Nhiều lực lượng tăng cường, khu điều trị Thới Hòa không còn cảnh ‘F0 giành suất ăn’
Không chỉ số lượng bữa ăn được tăng cường, mà chất lượng cũng được củng cố để đảm bảo sức khỏe cho F0 sớm khỏi bệnh, chấm dứt tình trạng lộn xộn khi F0 tranh giành đồ ăn.
Khu điều trị được lắp camera quan sát để theo dõi tình hình bệnh nhân F0 – Ảnh: BÁ SƠN
Ngày 4-9, Tuổi Trẻ Online có mặt tại khu điều trị dã chiến Thới Hòa (thuộc Bệnh viện dã chiến số 1 tỉnh Bình Dương), ghi nhận khu điều trị này đã trở lại ổn định, trật tự, không còn xảy ra tình trạng “F0 xô rào, giành suất ăn” như sự cố xảy ra một ngày trước đó.
Nhiều công an, cảnh sát cơ động đã được tăng cường để đảm bảo an ninh trật tự và hàng trăm tình nguyện viên, thanh niên tình nguyện có mặt hỗ trợ điều phối đồ ăn.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online vào giờ cơm trưa 4-9, các F0 trong khu điều trị ở tại chỗ, lực lượng chức năng mang đồ ăn tới từng dãy và chính các bệnh nhân đang điều trị tại đây đã làm “tình nguyện viên” tới lấy đồ ăn phát cho mọi người trong dãy.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương, tất cả bệnh nhân F0 đều được chăm sóc y tế, phát thuốc miễn phí. Ngoài ra, bệnh nhân còn được cung cấp đồ ăn miễn phí ba bữa mỗi ngày (gồm 2 bữa chính và 1 bữa sáng).
Trong đó, ngoài số lượng suất ăn đủ thì chất lượng cũng được chăm chút để giúp bệnh nhân F0 sớm khỏi bệnh. Mức hỗ trợ suất ăn cho bệnh nhân COVID-19 tại Bình Dương được hỗ trợ thêm, cao hơn quy định chung của cả nước.
Bữa trưa 4-9, đồ ăn được mang tới từng dãy giường bệnh, một số F0 được cử ra làm tình nguyện viên lấy đồ ăn rồi phát cho những người còn lại nên không xảy ra tình trạng lộn xộn – Ảnh: BÁ SƠN
Tại khu điều trị Thới Hòa, hiện có tới 12 cơ sở cung cấp suất ăn với quy mô công nghiệp nên đảm bảo cung cấp đủ, đảm bảo chất lượng hàng chục ngàn suất ăn mỗi ngày.
Anh Nguyễn Thiên Tài (37 tuổi, bệnh nhân F0 đang điều trị tại khu Thới Hòa) cho biết anh bị nhiễm COVID-19 và đã vào khu điều trị này được 10 ngày. Anh Tài cho biết anh thấy điều kiện sinh hoạt khu vực mình sinh sống đảm bảo thoáng mát, mỗi người có giường riêng, có quạt, có thiết bị đo huyết áp, nhịp tim, có khu vực vệ sinh sạch sẽ… Về “sự cố” việc “F0 xô rào, giành suất ăn” một ngày trước, anh Tài cho biết chỉ xảy ra tại một khu vực.
Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cho biết sự cố sáng 3-9 xảy ra tại khu điều trị Thới Hòa chỉ là cục bộ, do vào đêm trước đó có hàng ngàn F0 được Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thị xã Tân Uyên trung chuyển tới, nhưng lại không “báo cơm”, không phối hợp nhịp nhàng với khu điều trị nên có xảy ra tình trạng đồ ăn tới thiếu, chậm trong buổi sáng cho số F0 tăng thêm.
Video đang HOT
Một số bệnh nhân F0 nôn nóng, không giữ trật tự nên đã xô đẩy, giành giật đồ ăn. Sự cố này đã được chấn chỉnh và chấm dứt ngay trong ngày.
Hiện khu điều trị dã chiến Thới Hòa đang chăm sóc, điều trị cho trên 13.000 bệnh nhân F0 và đang mở rộng lên quy mô khoảng 27.000 giường, là một trong những khu điều trị dã chiến lớn nhất tỉnh Bình Dương.
