Nhiều lần đàm phán: Lý do thương chiến Mỹ-Trung chưa kết thúc
Theo các nhà quan sát, hôm 18-7 vừa qua, các nhà đàm phán thương mại hàng đầu Mỹ-Trung đã có cuộc điện đàm lần thứ hai sau khi hai bên đồng ý nối lại đàm phán, nhưng vẫn chưa có hy vọng đàm phán thành công.
Giới quan sát nói rằng hai bên vẫn chia rẽ về văn bản đàm phán để làm cơ sở trong đàm phán thương mại, trong khi Washington vẫn yêu cầu một văn bản dài hơn với đầy đủ các lời hứa mà Bắc Kinh đã nói trước đó.
Bắc Kinh và Washington đã trải qua 11 vòng đàm phán kể từ sau thất bại trong đàm phán ngày 5-10. Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc thay đổi các cam kết trước đó, trong khi Bắc Kinh cáo buộc Washington đưa ra quá nhiều yêu cầu, theo South China Morning Post (SCMP).
Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đồng ý thỏa thuận tạm dừng thương chiến và nối lại các duộc đàm phán từ sau hội nghị G20 tại Nhật Bản. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa đồng ý về những văn bản nào sẽ được sử dụng, theo nguồn tin cung cấp cho SCMP.
Hãng tin SCMP cho biết vẫn chưa rõ khi nào các nhà đàm phán sẽ trực tiếp gặp nhau.
Giáo sư Wang Yong ( Vương Vĩnh) thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết Mỹ và Trung Quốc đang trong quá trình tìm hiểu chi tiết để chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán.
“Mỹ muốn Trung Quốc trở lại với văn bản của thỏa thuận đã được xem xét từ đàm phán thứ mười hôm 30-4, trong khi Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ xem xét các đề nghị của họ, đảm bảo điều khoản công bằng hơn”, ông Wang nói.
Được biết tài liệu thỏa thuận dài 150 trang và liệt kê những nhượng bộ mà Washington nói rằng Bắc Kinh đã thực hiện.
Thế nhưng, ngay sau cuộc hội đàm hồi tháng 5-2019, Mỹ lại cáo buộc Trung Quốc từ bỏ lời hứa và đàm phán đã bị đình chỉ.
Ông Wang cho biết Washington cần phải đáp trả những lo ngại của Bắc Kinh về việc xuất khẩu và đầu tư vào Mỹ, lệnh cấm đối với Huawei và hạn chế visa đối với giới học giả.
Giáo sư Wang nói rằng Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng tìm hiểu để nối lại đàm phán. Ảnh: Amcham-Shanghai.org
SCMP cho biết Thông tin cuộc điện đàm gần đây được Trung Quốc xác nhận hôm 19-7.
Video đang HOT
Bắc Kinh chỉ nói rằng cả hai bên đã trao đổi quan điểm về cách thực hiện thỏa thuận từ cuộc gặp mặt giữa người đứng đầu hai nước hồi tháng 6 và “bước tiếp theo” cho các cuộc đàm phán sau.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn một lần nữa là đại điện phía Bắc Kinh trong cuộc điên đàm. Ông Chung Sơn là nhân vật thứ 2 của Trung Quốc tham gia điện đàm cùng Phó Thủ tướng Lưu Hạc, theo SCMP.
Bắc Kinh xác nhận có hạn chế tiến về các vấn đề liên quan đến việc đưa các cuộc đàm phán trở lại.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng kêu gọi hai nước cố gắng khắc phục sự khác biệt trong đàm phán. “Tôi vẫn muốn nói rằng cả hai bên phải kiên quyết, tự tin và kiên trì, và làm việc cùng nhau trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau để đạt được thỏa thuận có lợi cho hai bên”, ông Cảnh Sảng nói.
Ông Cảnh Sảng kêu gọi hai bên khắc phục những khác biệt trong đàm phán và nên hợp tác để đạt thỏa thuận. Ảnh: REUTERS
Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin (Trung Quốc), Shi Yinhong, cho biết cuộc gặp tại Osaka là “tốt nhất”, đã tạo cơ hội cho hai bên bắt đầu lại các cuộc đàm phán, nhưng sẽ rất khó để đạt được thỏa thuận.
