Nhiều mô hình đi chợ trong thời gian giãn cách xã hội
Tỉnh Đồng Tháp áp dụng nhiều mô hình tổ chức cho nhân dân đi chợ trong thời gian giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19.
Nhiều mô hình đi chợ được áp dụng ở thành phố Cao Lãnh trong thời gian giãn cách xã hội.
Tất cả người dân khi ra chợ để mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác phải có “phiếu ra – vào chợ” do UBND xã phường cấp. Mỗi hộ được cấp phiều đi vào ngày chẳn hoặc ngày lẻ, người ở phường nào, xã nào đi chợ ở phường ấy, xã ấy, nếu không có chợ thì đi sang chợ lân cận. Đối với tất cả các chợ truyền thống, điểm mua bán, hộ kinh doanh và các cửa hàng tiện lợi Siêu thị, Bách hóa xanh trên địa không được mở cửa phục vụ khách hàng quá 18 giờ và một số huyện, thành phố áp dụng cho nhóm chợ từ sáng cho đến 11 giờ trưa.
Đối với các chợ ở các xã, phường tiến hành lập các chốt vào chợ, kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra y tế, phân luồng, hướng dẫn người đi chợ, tránh tập trung một lúc quá đông người trong khu vực chợ, sắp xếp người dân đi chợ theo hướng một chiều; khai báo y tế trước khi vào chợ, bố trí bảng quy định khi vào chợ; phân giờ đi chợ, đeo khẩu trang trong suốt thời gian họp chợ…. Mỗi chợ phải bố trí 1 phòng cách ly khi phát hiện người nghi nhiễm bệnh để chờ y tế xử lý. Sắp xếp các gian hàng mua bán giãn cách tối thiểu 2 mét (cần thiết đưa ra ngoài để bán tránh tập trung trong nhà lồng chợ), có giăng dây cách ly giữa người mua và người bán, Một số xã, phường còn sáng tạo cung cấp mã QR để người dân khai báo y tế trên mặt sau của phiếu đi chợ và cung cấp số điện thoại Trạm Y tế, Công an phường gần nhất để người dân liên hệ khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe. Tại chợ được bố trí hệ thống loa thông báo nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi vào chợ; hướng dẫn lối đi và yêu cầu khẩn trương trong việc mua và bán…
Vừa qua chợ huyện Tân Hồng bị phong tỏa, ngày 27/7/2021, Hội phụ nữ xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng đã kịp thời ra mắt Tổ phụ nữ cung ứng nhu yếu phẩm thiết yếu lưu động trong mùa dịch COVID -19 khi chợ huyện phong tỏa. Tổ phụ nữ “Cung ứng nhu yếu phẩm thiết yếu lưu động” có 5 xe lưu động phục vụ đến tận nhà cho bà con nhân dân có nhu cầu mua hàng hóa, nhu yếu phẩm sinh hoạt hằng ngày trên toàn địa bàn xã Tân Công Chí, thời gian hoạt động 6 giờ đến 10 giờ sáng.
Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồng Ngự đã cho ra mắt mô hình “Đi chợ giùm bạn”; Thành đoàn Hồng Ngự thành lập Đội “Shipper áo xanh” đây là 2 mô hình giúp người dân hàng ngày hỗ trợ đi chợ, mua giúp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và giao đến tận nhà. Đồng thời, hỗ trợ vận chuyển nhu yếu phẩm, các phần quà từ mạnh thường quân đến nơi tập kết và trao đến tận nhà từng hộ gia đình; vận chuyển thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch.
UBND thành phố Cao Lãnh có văn bản đề nghị đề nghị các cơ sở kinh doanh cửa hàng tiện ích, các cửa hàng Vinmart , Bách hoá Xanh, Siêu thị Vincom Plaza, Siêu thị Co.opmart… trên địa bàn thành phố không mở cửa kinh doanh, mua bán, phục vụ khách hàng sau 18 giờ hằng ngày và bắt đầu thực hiện từ ngày 26/7.
