Nhiều lợi ích khi lắp đặt và sử dụng thiết bị vệ sinh
Bồn tiểu nam là thiết bị nhà vệ sinh mang đến nhiều lợi ích khi lắp đặt và sử dụng. Để tối ưu không gian và tối ưu việc đi vệ sinh cần quyết định có nên lắp bồn tiểu nam không và lắp ở đâu là phù hợp.
Bồn tiểu nam là thiết bị vệ sinh dành riêng cho nam giới. Nó giải quyết được nhiều bất tiện cho đàn ông khi đi vệ sinh. Thứ nhất phải nói đến sự nhanh chóng, thuận tiện. Thông thường, đi tiểu bằng bồn cầu gây cảm giác khó chịu khi phải lật bệ bồn cầu lên. Còn đối với bồn tiểu thì đấng mày râu không cần phải lo nghĩ về việc này.
Thứ hai, khi không còn phải đi tiểu trong bồn cầu, việc giữ vệ sinh cũng tốt hơn. Trong lúc tiểu tiện, không thể tránh khỏi tình trạng nước tiểu bị vương trên thành bồn cầu hay bắn ra ngoài. Những lúc như vậy, phải dùng vòi xịt vệ sinh sạch sẽ. Chưa kể nếu vệ sinh không sạch sẽ để lại mùi hôi khó chịu.
Bồn tiểu nam tạo sự riêng tư
Thứ ba, bồn tiểu nam đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người cùng 1 lúc. Đặc biệt ở các nhà vệ sinh công cộng, trường học, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn,… Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức chờ đợi.
Bồn tiểu nam hỗ trợ quá trình đi vệ sinh của đấng mày râu được thoải mái, nhanh chóng, an toàn vệ sinh như vậy. Nhưng không phải nhà vệ sinh nào cũng có thể lắp bồn tiểu nam. Sẽ có những điều kiện cần để quyết định lắp bồn tiểu nam trong nhà vệ sinh như thế nào.
Trường hợp nên sử dụng bồn tiểu nam
Do bồn tiểu nam đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho nhiều người cùng 1 lúc. Nên ở các cơ sở kinh doanh, trung tâm mua sắm, sân bay, các sự kiện lớn hay các nơi công cộng khác thì việc lắp đặt bồn tiểu nam gần như là bắt buộc. Tuy nhiên cần phải lưu ý tới diện tích nhà vệ sinh xem việc lắp đặt có khả thi không.
Video đang HOT
Ở các quán cà phê, nhà hàng, hay rạp chiếu phim,… diện tích nhà vệ sinh có thể hơn hạn chế. Nếu muốn lắp bồn tiểu nam phải đảm bảo diện tích vừa đủ khoảng 1m2 – 3m2. Song, có thể lắp ở diện tích 1m2 thì phải lắp chậu rửa tay ở phía ngoài. Để đảm bảo không gian đi lại. Còn muốn thoải mái lắp cùng các thiết bị khác thì diện tích nhà vệ sinh thích hợp phải khoảng 8m2 đến 10m2.
Còn với nhà vệ sinh gia đình, nhà nào có nhiều thành viên nam hay muốn xây một nhà vệ sinh cho khách. Kèm điều kiện phải đủ diện tích không gian lắp đặt. Thêm bồn tiểu nam để tránh sự bất tiện, tạo sự riêng tư cho mỗi thành viên trong gia đình.
Hoặc nhà có người già và trẻ em thì nên lắp loại bồn tiểu nam cảm ứng, có khả năng hỗ trợ việc đi vệ sinh tiện lợi hơn. Bằng công nghệ cảm biến giúp người dùng không cần thao tác chạm tay. Đơn giản hóa vấn đề vệ sinh, đảm bảo an toàn sạch sẽ. Tính năng tự động đặc biệt có ích cho người già và trẻ em, hỗ trợ những lúc quên xả nước.
Sử dụng bồn bồn tiểu nam ở những nơi công cộng
Tóm lại, việc sử dụng bồn tiểu nam là một lựa chọn hợp lý trong các tình huống cần tối ưu hóa không gian và cải thiện trải nghiệm của người sử dụng, đặc biệt trong các nơi công cộng và môi trường thương mại.
Mặc dù bồn tiểu nam mang lại những tiện lợi nhất định nhưng không phải lắp đặt bồn tiểu nam lúc nào cũng là một lựa chọn tốt.
Trường hợp đầu tiên là khi muốn tiết kiệm chi phí và không có nhu cầu thực sự. Đôi khi, người ta có thể sử dụng bồn tiểu nam mà không cần thiết, gây lãng phí không gian. Nếu có thể sử dụng toilet thông thường, việc lắp bồn tiểu nam chỉ là một điều không cần thiết.
Thứ hai là nhà vệ sinh có diện tích quá nhỏ. Đối với không gian hẹp, việc hạn chế những thiết bị là điều nên làm. Để đảm bảo sự thoải mái khi sử dụng.
