Nhiều “khuất tất” sau vụ “bức tử” ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi
Hàng loạt hiện vật quý giá của chùa đã biến mất hoặc bị đập phá qua các lần trùng tu trước đây. Sau câu chuyện trùng tu ngôi chùa nghìn tuổi, nhiều câu chuyện “khuất tất” đã được hé lộ.
Sự việc Nhà Tổ và Gác Khánh của chùa Trăm Gian bị “bức tử” khiến dư luận bức xúc đã được xác định là hành vi xâm hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Người đưa tin, thì ngoài hai địa điểm nói trên, hàng loạt di vật quý giá nằm trong nhiều hạng mục khác thuộc quần thể di tích nghìn tuổi này, từ khu thờ Phật Thánh (Tam Bảo), bảy gian Tiền đường cho đến hai dãy hành lang Thập bát La hán, đều bị mất mát, huỷ hoại khiến người dân địa phương bức xúc kêu trời.
Di vật quý giá tại các hạng mục nằm trong quần thể chùa Trăm Gian bị vứt ngổn ngang
Nhiều hiện vật quý không còn
Vụ việc ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi được Nhà nước xếp hạng di tích đặc biệt quý giá cấp Quốc gia bỗng nhiên bị “khai tử” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Một công trình được xây dựng từ đời Lý, nức tiếng với kiến trúc cổ kính và độc đáo mà ít ngôi chùa nào có được về cả tuổi đời và đường nét hoa văn tinh xảo hiện đã bị xâm hại đến mức khó bề khắc phục nổi. Sự việc ngôi chùa nghìn tuổi b? “b?c t?” vỡ l? khiến nhiều người dân trong cả nước vô cùng bức xúc về sự hiểu biết về Luật Di sản cũng như sự thiếu hiểu biết về giá trị của một công trình đặc biệt quý giá này. Điều đáng nói là không chỉ dừng lại ở việc Gác Khánh và Nhà Tổ bị “đập đi” xây mới, mà nhiều vấn đề liên quan đến việc trùng tu của ngôi chùa này trước đó cũng còn nhiều điều khuất tất.
Video đang HOT
Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Nguyễn Quốc Ân, một cán bộ hưu trí, có thâm niên 10 năm làm chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Tiên Phương (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: “Dù tượng cũ cũng còn nhiều, nhưng một số đã mất đi như tượng đồng đen Thích ca (nằm trong toà Cửu Long Châu). Người dân hỏi thì nhà chùa bảo rằng chôn dưới bệ để không bị mất trộm. Hay như toà Cửu long Châu có 9 vị thánh cũng vừa được làm mới. Không hiểu sao những giá trị vô giá như thế lại được thay bằng cái mới. Án gian (trước cửa gian Tiền đường) cũng không thể tránh khỏi “số phận cũ kỹ” và thay bằng Ô Sa cải tiến của nước ngoài. Như vậy làm gì còn là đồ cổ, còn gì là giá trị văn hóa nữa. Những cái đèn thắp nến cổ đồng và gỗ cũ bốn mặt kính, kiểu đèn lồng hộp cũng biến đâu mất, thay vào đó nhà chùa cho lắp đèn điện nhấp nháy xanh đỏ.
Đặc biệt, cũng theo ông Ân trong chùa có một di vật vô cùng quý giá đó chính là Đài sen xếp bằng gạch đất không nung (nằm ở khu thờ Phật Thánh), khi xếp vào nhau sẽ ra hình 12 con giáp. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trước thầy Khoa cũng cho đập đi và xây lại nhưng vẫn không thể được như cũ. Hơn nữa, nhà chùa còn tự ý cho đào một nhà hầm sâu dưới đất chỉ dùng với mục đích sinh hoạt mà không hề xin ý kiến của các cụ. Bên cạnh đó còn nhiều tượng và di vật khác trong chùa được sơn lại cho mới nhưng theo kiểu khác hoàn toàn với cái cũ. Bởi vậy không thể nói đây là tượng cũ đã được sơn lại mà là tượng mới hoàn toàn, chỉ cần nhìn qua là biết ngay. Những di vật đó bây giờ đi đâu về đâu thì chỉ có… trời mới biết. nhà chùa “tự tung tự tác” như vậy, trách nhiệm này thuộc về ai”?