Chợ Mỹ Ngãi ở thành phố Cao Lãnh trong thời gian giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thanh Thiên ở phường 1, thành phố Cao Lãnh cho biết, chợ chỉ bán đến 11 giờ, nên tranh thủ làm xong việc nhà để đi mua rau, thịt, khi vào chợ ông thực hiện đúng quy định khi vào chợ, đeo khẩu trang, rừa nước sát khuẩn, khai báo y tế và về đến nhà rửa tay sát khuẩn ngay. Ông Thiên cho rằng quy định cho chợ bán đến 11 giờ rất hợp lý, tránh được nguy cơ tiềm ẩn, mà cũng phục vụ được nhu cầu đi chợ của người dân.
Theo ông Huỳnh Minh Tùng – Trưởng Ban Quản lý chợ Cao Lãnh, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Ban Quản lý chợ Cao Lãnh khẩn trương thông tin đến các hộ tiểu thương kinh doanh lượng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu kinh doanh đến 11 giờ hàng ngày. Trong quá trình hoạt động, Ban Quản lý chợ Cao Lãnh thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.
Tiện lợi từ “dịch vụ đi chợ thuê” trong thời điểm giãn cách xã hội. Thực hiện nghiêm theo quy định về giãn cách xã hội, nhiều gia đình chọn cách mua sắm theo “dịch vụ đi chợ thuê”. Với dịch vụ này, chỉ cần một cuộc gọi điện thoại hay một thao tác đơn giản trên máy tính, người tiêu dùng có thể “đi chợ” online, vừa không mất thời gian lại đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình…
Hiện các hệ thống siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh tăng cường bố trí lực lượng bán hàng qua website hay điện thoại. Trên các trang mạng của hệ thống Co.opmart, Bách hóa Xanh, Vinmart… danh mục hàng hóa được thể hiện bằng hình ảnh, có giá niêm yết, người mua chỉ cần chọn và đặt hàng. Ngoài ra, khách hàng cũng có thêm nhiều lựa chọn khi thanh toán bằng thẻ ATM, thẻ visa, ví điện tử… hoặc trả tiền trực tiếp khi nhận hàng.
Chỉ cần vào trang mạng của cửa hàng Bách hóa Xanh, siêu thị Co.opmart mua sắm thức ăn và đồ dùng cần thiết cho gia đình, chọn rồi bấm nút đặt hàng, thời gian từ 10 – 20 phút có nhân viên gọi đến xác nhận đơn hàng và thực hiện việc giao hàng trong ngày, giá cả hàng hóa đúng niêm yết và đảm bảo chất lượng”.
Ông Phan Thế Thảo – Giám đốc Siêu thị Co.opmart Cao Lãnh cho biết, thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từ khách hàng, đơn vị đã xây dựng những giải pháp tốt nhất hỗ trợ người tiêu dùng như: bảo đảm nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, tươi sống, không tăng giá sản phẩm; nhận đặt hàng qua điện thoại, Zalo… nhằm mang đến sự tiện lợi nhất cho khách hàng. Siêu thị tăng cường thêm nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng trực tuyến, giao hàng tận nhà cho khách. Bên cạnh mô hình bán hàng trực tuyến, hiện trên địa bàn tỉnh dịch vụ “đi chợ thuê” cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều khách hàng. Các chợ truyền thống trong tỉnh vẫn hoạt động bình thường, nguồn cung cấp hàng hóa cho các chợ vẫn ổn định nên người dân có thể an tâm không cần hoang mang, tập trung đông đúc đến chợ mua tích trữ.
Theo bà Võ Phương Thuỷ, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, các chợ, siêu thị, cơ sở, cửa hàng kinh doanh dịch vụ, hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu vẫn duy trì hoạt động bình thường để đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh. hiện chuỗi cung ứng hàng hóa vẫn được thực hiện thông suốt. Các đơn vị kinh doanh, hệ thống siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh đã có kế hoạch dự trữ, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn, người dân nên hạn chế đến các điểm bán tập trung, khuyến khích hình thức mua hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà để giảm rủi ro lây nhiễm dịch bệnh COVID-19.
