Nhiều loại hình BĐS đang giảm giá mạnh, cơ hội thâu tóm tài sản giá hời của giới nhà giàu
Khách sạn 2-3 sao, căn hộ condotel, chung cư cho thuê…là những phân khúc BĐS đang được nhiều nhà đầu tư thứ cấp đẩy hàng giảm giá, bán gấp mạnh trong thời điểm hiện tại.
Thời điểm này, dịch Covid-19 tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất, kinh doanh bắt đầu tái khởi động, trong đó có du lịch. Tuy vậy, ghi nhận trên một số trang mạng bất động sản, hàng loạt khách sạn 2-3 sao tại nhiều khu vực như Nha Trang, Đà Nẵng…đang được rao bán với giá cắt lỗ.
Trên trang web alonhadat.com.vn, batdongsan.com…chỉ cần nhập từ khóa bán nhà hàng, khách sạn và chọn địa chỉ Nha Trang, Khánh Hòa là có ngay hàng chục lời rao bán khách sạn. Khách sạn được rao bán có từ loại 10 tỷ đồng với cho đến những khách sạn lớn hạng 3 sao giá đến trên 350 tỷ đồng. Hầu hết các khách sạn được rao trong khoảng từ đầu tháng 3-2020 đến nay.
Chị Lan, chủ một khách sạn 2 sao tại TP. Đà Nẵng cũng đang rao bán khách sạn 3 sao có diện tích 200m2 với giá khoảng 35 tỷ đồng. Theo chị Lan, khách sạn của chị vừa đưa vào vận hành được gần 1 năm, trong khi hàng tháng vẫn đang phải bù lỗ thì dịch Covid-19 xuất hiện khách hủy phòng khiến phòng bỏ trống trong thời gian dài. Hiện tại, tiền vay lãi ngân hàng hàng tháng cao trong khi doanh thu èo uột nên chị Lan quyết định chuyển nhượng lại.
Mới đây, ca sỹ Ngọc Khuê đã bất ngờ rao bán khách sạn Delta Sa Pa Hotel với giá 110 tỷ đồng vì việc kinh doanh gặp khó khăn do dịch bệnh. Theo chia sẻ trên trang cá nhân của cô, khách sạn này có diện tích đất 350m2 với 58 phòng kinh doanh và 5 phòng phụ trợ. Toàn bộ nội thất, vệ sinh trong phòng là đồ tiêu chuẩn 5 sao.
Có thể nói, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ đã phải đóng cửa và tạm dừng hoạt động trong thời gian dài chờ dịch bệnh qua đi. Trong đó, không ít chủ sở hữu đã phải ngậm ngùi rao bán khách sạn với giá rẻ vì không thể cầm cự qua giai đoạn khó khăn này.
Video đang HOT
Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, đến đầu năm 2020, trên địa bàn Khánh Hòa có hơn 800 cơ sở lưu trú với gần 50.000 phòng, trong đó có khoảng hơn 60% phòng lưu trú có chất lượng từ 3 sao trở lên. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách du lịch đến Khánh Hòa đã giảm rất mạnh. Đến nay, Sở Du lịch đã nhận được thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh của 60 cơ sở lưu trú du lịch với gần 13.000 phòng.
Còn chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng thì cho biết tại Đà Nẵng, doanh nghiệp đóng cửa rất nhiều, đặc biệt là khu vực khách sạn và ngày nào cũng có cái đóng cửa”. Doanh nghiệp hiện phải lựa chọn giữa việc dừng hoạt động kinh doanh hay cầm cự giữa mùa dịch và quyết định này phụ thuộc vào đặc điểm từng doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, khó khăn của người này lại là cơ hội của người khác. Khi nhiều người rao bán khách sạn thì cũng xuất hiện nhiều người đi “săn” khách sạn, bất động sản giá rẻ để bán lại kiếm lời hoặc tiếp tục kinh doanh khi hết dịch. Hiện nay, giá bán khách sạn mỗi nơi mỗi khác tùy thuộc vào địa điểm, diện tích, số tầng, số phòng, nội thất… Mức giảm của mỗi sản phẩm cũng khác nhau tùy vào mỗi chủ bán. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới đầu tư, đây là thời điểm người mua dễ đàm phán để có được khách sạn phù hợp.
Quan sát trên thị trường BĐS, hiện tại cùng với khách sạn 2-3 sao thì hiện nay nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đang chịu áp lực tài chính vay ngân hàng cũng đang tìm cách bán gấp, cắt lỗ một số loại hình khác như căn hộ condotel, căn hộ chung cư cho thuê, đất nền lướt sóng. Thông tin cắt lỗ chủ yếu đến từ nhà đầu tư thứ cấp, họ chịu áp lực tài chính từ việc vay vốn ngân hàng nên muốn bán nhanh lấy lại tiền gốc.
Trao đổi với chúng tôi, chị Lan một nhà đầu tư đang rao bán cắt lỗ 1 căn hộ Condotel cho biết cách đây 2 năm dù chỉ mới có 1 tỷ nhưng vợ chồng chị đã quyết vay thêm ngân hàng mua căn hộ condotel giá gần 2 tỷ. Thời điểm đó, chủ đầu tư trả cam kết lợi nhuận 15% và cam kết sẽ mua lại căn hộ với giá tương đương giá khách hàng đã mua cộng với chênh lệch là 10%. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã “lật kèo”, không thực hiện đúng cam kết.
“Hiện nay, nguồn khách du lịch giảm mạnh chủ đầu tư đang đàm phán với khách kích hoạt điều khoản bất khả kháng, điều này có nghĩa khách hàng sẽ không nhận được cam kết lãi suất trong khi nợ ngân hàng vẫn phải trả. Chính vì vậy, tôi đã chấp nhận bán căn hộ thấp hơn giá mua 200 triệu đồng nhưng vẫn không có khách hỏi mua” – chị Lan cho biết.