Chính quyền Mỹ liên tục nói rằng Trung Quốc nên quay trở lại thời điểm mà Bắc Kinh thay đổi, nhưng Mỹ chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào để xem xét lại các yêu cầu của Bắc Kinh”, ông Shi nói.
Giáo sư Wang cũng nói với SCMP rằng nếu đạt được thỏa thuận thương mại, nó có thể mang lại lợi ích to lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ, nhưng lại có nguy cơ trở thành một “trận đấu không có tỉ số”.
“Có một sự thiếu tin tưởng chiến lược từ cả hai phía. Bắc Kinh có nhiều nghi ngờ về ý định của Washington. Và Mỹ đang gây áp lực nhiều nhất có thể đối với Trung Quốc – trên Biển Đông, Đài Loan,…”, ông Wang nói. “Càng ngày càng ít tin tưởng song phương, sẽ khó đạt được thỏa thuận”.
NGUYÊN VĂN
Theo PLO
Bất ngờ xuất hiện sau 11 vòng đàm phán, nhân vật khiến Mỹ lo thỏa thuận với Trung Quốc đổ bể
Cái tên mới được bổ sung vào phái đoàn đàm phán Trung Quốc khiến Mỹ và nhiều chuyên gia lo ngại hy vọng về 1 thỏa thuận đã khó khăn giờ trở nên mong manh hơn.
Khi Mỹ-Trung nhấc máy điện đàm sau nhiều tháng đình trệ, Washington bất ngờ khi một nhân vật mới sát cánh cùng Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc - Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn.
"Ông Chung Sơn là người cứng rắn nhất trong những người cứng rắn", Stephen K. Bannon, cựu cố vấn chiến lược của Nhà Trắng nhận định.
Không chỉ riêng Bannon, giới chức Mỹ cho rằng việc Trung Quốc để ông Chung tham gia vào các vòng đàm phán mới cho thấy uy tín của Phó Thủ tướng Lưu Hạc có thể đã sụt giảm. Bắc Kinh có thể đang sốt ruột và muốn đẩy một người mới lên để "đổi gió" đàm phán.
Nhưng Dennis Wilder, cựu chuyên viên phân tích Trung Quốc tại Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cảnh báo đường hướng mà Trung Quốc vẽ ra cho ông Chung sẽ cứng rắn hơn những gì mà họ theo đuổi trong các vòng đàm phán trước.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Ông Chung, 63 tuổi, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thương mại vào năm 2017 sau thời gian dài điều hành 2 công ty nhà nước. Ông từng đảm nhiệm vị trí Phó Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang khi Chủ tịch Tập Cận Bình làm bí thư tỉnh này.
Trước ông Chung, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Mã Triêu Húc, một trong những nhà đàm phán thương mại giàu kinh nghiệm nhất của của Bắc Kinh cũng ghi tên mình vào phái đoàn đàm phán mới của Trung Quốc.
Một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng chính quyền Trump đang phản ứng thái quá trước động thái điều động nhân sự nhỏ.
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 11/7 cũng khẳng định việc bổ sung ông Chung vào đoàn đàm phán của nước này là điều hết sức bình thường.
"Đó là điều hết sức bình thường khi Bộ Thương mại phụ trách đàm phán", người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nói trong cuộc họp báo hôm 11/7, nhưng không giải thích vì sao lãnh đạo Bộ này lại không có mặt trong 11 vòng đàm phán trước đó.
Cựu Giám đốc Viện nghiên cứu về Bộ Thương mại Mỹ của Trung Quốc, ông Hoạch Kiến Quốc ủng hộ tuyên bố này, khẳng định ông Chung với tư cách là Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc tham gia đàm phán chẳng phải là gì bất thường mà cũng không cần phải đưa ra giải thích về điều này.
"Thật vô nghĩa khi suy đoán về điều đó", ông nói.
Trong khi đó, theo chuyên gia Clete Willems tới từ công ty luật Akin Gump, việc ông Tập Cận Bình bổ sung nhân sự mới cho thấy ông đang muốn dung hòa giữa 2 khuynh hướng bồ câu và diều hâu trong đội ngũ đàm phán của Trung Quốc, tương tự như đội hình của Mỹ với Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, người theo đuổi một thỏa thuận cứng rắn cùng Bộ trưởng Steven Mnuchin, người nhạy cảm hơn với tác động của căng thẳng thương mại lên thị trường tài chính.
