Nhiễu loạn thị trường đồ dùng trẻ em
Với tầng lớp trung lưu đang ngày càng tăng trưởng mạnh, nhu cầu của các bậc cha mẹ đối với những sản phẩm dành cho con đang ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, chính sự tiềm năng này gây nên sự nhiễu loạn về chất lượng của các mặt hàng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thị trường ngành hàng mẹ và bé tại Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ rất cao, vì số lượng trẻ sinh ra mỗi năm khá lớn khi so sánh với các nước trong khu vực. Các mẹ bỉm sữa tại Việt Nam sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm dành cho con.
Kết quả khảo sát của MarryBaby.vn tiến hành với 1.400 bà mẹ tại Hà Nội và Tp.HCM cho thấy: mỗi tháng, 75% các bà mẹ thành thị có thu nhập cao sẵn sàng chi tiêu hơn 10 triệu đồng cho con, 48% các bà mẹ thành thị chi 3 – 5 triệu đồng cho con.
Tâm lý sính ngoại
Trong những năm gần đây, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã dịch chuyển từ mô hình truyền thống là các chợ, các siêu thị sang chuỗi bán hàng sản phẩm dành riêng cho mẹ và bé một cách rõ rệt.
Sự phát triển này cùng với tâm lý “sính ngoại” của các bà mẹ Việt đã dọn đường cho hàng loạt thương hiệu nổi tiếng quốc tế trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em vào Việt Nam như Kids World, Deca, Beyeu, Babysol…
Đặc biệt, sau vụ việc một nhà cung cấp sản phẩm mẹ và bé có quy mô lớn tại Việt Nam bị điều tra gắn mác giả trên sản phẩm, các bà mẹ Việt lại càng trở nên quan tâm đến các sản phẩm chính hãng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chưa chắc các thương hiệu quốc tế đã đảm bảo hoàn toàn về chất lượng.
Mới đây, thông tin hãng Johnson & Johnson công bố quyết định thu hồi 33.000 sản phẩm phấn rôm trẻ em sau khi Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) tìm thấy chất amiăng gây ung thư có trong các mẫu sản phẩm của Johnson & Johnson mua từ một cửa hàng bán lẻ online đã gây hoang mang cộng đồng các mẹ bỉm sữa, bởi đây là một thương hiệu khá nổi tiếng trong các sản phẩm dành cho trẻ em.
Video đang HOT
Amiăng là chất gây ung thư đã được xác định có liên quan tới chứng u trung biểu mô, một bệnh ung thư của lớp mô phủ bên trong lồng ngực hoặc ổ bụng.
Chưa hết, cũng trong những ngày gần đây, Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Foodwatch đã phát hiện lượng nhỏ dầu khoáng có thể gây ung thư trong một số nhãn hiệu sữa bột cho trẻ em tại Pháp, Đức và Hà Lan.
Tổ chức này cho biết, trong 16 nhãn hiệu sữa công thức được xét nghiệm thì có tới 8 nhãn hiệu có dư chất tinh dầu khoáng thơm đến từ các “ông lớn” như Nestlé, Danone, Novalac và Hero Baby. Foodwatch kêu gọi các công ty ngay lập tức rút lại sữa bột công thức nhiễm dầu khoáng ra khỏi thị trường và đưa ra khuyến cáo cho các bậc cha mẹ.
Hiện, các sản phẩm ngành hàng mẹ và bé được tin tưởng tại Việt Nam là các nhãn hiệu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu…, nhiều mặt hàng được nhập vào Việt Nam qua đường xách tay không thông qua các tổ chức kiểm soát chất lượng vẫn được các siêu thị bày bán.
Ngoài việc dọn đường cho các thương hiệu quốc tế gia nhập thị trường tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thêm lựa chọn, sự phát triển trong mảng sản phẩm dành cho trẻ em cũng đang tạo những khe hở cho nhiều cơ sở và cá nhân tìm cách làm giả trục lợi.
Người tiêu dùng đang bị lạc giữa ma trận các loại sản phẩm dành cho trẻ em
Vấn nạn hàng giả
Một trong những mặt hàng được các bà mẹ dành nhiều sự quan tâm nhất hiện nay chính là thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe và sữa. Phổ biến nhất vẫn là các sản phẩm hỗ trợ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng, tăng chiều cao, tăng cân, bổ sung các chất như canxi, sắt, kẽm, các loại si rô ho, thuốc trị bệnh ngoài da…
Chỉ cần tìm kiếm trên mạng cụm từ thực phẩm chức năng cho trẻ sẽ có hàng triệu kết quả khác nhau với đủ các loại vitamin, canxi… đến từ các thương hiệu khác nhau cả trong nước, nhập khẩu, xách tay với giá cả dao động từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng.