Phụ nữ, giáo viên Thủ đô đồng hành phòng, chống dịch
Nhằm chung tay chia sẻ sự vất vả của lực lượng tuyến đầu chống dịch, cũng như làm vơi bớt những khó khăn của người dân có hoàn cảnh khó khăn, đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hiệu quả của phụ nữ Thủ đô, đội ngũ giáo viên ở khắp các địa phương.
Hội Chữ thập đỏ quận Ba Đình tặng các phần quà hộ trợ tới lực lượng tuyến đầu tại các chốt phòng dịch và người dân bị ảnh ảnh hưởng trên địa bàn quận. Ảnh: TTXVN phát
Bà Đinh Thị Phương Liên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Ba Đình cho biết, để vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận đã ban hành công văn thực hiện mô hình "Bữa ăn ấm tình". Hội Phụ nữ quận cũng đề nghị Hội Phụ nữ các cơ sở Hội chủ động bố trí, phân bổ lực lượng tham gia nấu cơm, đảm bảo yêu cầu giãn cách xã hội; chọn bếp ăn gia đình tập trung tối đa 3 người, không trong diện phải cách ly (F1, F2, F3), cố gắng là những người đã được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19.
Ngay lập tức, mô hình "Bữa cơm ấm tình" được nhiều hội viên Hội Phụ nữ và đội ngũ giáo viên trong quận tích cực tham gia. Nhiều trường học còn tham gia nấu ăn, ủng hộ vật chất gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch. Đơn cử như ngày 30/7, Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Tri Phương và Công đoàn nhà trường kêu gọi toàn thể các cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng đóng góp gửi Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Quán Thánh và nhờ các bác, các cô trong Hội hàng ngày nấu những suất cơm, quà, ấm tình người gửi đến các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch trên địa bàn phường và quận. Chỉ trong chưa đầy 24 giờ, bằng sự chung tay góp sức, sự sẻ chia và tấm lòng yêu thương của mỗi người cô, người thầy nơi mái trường Cửa Bắc, Công đoàn đã đón nhận 10 triệu đồng tiền ủng hộ. Số tiền này đã được gửi đến Hội Phụ nữ phường Quán Thánh với mong muốn sẻ chia những khó khăn, góp phần làm vơi bớt nỗi vất vả của lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Bà Hoàng Thị Hằng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Ngọc Hà (quận Ba Đình) cho biết, từ ngày 25/7, Hội Chữ thập đỏ đã phối hợp với Hội Phụ nữ phường triển khai mô hình "Bữa cơm ấm tình" tại các bếp ăn gia đình. Mô hình đã triển khai những suất ăn miễn phí gửi tặng lực lượng tuyến đầu chống dịch tại địa bàn và đội ngũ y, bác sỹ ở các chốt kiểm soát phòng dịch và Trạm Y tế phường.
"Lực lượng làm nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát dịch COVID-19 phải đi làm từ 4 giờ đến trưa, trong khí đó thời tiết lại nắng nóng và hàng quán nghỉ phòng dịch. Bởi vậy, mô hình "Bữa cơm ấm tình" cung cấp bữa ăn sáng và nước uống được thực hiện để chia sẻ phần nào khó khăn vất vả với lực lượng tuyến đầu chống dịch", bà Hằng bày tỏ.
Theo bà Hoàng Thị Hằng, mỗi ngày có khoảng 45 - 50 suất ăn sáng được đưa đến các chốt kiểm soát và 12 suất ăn trưa gửi đến Trạm y tế cùng các y, bác sĩ thực hiện công tác tiêm phòng vaccine. Trong quá trình thực hiện, có sự chung tay của 4 trường học đóng trên địa bàn, gồm: Trường Mẫu giáo số 5, Trường Trung học Cơ sở Ba Đình, Trường Tiểu học Ba Đình và Trường Tiểu học Ngọc Hà.