Ông Scott Kennedy, cố vấn cấp cao về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tin rằng bất chấp việc Bộ Thương mại Trung Quốc có truyền thống ủng hộ liên kết thương mại, ông Chung nhiều khả năng vẫn sẽ đấu tranh quyết liệt để bảo vệ lợi ích thương mại của đất nước.
Trước cuộc điện đàm sau nhiều tháng gián đoạn giữa quan chức 2 bên hôm 9/7, Tổng thống Trump muốn các quan chức Mỹ nhắc lại lời hứa mua lại nông sản của Trung Quốc với đậu nành và lúa mì mà Chủ tịch Tập đưa ra ở Osaka cuối tháng 6.
Đàm phán Mỹ-Trung vẫn chưa khởi sắc sau khi nối lại. (Ảnh: Reuters)
Nhưng khi 2 đầu dây kết nối, cả ông Lưu và ông Chung đều không đưa ra bất cứ cam kết cụ thể nào khiến các cuộc đàm phán tiếp tục rơi vào bế tắc. Đây được cho là lý do khiến Tổng thống Trump bức xúc 'tố" Trung Quốc thất tín trong dòng tweet xả giận trên Twitter hôm 11/7.
Cả 2 bên cũng được cho là chưa đạt được thỏa thuận về thời điểm Trưởng đoàn đàm phán Mỹ Robert E. Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tới Bắc Kinh để đàm phán trực tiếp.
Ông Craig Allen, Chủ tịch hội đồng doanh nghiệp Mỹ - Trung cho rằng các tuyên bố của Tổng thống Trump đưa ra về lệnh ân xá với Huawei gây nhầm lẫn với các công ty Mỹ trong khi thực tế là cả 2 bên đều chưa động chân tay như những gì mà họ hứa hẹn tại Nhật Bản.
Trong tuần, các quan chức Mỹ cũng bày tỏ lo ngại Trung Quốc đang cố né tránh những cam kết chắc chắn.
"Đảng Cộng hòa nhìn chung rất thất vọng vì vì Trung Quốc tỏ ra bất hợp tác trong giai đoạn này. Những gì đang diễn ra quá mức chậm chạp. Họ tiếp tục chống lưng và những người cứng rắn của Trung Quốc lại tiếp tục đối đầu với những người cứng rắn của Mỹ", nhà kinh tế Stephen Moore, cố vấn không chính thức của Tổng thống Trump nói.
Khi những thông tin về cuộc họp Trump-Tập lui dần về quá khứ, các nhà đàm phán 2 bên tiếp tục tìm cách giải quyết các bất đồng từng khiến họ trở mặt cách đây 2 tháng. Mỹ khi đó cáo buộc Trung Quốc thay đổi các cam kết mà 2 bên mất nhiều tháng thống nhất về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và các chính sách chuyển giao công nghệ bắt buộc. 2 bên cũng không tìm được tiếng nói chung khi Trung Quốc đòi gỡ toàn bộ thuế quan, nhưng Mỹ muốn giữ lại một phần để làm con tin tránh Trung Quốc lật lọng.
"Chúng tôi mắc kẹt tại cùng một chỗ như trước đây", ông Derek Scissors, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định.
Theo SCMP, các quan chức Trung Quốc đang tìm cách trì hoãn cho tới khi họ thấy Tổng thống Trump hiện thực hóa các cam kết ông đưa ra với Huawei cũng như chờ phản ứng của Mỹ về cuộc biểu tình tại Hong Kong.
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc nói gì trong tuyên bố mới nhất về đàm phán thương mại Trung Quốc - Mỹ? Dù vậy Trung Quốc khẳng định rằng đàm phán thương mại cần phải được thực hiện trên cơ sở công bằng và tôn trọng lẫn nhau. Gao Feng, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc - Ảnh: Reuters Trung Quốc tuyên bố rằng các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ sẽ khởi động lại, dù rằng Trung Quốc nhấn mạnh...