Một lãnh đạo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh xem các bệnh viện dã chiến như các “bộ lọc công nghiệp”. Hiện các bộ lọc này đang hoạt động tốt, minh chứng là số bệnh nhân xuất viện mỗi ngày đều tăng, đạt tỉ lệ cao.
Tỉnh Bình Dương ghi nhận 128.939 ca mắc COVID-19 (tính đến chiều 4-9) thì có tới 75.896 F0 xuất viện (chiếm khoảng 59%). Bình Dương đặt ra mục tiêu trở lại trạng thái bình thường mới trước ngày 15-9.
Cảnh sát cơ động mặc đồ bảo hộ tuần tra tại khu điều trị sáng 4-9 – Ảnh: BÁ SƠN
Các khu điều trị cho bệnh nhân F0 có hàng rào riêng biệt – Ảnh: BÁ SƠN
Bệnh nhân F0 được nhân viên y tế thăm khám, phát thuốc – Ảnh: BÁ SƠN
Suất ăn ở khu điều trị được cung cấp miễn phí và liên tục được đổi món với thành phần đủ dinh dưỡng để F0 mau khỏi bệnh. Nhiều bệnh nhân F0 tại đây còn chụp hình “review” khen món ăn trên mạng xã hội – Ảnh: BÁ SƠN
Khu điều trị Thới Hòa chủ yếu điều trị cho F0 ở “tầng 1″, tức là không có triệu chứng và một số ở “tầng 2″ (mức độ bệnh trung bình), có tỉ lệ ra viện cao – Ảnh: BÁ SƠN
Toàn cảnh khu điều trị dã chiến Thới Hòa trưa 4-9, dù đang cách ly tới trên 13.000 bệnh nhân F0 nhưng đã trở lại trật tự – Ảnh: BÁ SƠN
Rút kinh nghiệm việc biểu diễn ca nhạc tại bệnh viện dã chiến ở TP.HCM
Sau khi nhận được phản ánh về việc nhiều người xuống sân xem biểu diễn ca nhạc ở bệnh viện dã chiến tại TP Thủ Đức, Thành đoàn TP.HCM đã rút kinh nghiệm việc tổ chức chương trình.
Nội dung trên được ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chia sẻ trên chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 3/9.
Công tác tổ chức chưa đảm bảo
Trong chương trình đối thoại, ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), đề cập đến chương trình ca nhạc phục vụ các bệnh nhân F0 và y bác sĩ tại bệnh viện dã chiến thuộc TP Thủ Đức tối 2/9. Hình ảnh quay lại cho thấy nhiều người ùa xuống sân đứng xem ca nhạc, không đảm bảo khoảng cách.
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM xác nhận thông tin trên và cho biết những người tụ tập dưới sân chủ yếu là nhân viên y tế. Khi nghệ sĩ biểu diễn, những người này đứng xem gần nhau còn các bệnh nhân F0 chỉ xem từ phía phòng điều trị, khu cách ly.
Theo ông Châu, đây là chương trình do Thành đoàn TP.HCM tổ chức với mục đích tốt đẹp là xoa dịu tinh thần cho các nhân viên y tế cùng các bệnh nhân F0 đang điều trị ở bệnh viện dã chiến. Ban tổ chức đã cố gắng quan tâm để chương trình diễn ra đảm bảo khoảng cách, không lây lan nhưng trong quá trình tổ chức còn một số vấn đề.
"Phía Thành đoàn đã rút kinh nghiệm về việc này", ông Châu thông tin.
Thành đoàn TP.HCM rút kinh nghiệm về việc tổ chức chương trình ca nhạc tại các bệnh viện dã chiến ở TP Thủ Đức tối 2/9. Ảnh: Hải An.
Liên quan đến số ca nhiễm cao kỷ lục tại TP.HCM ngày 3/9 là 8.499 bệnh nhân, ông Châu cho biết ngành y tế TP đang làm các xét nghiệm diện rộng ở vùng đỏ và vùng cam, kể cả vùng xanh để bóc tách các F0 ra khỏi cộng đồng. Do đó, việc số ca dương tính tăng cao có thể xảy ra.
"Nhưng tín hiệu đáng mừng là số ca tử vong của TP.HCM bắt đầu giảm", Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết.
Chủ nhà giảm tiền 55.000 phòng trọ ở Thủ Đức
Tối nay, nhiều người dân TP Thủ Đức gửi câu hỏi liên quan việc đăng ký đi chợ hộ gặp khó khăn, không thể mua nước và mong muốn địa phương cải thiện các ứng dụng giao hàng nhanh để cung ứng hàng hóa kịp thời tới người dân.