Thứ ba là khi không đảm bảo vệ sinh và bảo quản sạch sẽ. Bồn tiểu nam cần được bảo quản, vệ sinh đúng cách để tránh mùi hôi. Nếu không thể duy trì vệ sinh tốt cho bồn tiểu nam, việc sử dụng nó có thể gây ra mùi khó chịu và nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
Sử dụng bồn tiểu nam cảm ứng để đảm bảo vệ sinh
Lắp đặt bồn tiểu nam để sử dụng là điều cần thiết. Tuy nhiên, cân nhắc sử dụng sản phẩm đúng ngữ cảnh, mục tiêu. Để chúng phát huy đúng công năng sử dụng, tiện nghi nhất cho đáng mày râu.
Mỗi tháng chị chồng cho 20 triệu nhưng tôi vẫn muốn thoát khỏi cảnh sống chung với chị
Mẹ chồng nhiều lần thấy chị sai bảo tôi, bà cũng ái ngại và khuyên tôi: "Chịu khó nhé con, chị nó mệt nên thế".
Ảnh minh họa
Chị chồng tôi rất giỏi, làm giám đốc nhân sự của một công ty thiết bị vệ sinh, chị rất năng động và ra ngoài xã hội được nhiều người quý mến. Nhưng có vẻ chị làm sếp, quen ra lệnh nên về nhà chị vẫn giữ thói quen đó. Tôi là em dâu, không phải nhân viên của chị, song vẫn rơi vào tình cảnh bị chị sai bảo không thiếu việc gì.
Nói thêm một chút thì năm nay chị gần 40 tuổi, đã ly hôn, chưa con cái và hiện tại sống ở nhà bố mẹ đẻ. Chị thừa sức mua nhà riêng nhưng chị bảo buồn, sống một mình rồi lại lao vào công việc đến lúc chết già không ai hay, nên chị về nhà ở để có không khí và nghe tiếng nói của mọi người.
Nói là vậy nhưng đi làm về thì chị cũng sống riêng trong căn phòng của mình, có giao lưu với ai đâu. Đến ăn tối cũng ăn trong phòng và người phục vụ chị luôn là tôi. Từ việc nấu cơm, mang cơm vào phòng cho chị, chờ chị ăn xong thì lại vào trong thu dọn. Chị có muốn ăn hoa quả thì sẽ sai tôi gọt mang vào. Ăn xong lại gọi tôi lấy đĩa đi rửa. Kể cả 11 giờ đêm, chị muốn uống cốc nước ép ổi, cũng sẽ gọi tôi dậy đi ép cho chị. Tôi như người giúp việc riêng của chị vậy.
Mẹ chồng nhiều lần thấy chị sai bảo tôi, bà cũng ái ngại và khuyên tôi: "Chịu khó nhé con, chị nó mệt nên thế". Bà không dám nói với con gái, vì chị có tiền có quyền trong nhà. Hàng tháng chị đóng hết tiền điện nước, thực phẩm thì luôn đặt siêu thị mang tới (dù toàn là đồ chị thích ăn) nhưng cả nhà cũng được ăn cùng. Chị đưa cho mẹ 10 triệu riêng, đưa cho tôi 20 triệu để cần gì thì chi tiêu trong nhà, thừa bao nhiêu thì cho tôi. Thỉnh thoảng chị lại mua cho các con tôi rất nhiều quần áo đẹp hay xe đạp, ván trượt...
Chị rất thoáng, rất xông xênh về mặt tiền bạc, nhưng bản thân tôi cũng đi làm, dù lương không cao, song khi về đến nhà, tôi muốn được nghỉ ngơi chứ không phải lại nai lưng phục vụ hết nhà chồng đến chị chồng.
Nhiều lần tôi nói với chồng ý định ra ở riêng nhưng chồng phản đối rất gay gắt. Anh phân tích đủ thứ tốn kém khi sống riêng, rồi còn bố mẹ không ai chăm sóc, con cái không ai đưa đón đi học (giờ có bố chồng tôi đưa đón hàng ngày)... Thế nên tôi lại nản chí, từ bỏ việc đòi ra ở riêng. Tôi cũng từng nghĩ tới việc đề nghị thuê người giúp việc, với thu nhập của chị chồng, bỏ ra 10 triệu thuê người làm không phải là khó khăn, cũng chỉ coi như tiết kiệm một buổi đi mua sắm của chị mà thôi, nhưng chị nói không thích có người lạ trong nhà, biết người ta thế nào mà tin tưởng và chị hỏi lại tôi: "Em bất mãn gì à?", khiến tôi chẳng dám lên tiếng nữa.
Tôi thật không biết phải làm gì nữa mọi người ạ. Cứ tiếp tục phục vụ chị và cầm tiền coi mình như người giúp việc, hay quyết tâm ra ở riêng đây?
Mặt trời vẫn mọc mỗi ngày và bạn hãy cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống Đã đến lúc để bạn nhận ra rằng cuộc sống này thật đẹp! Có phải bạn đã quá quen với việc vấp ngã, phạm sai lầm, chịu đau đớn và thất vọng? Hơn thế nữa, bạn cũng đã quen với việc phải đối phó với những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, tức giận, buồn bã và tuyệt vọng? Cảm xúc tiêu...