Cùng chung nỗi bức xúc và tâm trạng như ông Ân, một cán bộ địa phương về hưu cho biết: “Trong chùa từ cái chân cột, đến bức tường cổ bị đào tung lên thay vào những vật liệu mới. Trước đó khoảng gần chục năm, nhà chùa cũng cho đào tung lên để lát gạch hoa Trung Quốc, nhưng sau đó dân làng phản đối và yêu cầu nhà chùa cạy lên lát lại, nhưng mãi đến vừa rồi mới lát lại loại gạch đỏ mới. Đến bây giờ thì di tích không còn là di tích nữa rồi, bởi mọi thứ đổi mới hết, tượng phật được… tô son điểm phấn đến khác lạ. Chúng tôi đặt câu hỏi về những điều nhà chùa đã làm rằng, liệu có việc lợi dụng ngôi chùa để trục lợi cá nhân không? Điều này phải chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận.
Nhà chùa “tự tung tự tác”?
Theo người dân nơi đây, việc trùng tu và tu bổ ngôi chùa Trăm Gian đã được tiến hành nhiều lần với số tiền tài trợ “khủng” nhờ vào các mối quan hệ” của vị trụ trì chùa. Nhưng dường như mọi cố gắng của nhà chùa đều đi ngược lại với mong muốn của người dân, khi thay việc trùng tu bằng việc xây mới.
Để biện minh cho sự cố ý “làm trái” của mình, sư thầy Thích Đàm Khoa bày tỏ: “Thật ra công trình đã được sửa chữa nhiều lần đến nay không thể chống đỡ được nữa, nên nhà chùa phải cho “tu sửa” lại để đảm bảo an toàn cho người dân đến lễ Phật, tham quan được an toàn khi mùa mưa bão đang đến gần”.
Hiện, Nhà Thờ Tổ và Gác Khánh tại chùa Trăm Gian gần như sắp hoàn thành, chỉ còn một vài hạng mục nhỏ chờ thi công nốt. Nằm sát bên ngoài công trình “một vài ngày tuổi” này là những cột gỗ lim vững chắc, tảng đá xanh, đá gạch cổ viền quanh, cấu kiện cũ, rui, kèo…, nằm ngổn ngang. Đống ngói hai mặt âm dương cũng bị xếp vào một đống không khác gì rác vật liệu xây dựng đang chờ để vứt đi. Cùng với đó là những người không hiểu vì kém hiểu biết về di sản hay đồng tình với nhà chùa để được “chân râu ria” quanh chùa như trông xe, bán nước hay bán hương, đồ lễ, sẵn sàng “khai tử”, rũ bỏ những giá trị văn hóa nghìn năm tuổi này.
Thiết nghĩ, công trình này dù có được tiếp tục hoàn thành nốt hay phục dựng lại nguyên trạng thì chùa Trăm Gian cũng mãi mãi không thể trở lại như trước được nữa. Nếu không xử lý nghiêm vụ việc này thì những di tích tiếp theo khó thoát khỏi “số phận” như chùa Trăm Gian.