Hội Chữ thập đỏ quận Ba Đình tặng các phần quà hộ trợ tới lực lượng tuyến đầu tại các chốt phòng dịch và người dân bị ảnh ảnh hưởng trên địa bàn quận. Ảnh: TTXVN phát
Còn tại huyện Quốc Oai, hình ảnh các mẹ, các cô trong Hội Phụ nữ vận chuyển từng xe nhu yếu phẩm tới các "Cửa hàng 0 đồng" tại các khu vực cách ly để phục vụ bà con khó khăn trong thời tiết nắng nóng, khiến nhiều người cảm phục. Những thực phẩm thiết yếu như gạo, thịt, mỳ tôm, rau, củ quả... đều được các bà, các chị chuẩn bị kỹ lưỡng, đóng thành từng túi để bà con tiện mang về qua "hàng rào" cách ly.
Thông tin từ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quốc Oai, Hội đã xây dựng và thực hiện mô hình "Cửa hàng 0 đồng" nhằm giúp người dân vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái. Qua đó, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, kinh phí để thực hiện "Cửa hàng 0 đồng" bắt đầu từ ngày 28/7 - 7/8. Tất cả các thực phẩm đều được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quốc Oai kêu gọi xã hội hóa để phục vụ bà con.
Cũng trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Đông đã tặng quà và nhu yếu phẩm cho đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa quận Hà Đông và Bệnh viện Công an; tặng lương thực, thực phẩm hỗ trợ những hộ dân bị phong tỏa, cách ly y tế, với tổng số tiền gần 100 triệu đồng. Số tiền được trích từ quỹ từ thiện của phong trào "Thùng rác thân thiện" trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, cán bộ, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện Đống Đa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thạch Thất, Đan Phượng... thường xuyên đi chợ, nấu những suất cơm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch; vận động ủng hộ và cung cấp lương thực, thực phẩm cho các hộ dân tại khu vực bị phong tỏa, hộ nghèo trên địa bàn...
Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nghiêm túc chấp hành Chỉ thị số 17 của UBND thành phố, tham gia hiệu quả vào các Tổ phòng, chống COVID cộng đồng, phối hợp làm nhiệm vụ tại các chốt trực cũng như hỗ trợ các công việc hậu cần cho các tổ y tế, chốt trực.
"Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội cũng đã có kế hoạch hỗ trợ các lao động nữ tự do, phụ nữ dễ bị tổn thương, gặp khó khăn do dịch COVID-19, trong đó cao điểm triển khai trao tặng 1.000 suất quà từ ngày 30/7 - 30/8. Hội cũng đang đề nghị với các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các chị em tiếp cận được với gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ", bà Lê Kim Anh cho biết thêm.
Hội Chữ thập đỏ huyện Gia Lâm trao phần hỗ trợ tới người dân có hoàn cảnh khó khăn và lực lượng tuyến đầu chống dịch của xã Bát Tràng. Ảnh: TTXVN phát
Được biết, thời gian qua, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch và Quỹ vaccine phòng dịch COVID-19 số tiền 36,4 triệu đồng; kêu gọi ủng hộ, phối hợp tặng 68 triệu đồng; 111.680 khẩu trang, 900 bộ đồ bảo hộ, 1.100 tấm chắn giọt bắn, 2.500 băng đeo khẩu trang, 330 chai nước sát khuẩn, 218 thùng mì tôm, 100 suất sữa và các nhu yếu phẩm cho 5 đơn vị làm nhiệm vụ cách ly, trung tâm y tế và địa phương bị phong tỏa, người thân chiến sĩ, y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch...
Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện, thị xã cũng có các hoạt động thiết thực như: ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch và Quỹ vaccine phòng dịch số tiền 501 triệu đồng, trao tặng hơn 256 triệu đồng tiền mặt cùng 607.750 khẩu trang, 13.900 găng tay y tế, 1.972 bộ đồ bảo hộ, 34.800 tấm chắn giọt bắn, 2.650 băng đeo khẩu trang, 1.965 chai nước sát khuẩn, 822 suất ăn, 15 tấn gạo, 520 thùng sữa, nước giải khát và nhu yếu phẩm khác với tổng trị giá 3,15 tỷ đồng...
Từ 6h ngày 1/8, tỉnh Bình Định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 Sau khi ghi nhận nhiều trường hợp F0, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã ra văn bản yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng từ 6h ngày 1/8. UBND tỉnh Bình Định ra văn bản áp dụng giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng để phòng,...