Trả lời, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, cho biết với quy mô dân số ở địa phương là 1,2 triệu người, nhu cầu hàng hóa của người dân rất đa dạng. Do đó, địa phương đã liên kết với một số nền tảng thương mại điện tử nên người dân có thể đặt hàng qua ứng dụng, không cần phụ thuộc vào việc đi chợ hộ.
Ngoài ra, theo kế hoạch chung, cán bộ xã, phường tại TP Thủ Đức không chỉ đi chợ hộ mà "34 phường gần như trở thành 34 siêu thị". Hiện, địa phương này có sự hỗ trợ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên các điểm phân phối hàng hóa duy trì các gói rau củ mức giá 100.000-200.000 đồng. Người dân chỉ cần đăng ký mua, cán bộ sẽ giao hàng đến tận nơi từ ngày 4/9.
TP Thủ Đức cũng liên kết với huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ là những nơi người dân trồng nông sản. Với những sản phẩm bán được, địa phương sẽ nhập về và phân phối cho 34 phường để người dân cần thì có thể mua được.
Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết việc cung ứng hàng hóa đã được cải thiện sau khi đội ngũ shipper được hoạt động trở lại. Ảnh: Phương Lâm.
Về vấn đề nước uống, người dân vẫn có thể đặt được thông qua trang thương mại điện tử hoặc đặt thông qua tổ trưởng dân phố. Ngoài ra, TP Thủ Đức có 2 nhà cung cấp nước uống được cấp thẻ đi đường, người dân có thể gọi qua đó để đặt hàng.
Thông tin thêm về việc hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết ngoài các gói hỗ trợ chung của TP.HCM, từ tháng 6 đến nay, địa phương đã phát động chương trình vận động chủ nhà giảm tiền trọ cho người dân khó khăn, đặc biệt là công nhân. Tổng số tiền hỗ trợ là 60 tỷ đồng với 55.000 phòng trọ tham gia chương trình này.
Ngoài ra, TP Thủ Đức khởi động 70 điểm hỗ trợ khẩn cấp để tiếp nhận tất cả gói hỗ trợ từ mạnh thường quân và TP.HCM để đưa đến hộ dân khó khăn. Các gói này chủ yếu là lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu.
Với những trường hợp còn khó khăn nhưng chưa nhận được hỗ trợ, ông Hoàng Tùng cho biết người dân có thể phản ánh qua số hotline của TP Thủ Đức là 1800.1722. Đường dây nóng này có 20 tình nguyện viên trực liên tục để tiếp nhận các thông tin và giải quyết cho người dân.
Tại chương trình, ông Lê Quang Tự Do cho biết chỉ trong vòng 4 ngày TP.HCM triển khai app An sinh, 75.000 người đã đăng ký thông tin qua hệ thống này. Đây sẽ là cơ sở để TP.HCM tiếp nhận các trường hợp cần hỗ trợ gói an sinh, tiền trợ cấp và hướng tới việc TP sẽ chi trả hỗ trợ cho người dân thông qua ứng dụng này.
Ông Tự Do kêu gọi người dân tiếp tục cập nhật thông tin qua ứng dụng để tạo thành cơ sở dữ liệu cho TP. Khi người dân đăng ký qua đây, phường sẽ kiểm tra thông tin dữ liệu để xác nhận. Nếu nội dung cập nhật đúng và đầy đủ, thông tin của người dân sẽ hiển thị trên ứng dụng.
"Đây không chỉ là cơ sở để chính quyền hỗ trợ cho người dân mà thông qua app này, các mạnh thường quân có thể tiếp nhận thông tin và hỗ trợ các trường hợp cần thiết", ông Tự Do cho biết.
Công an TP.HCM vừa mượn oxy, vừa mượn ống thở cứu kịp bệnh nhân F0 đang nhập viện Đang trực chốt kiểm soát, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) thấy một bệnh nhân F0 đang đến bệnh viện có dấu hiệu nguy kịch. Các chiến sĩ đã vội chặn xe chở bình oxy, một người khác chạy vào bệnh viện mượn ống thở, để giữ sự sống cho F0 kịp vào viện cấp cứu. Bệnh nhân F0 nguy kịch được chốt kiểm...