Yêu cầu đình chỉ thi công Trước bức xúc của dư luận về vụ “bức tử” chùa Trăm Gian, thứ trưởng Bộ VH -TT&DL Lê Khánh Hải đã ký văn bản gửi UBND TP. Hà Nội. Văn bản yêu cầu đình chỉ việc thi công tại di tích chùa Trăm Gian và có biện pháp xử lý vi phạm Bảo vệ toàn bộ cấu kiện gỗ, chân tảng, ngói lợp cũ của Nhà Tổ, Gác Khánh và bậc cấp cũ trước sân tiền đường nhanh chóng xây dựng phương án phục hồi nguyên trạng Nhà Tổ, Gác Khánh và bậc cấp sân trước tiền đường trên cơ sở tái sử dụng tối đa các cấu kiện cũ của công trình và thiết kế đã được thỏa thuận thực hiện các thủ tục để tu bổ di tích theo quy định. Sư trụ trì chùa Trăm Gian nhận trách nhiệm tự ý tháo dỡ, thi công nhà tổ, Gác Khánh và bậc cấp phía trước tiền đường khi chưa được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền. Trụ trì chùa Trăm Gian vừa “trượt” bầu cử Hội đồng nhân dân Ghi nhận của PV Người đưa tin tại xã Tiên Phương (Quốc Oai, Hà Nội): Người dân nơi đây ít ai thiện cảm đối với “phong cách sống” của sư thầy Thích Đàm Khoa. Theo một cán bộ hưu trí trong xã, thầy Khoa sống khép kín và không quan hệ với ai trong xóm. Đợt bầu cử Hội đồng nhân dân xã vừa qua, cả xóm không ai bầu thầy và đương nhiên là không trúng HĐND xã. Nhưng không hiểu sao, cấp địa phương không trúng cử nhưng cấp Huyện lại trúng? Theo NDT
'Làm lại thôi chứ có gì đâu'
Những người gây ra "thảm họa trùng tu" chùa Trăm gian sẽ bị xử phạt thế nào? Đất Việt đã có cuộc trao đổi với Chánh thanh tra Bộ VHTTDL Vũ Xuân Thành quanh việc này.
- Thưa ông, Bộ VHTTDL sẽ làm gì trước hiên trạng chùa Trăm gian hiện nay?
- Sáng mai (ngày 30/8), chúng tôi sẽ xuống đó thanh tra một lần nữa, xem xét và xử phạt vi phạm hành chính.
Trước đó, chúng tôi đã quyết định tạm đình chỉ việc trùng tu rồi. Thứ trưởng Lê Khánh Hải cũng đã ký công văn chỉ đạo UBND TP Hà Nội xử lý, bảo quản, giữ nguyên hiện trạng và lập phương án trùng tu cụ thể và báo cáo với Bộ.
Theo Chánh thanh tra Bộ VHTTDL, những người gây ra "thảm họa trùng tu" chùa Trăm gian chỉ bị phạt tiền hoặc làm kiểm điểm.
- Ông nói "sẽ xử phạt vi phàm hành chính"?
- Chúng tôi đang xem xét việc này. Cũng chỉ phạt hành chính, tức là chỉ nộp tiền phạt thôi. Nếu phá hoại di tích thì rõ ràng là phải khởi tố nhưng ở đây, chùa Trăm gian hỏng rồi và cũng đang có chủ trương cho trùng tu rồi. Chẳng qua là nhà sư làm không đúng quy trình chứ không phá di tích. Hai hành vi đó khác nhau. Một số báo nói phá là không đúng lắm.
- Vậy còn các bên liên quan như Cục Di sản, Sở VHTTDL Hà Nội... chịu trách nhiệm như thế nào trong việc này, thưa ông?
- Cục Di sản phải hướng dẫn cho Sở VHTTDL trùng tu đúng quy trình. Sở cũng phải chịu trách nhiệm trước việc này chứ sao không. Họ làm sai thì phải làm lại.
- Nhưng nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp phía trước tiền đường của chùa Trăm gian đã bị phá ra rồi, "làm lại" có được, thưa ông?
- Sao lại không làm lại được. Chúng tôi vừa mới xuống kiểm tra. Các chân tảng... của chùa vẫn còn nguyên. Gỗ thì vẫn thế thôi. Làm lại thôi chứ có gì đâu.
- Nhiều gạch, ngói đã bị đập vỡ. Các bức tương La Hán đã bị sơn công nghiệp lên thì làm thế nào để phục hồi đây, thưa ông?
- Cái nào không dùng được nữa thì thôi. Cái nào vẫn dùng được nữa thì phải sử dụng theo đúng nguyên tắc của trùng tu, tôn tạo di sản.
- Các cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm như thê nào trước việc này, cụ thể thì những người liên quan ở Cục Di sản, Sở VHTTDL?
Theo ông Vũ Xuân Thành, chỉ cần lắp lại chùa Trăm gian là xong. Tuy nhiên, PGS. TS Trần Lâm Biền cho rằng dỡ ra có tính chất hủy hoại thì làm sao để lắp lại như cũ được.
- Cục Di sản là quản lý Nhà nước. Việc của họ là xây dựng văn bản, thỏa thuận pháp luật.
