tham nhũng "tiếp lửa" cho "lò" phòng chống tham nhũng nhưng về lâu dài không phải luật này "tạo củi để đốt lò" mà hướng đến "không có củi". Nghĩa là phải tạo ra các biện pháp phòng ngừa chặt chẽ.
"Mục đích sâu xa, lâu dài của luật là hướng đến phòng ngừa là chính", ông Cường nói.
Liên quan các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động kinh doanh khu vực công, ông nhấn mạnh việc thực hiện quy tắc ứng xử của người giữ chức vụ quản lý trong DN, trong đó có kiểm soát xung đột lợi ích.
Cụ thể như quy định người giữ chức danh, chức vụ trong DN nhà nước không được ký các hợp đồng với các DN của người thân.
"Đây chính là quy định chống DN sân sau", ông Cường cho rằng các biện pháp phòng chống tham nhũng vừa qua chưa đầy đủ, nhất là trong thực trạng hiện nay, công tư đan xen, tình trạng các DN sân sau rất phức tạp.
Hay như quy định không bố trí người thân làm thủ quỹ, kế toán; không được thành lập DN trong lĩnh vực kình quản lý trong thời hạn nhất định; quy định về tặng quà, nhận quà...
"Ví dụ như cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa có những DN hoạt động trong lĩnh vực bà quản lý mà bà Thoa lại có vốn, có cổ phần. Những trường hợp như thế là vi phạm", ông Cường dẫn chứng.
Bắt người nước ngoài phải kê khai tài sản, thu nhập là không khả thi
Một biện pháp phòng ngừa tham nhũng quan trọng khác được ông Cường nhắc đến là kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong DN.
Thực tế cho thấy đối tượng kê khai rộng nhưng áp dụng chung 1 hình thức kiểm soát, trong khi cơ quan xác minh dàn trải, không độc lập.
Vì vậy luật lần này chia ra loại 2 loại hình kê khai. Đó là kê khai và kiểm soát chặt chẽ những người giữ chức vụ cao, những vị trí có nguy cơ tham nhũng, từ giám đốc sở trở lên. Những người này thuộc diện kiểm soát chặt chẽ thì phải kê khai hàng năm, kê khai khi bổ nhiệm.
Còn những người giữ chức dưới giám đốc sở, hoặc không nắm giữ vị trí dễ phát sinh tham nhũng chỉ kê khai lần đầu và kê khai bổ sung khi thu nhập trong năm phát sinh từ 300 triệu đồng trở lên. Các quy định này cũng được áp dụng tương tự đối với DN nhà nước.
Giải thích lý do không áp dụng kiểm soát tài sản, thu nhập với mọi loại hình DN, ông Cường cho hay, có những DN có người quản lý là người nước ngoài thì rất khó khả thi. Bởi nếu bắt người nước ngoài phải kê khai tài sản thu nhập của họ ở nước của họ, cả con, vợ họ thì không phù hợp với thông lệ quốc tế và cũng không khả thi.
Theo PLO
Hà Nội luôn chào đón các doanh nghiệp Pháp Ngày 3/11, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã tham dự tọa đàm với phái đoàn DN Pháp, nhân dịp chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp (2-4/11). Phát biểu tại buổi tọa đàm, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung bày tỏ vui mừng được đón tiếp 30 doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng Pháp Édouard Philippe...