Ngoài ra, sản phẩm sữa bột cũng là một mặt hàng được quan tâm lớn hiện nay của các gia đình Việt có con nhỏ.
Tuy nhiên, trong thời gian qua đã có rất nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, sữa công thức làm giả, làm nhái các nhãn hiệu, bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Theo một nguyên lãnh đạo Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, người Việt Nam đang bị lạc giữa ma trận các loại sản phẩm dành cho trẻ em, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và ăn uống.
Thực tế, theo báo cáo của Nielsen, doanh thu của thị trường sản phẩm, dịch vụ dành cho mẹ và bé tại Việt Nam có thể đạt quy mô 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng tới 30-40%. Do đó, trong thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều thương hiệu đồ dùng cho trẻ, từ hàng sản xuất trong nước, hàng nhập khẩu không chính thức cho đến các thương hiệu lớn được phân phối chính ngạch gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, để tránh mua phải những sản phẩm không an toàn cho trẻ nhỏ, mỗi bậc phụ huynh phải là những người tiêu dùng thông thái, có sự tìm hiểu, hiểu biết về sản phẩm cũng như mỗi thành phần của sản phẩm đó để bảo vệ sức khỏe con trẻ.
Theo Vân Linh/thoibaokinhdoanh.vn
Hoàng hậu Bhutan được mệnh danh là "Công nương Kate của châu Á" với những điểm giống nhau ngỡ ngàng giữa hai nàng dâu hoàng gia
Hai người phụ nữ được nhận xét là có nhiều điểm tương đồng và Hoàng hậu Bhutan được mệnh danh là "Công nương Kate của châu Á".
Vào năm 2016, cả truyền thông xôn xao khi vợ chồng Hoàng tử William - Công nương Kate có chuyến thăm tới Bhutan. Đây là dịp hiếm hoi hai nàng dâu hoàng gia được mọi người yêu thích đọ sắc với nhau.
Mặc trang phục truyền thống của Bhutan, Công nương Kate chụp ảnh kỷ niệm và trò chuyện thân mật với Hoàng hậu Bhutan. Cả hai được nhận xét là đều sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo, không ai hơn kém ai. Chính vì vậy, Hoàng hậu Bhutan còn được biết đến với cái tên là "Công nương Kate của châu Á".
Trên thực tế, Hoàng hậu Jetsun Pema cũng có nhiều nét tương đồng trong cuộc sống với Công nương Kate. Giống như Kate, Hoàng hậu Bhutan có xuất thân từ tầng lớp trung lưu. Bà là con của một phi công và từng theo học Đại học ở London trước khi kết hôn với nhà vua.
Hoàng hậu Bhutan và Công nương Kate có nhiều nét tương đồng.
Cả hai người phụ nữ đều đam mê thể thao. Jetsun Pema là một người hâm mộ môn bóng rổ cuồng nhiệt còn Kate cũng nhiều lần thể hiện khả năng chơi các môn thể thao của mình. Công nương Kate được ví như Công nương Diana khi cô nổi bật trong các hoạt động từ thiện, nhất là liên quan đến trẻ em và bảo vệ thiên nhiên.
Hoàng hậu Bhutan cũng là người bảo trợ của Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên Hoàng gia. Cô làm việc với nhiều tổ chức từ thiện và được biết đến là Hoàng hậu có tấm lòng bao dung.
Nếu như Công nương Kate khiến người hâm mộ xuýt xoa khi phát hiện cô ăn vận bình thường mua hàng giảm giá trong các siêu thị thì Hoàng hậu Bhutan cũng được khen ngợi là người có lối sống giản dị, không mua sắm hàng hiệu đắt tiền.
Công nương Kate và Hoàng hậu Bhutan đều được mọi người yêu quý.
Và một đặc điểm chung dễ thấy khác ở hai nàng dâu hoàng gia này đó là cả hai đều lựa chọn phong cách thanh lịch, nhẹ nhàng và cổ điển. Cả hai cũng có một mái ấm hạnh phúc bên người chồng hết mực yêu thương mình, khiến nhiều người phải ganh tị.
Ngoài ra, Công nương Kate và Hoàng hậu Bhutan đều nhận được sự hâm mộ lớn từ người dân trên khắp thế giới, họ hiếm khi có điều tiếng gì và được mọi người kính nể.
Nguồn: Tổng hợp
Theo Helino
Khi người giàu ở Mỹ cũng phải thắt lưng buộc bụng Kinh tế Mỹ hơn một thập kỉ qua đặc trưng bởi việc người giàu ngày càng giàu lên và là động lực thúc đẩy tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay, giới nhà giàu lại đang thắt chặt hầu bao trong khi tầng lớp trung lưu Mỹ vẫn tiếp tục chi tiêu mạnh tay. Tại sao lại như vậy? Theo vtv