Còn Sở VHTTDL Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND TP Hà Nội. Các ông chủ tịch xã, chủ tịch huyện thì Sở giao cho các ông ấy quản lý mà các ông ấy để di tich như vậy thì sẽ phải kiểm điểm. Họ sẽ phải kiểm điểm còn kiểm điểm như thế nào là việc của UBND TP Hà Nội.
- Xin cám ơn ông!
PGS. TS Trần Lâm Biền: Cần phải xử lý hình sự
Trước việc này, PGS. TS về mỹ thuật truyền thống Trần Lâm Biền bày tỏ sự lo lắng về quan điểm "lắp lại chùa Trăm gian là xong". Ông nói: "Thanh tra nói thì bao giờ chả đơn giản. Ai đủ khả năng chuyên môn để làm được khi họ tháo ra một cách vô tổ chức như thế!
Việc này không đơn giản đâu. Muốn dỡ ra để tu bổ phải chụp ảnh kỹ càng, định vị, đánh số. Phải làm vậy thì lúc lắp trả mới chính xác được. Đằng này, người ta dỡ ra theo tinh thần bỏ đi để làm mới nên người ta không đánh số thì lắp lại chắc chắn là "dâu ông này cắm cằm bà kia thôi". Ấy là chưa kể lúc tháo ra với tính thần đó thì họ vứt oạch xuống làm gẫy, vỡ hết. Một sự dỡ ra có tính chất hủy hoại thì làm sao để lắp lại như cũ được".
Về việc xử phạt hành chính sư trụ trì chùa Trăm gian và kiểm điểm những người liên qua, PGS. TS Trần Lâm Biền cũng bày tỏ sự không đồng tình. Ông cho biết việc này phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bởi đây là sự hủy hoại di tích quốc gia.
"Di tích như người già bị ốm. Nếu bố tôi bị ốm, tôi đem đến cho bác sĩ chữa nhưng bác sĩ lại giết béng bố tôi đi, đưa cho tôi ông già khác bảo là bố tôi thì có chấp nhận được không? Di tích bị xây mới thì không còn là nó nữa.
Bây giờ, chỉ có một kẻ bị truy cứu thì họ sẽ sợ và ngăn chặn được tình trạng này ngay. Tiếc là chưa ai làm", ông nói.
"Nếu phạt hành chính, họ sẽ lấy tiền công đức ra nộp, có phải tiền túi của họ đâu", ông nói thêm.
PGS. TS Trần Lâm Biền cũng cho biết ở rất nhiều chùa chiền ở Việt Nam bị hủy hoại theo kiểu trùng tu này và mức độ còn kinh khủng hơn ở chùa Trăm gian nhưng không được báo chí nói đến nên ít người biết. Ông chỉ ra những chùa bị hủy hoại kiểu này ngay ở Hà Nội như chùa Nga My ở quận Hoàng Mai, chùa Võng Thị, chùa Vạn Niên, chùa Hội Xá, chùa Cự Linh được làm mới hoàn toàn, theo phong cách "nửa Tàu nửa ta cực kỳ xa lạ"...
GS Nguyễn Minh Thuyết: "Nếu vi phạm nghiêm trọng, gây hủy hoại di sản thì cần phải xử lý hình sự"
Về việc này, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói: "Cần phải thanh tra, kiểm tra và đánh giá mức độ vi phạm. Nếu trong chừng mực nào đó thì có thể xử lý hành chính, còn nếu vi phạm nghiêm trọng, gây hủy hoại di sản thì cần phải xử lý hình sự. Và cần phải xử lý hình sự để có biện pháp răn đe đối với nhiều tổ chức, cá nhân khác". Theo DVO
Nhà sư viên tịch, gần 140 nghìn đô ai hưởng? Chủ trì một ngôi chùa ở quận Tân Phú (TP HCM) viên tịch, để lại sổ tiết kiệm trị giá 140 ngàn USD. Đã xảy ra những bất cập về quyền thừa kế số tài sản trên... Rắc rối tiền chùa mang... gửi tiết kiệm Tháng 5/2008, ni sư Huệ Tịnh, thế danh Đỗ Thị Thiềng, trụ trì chùa Thiên Chánh (đường Khuông...