Còn đối với phân khúc căn hộ chung cư tại Hà Nội, TPHCM liên hệ theo số điện thoại rao bán, đa số những chủ nhà rao bán đều đang cần tiền gấp do vay ngân hàng để đầu tư căn hộ cho thuê, tiền lãi hàng tháng vẫn phải trả nhưng tiền thu về thì không bù lại tiền lãi do dịch COVID-19. Khi được hỏi, sao không để dịch qua để khai thác cho thuê tiếp thì một chủ nhà cho rằng, trước bối cảnh này bán ra để bảo tồn dòng vốn.
Đánh giá về làn sóng bán gấp, bán “cắt lỗ” bất động sản thời điểm hiện tại, các chuyên gia cho rằng, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nền kinh tế khó khăn chung nên những nhà đầu tư không chuyên, mua sang tay, lướt sóng ngắn hạn, dự trù xoay vòng vốn trong khoảng 6 tháng để kiếm lời thì sẽ bắt buộc phải bán ra.
Cũng theo các chuyên gia, thị trường hiện nay chưa có nhiều sản phẩm phải bán tháo, cắt lỗ với giá giảm sâu, giảm sốc như một số tin rao bán. Một số trường hợp cá biệt sẽ có mức giảm sâu từ 10-20%, còn đa số giá chỉ giảm nhẹ một chút so với trước dịch, hoặc nhà đầu tư chấp nhận cắt bỏ phần lãi, bán giá gốc để thu hồi vốn.
Cuộc dịch chuyển dòng vốn đầu tư kép FDI vào Việt Nam
Tuy vốn FDI có dấu hiệu chững lại do Covid-19, song theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch.
Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết ngày 20/42020, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 12,33 tỉ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn thực hiện ước đạt 5,15 tỉ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ do hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Dẫn đầu các nhà đầu tư FDI tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 là Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... (Ảnh minh họa)
Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, vốn FDI 4 tháng đầu năm nay sụt giảm do việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án gặp khó khăn vì dịch bệnh. Nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất cũng như nhu cầu sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thị trường tiêu thụ có xu hướng thu hẹp, nhiều đơn hàng bị hoãn, hủy. Nhiều doanh nghiệp FDI gặp khó khi duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh do thiếu chuyên gia nước ngoài.
Tuy vốn FDI có dấu hiệu chững lại do Covid-19, song theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về phòng chống dịch, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư, kinh doanh. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia thuộc nhóm các nước bị ảnh hưởng ít nhất và dự báo sẽ vượt qua "cơn bão" suy thoái kinh tế toàn cầu.
GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài cho rằng, thu hút FDI 4 tháng đầu năm 2020 giảm không phải là xu hướng mà chỉ mang tính tạm thời, ảnh hưởng chính từ dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm.
Có một số tín hiệu lạc quan nên GS. Nguyễn Mại dự báo thu hút FDI sẽ "bùng nổ" sau dịch. Tín hiệu lạc quan, theo GS. Nguyễn Mại, đó là nỗ lực của Việt Nam chống dịch, kiểm soát dịch tốt và tránh được những cuộc phong tỏa kéo dài. Bên cạnh đó, xu hướng chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc đã ngày một rõ rệt và Việt Nam với yếu tố tích cực chống dịch hiệu quả đang là đích ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2019, nhiều tập đoàn công nghệ đã lên kế hoạch rời Trung Quốc để tránh bị tổn thương từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Các công ty đa quốc gia như Samsung và LG đã đầu tư dây chuyển sản xuất mới tại Việt Nam thay vì Trung Quốc theo kế hoạch cũ.
Tờ Nikkei của Nhật Bản cũng đưa tin các "ông lớn" như Google, Microsoft đang chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại, laptop từ Trung Quốc sang Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hãng trò chơi điện tử Nintendo cũng đã chuyển một phần hoạt động sản xuất máy chơi game Switch Lite sang Việt Nam...
GS. Nguyễn Mại lưu ý: Việt Nam mong muốn thu hút được nhiều dự án lớn trên thế giới. Nếu chỉ thu hút được các dự án nhỏ li ti thì tham vọng trở thành "công xưởng" thế giới của Việt Nam có thể đạt về số lượng, nhưng chất lượng không cao. Cần thu hút các dự án FDI công nghệ cao, công nghệ mới cho tương lai.
Xu hướng dịch chuyển vốn FDI ra khỏi Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, do tác động kép từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid-19 bùng phát ngày càng được thể hiện rõ và đang được đẩy nhanh. Việt Nam được xem là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong vài tháng qua đã khiến nhiều quốc gia nhận thấy sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, không chỉ tập trung tại Trung Quốc.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, thu hút FDI của Việt Nam cho thấy những tín hiệu khá lạc quan khi tăng dần trở lại vào cuối năm nay và tạo đà cho năm 2021 do đón đầu dòng vốn tái định vị sản xuất của các công ty đa quốc gia. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đang chuẩn bị kế hoạch đầu tư tại Việt Nam nhờ sự hấp dẫn của môi trường và chính sách đầu tư của Việt Nam./.
Các hãng xe đua nhau giảm giá, tặng phụ kiện kích cầu sau dịch Ngay cả hãng xe VinFast nay cũng tham gia cuộc đua giảm giá, khuyến mãi tới gần 300 triệu đồng để kích cầu người dân sau giãn cách xã hội. Hãng xe VinFast (thuộc Vingroup) vừa công bố giảm giá gần 300 triệu đồng đối với hai mẫu Lux A2.0 và SA2.0. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11-2018, VinFast giảm...