Nhiều khoản thu đồng loạt giảm, ngân sách bội chi lớn sau 5 tháng
Dịch Covid-19 và giá dầu thô sụt giảm liên tục đã khiến nhiều nguồn thu vào ngân sách bị ảnh hưởng lớn.
Ảnh minh họa.
Bộ Tài chính vừa công bố một số thông tin, số liệu về tình hình ngân sách nhà nước (NSNN) 5 tháng đầu năm với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch bệnh Covid-19 và sự sụt giảm liên tục của giá dầu thô.
Đồng loạt sụt giảm các khoản thu
Theo thống kê, thu cân đối NSNN tháng 5 ước đạt 70,4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 5 tháng đạt 577 nghìn tỷ đồng, bằng 38,2% dự toán, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong các khoản thu, thu nội địa tháng 5 ước đạt 56,5 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng ước đạt 480,5 nghìn tỷ đồng, bằng 38% dự toán, giảm 5,9% so cùng kỳ năm 2019. Thu từ dầu thô tháng 5 giảm mạnh, ước đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với tháng 4. Lũy kế 5 tháng ước đạt 19,84 nghìn tỷ đồng, bằng 56,4% dự toán, giảm tới 17,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 5 ước đạt 12,3 nghìn tỷ đồng, lũy kế thu 5 tháng ước đạt 76,2 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán, giảm tới 23,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm ước đạt 196,8 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng có số thu ngân sách lớn giảm, như xăng dầu các loại giảm 48,1%, ôtô nguyên chiếc giảm 44%, sắt thép giảm 15,9%, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 3%,… trực tiếp tác động làm giảm thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Chi tăng khá nhưng chưa đạt yêu cầu
Ở chiều ngược lại, tổng chi NSNN tháng 5 ước đạt 130,3 nghìn tỷ đồng, luỹ kế chi 5 tháng đạt 603,4 nghìn tỷ đồng, bằng 34,5% dự toán, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 122,24 nghìn tỷ đồng, bằng 26% dự toán. Bộ Tài chính đánh giá mức chi này tuy có khá hơn về tiến độ so với năm 2019, song vẫn ở mức thấp so với yêu cầu.
Trong 5 tháng đầu năm, chi trả nợ lãi đạt 49 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% dự toán và chi thường xuyên đạt 428,7 nghìn tỷ đồng, bằng 40,6% dự toán.
Đáng chú ý, NSNN giai đoạn này đã phải chi những khoản rất lớn cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch.
Cụ thể, theo số liệu tổng hợp từ Kho bạc Nhà nước, tính đến 29/5, các địa phương đã thực hiện rút tiền để hỗ trợ 8,98 triệu người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với tổng số chi 9.418 tỷ đồng. Trong đó, phê duyệt danh sách đối tượng và kinh phí với tổng số tiền khoảng 12,1 nghìn tỷ đồng.
Trong bối cảnh dịch bệnh, 5 tháng đầu năm, NSTW đã trích dự phòng để bổ sung 2,8 nghìn tỷ đồng cho Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và 169,6 tỷ đồng tạm cấp cho 07 địa phương để triển khai các hoạt động phòng chống dịch Covid-19.
Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và 339 tỷ đồng cho một số địa phương thực hiện chính sách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh.
Cùng với đó, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xuất cấp 12.760 tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp giáp hạt đầu năm 2020.
Giải ngân 712 triệu USD vốn vay nước ngoài, cấp phát hơn 77%
Trong 5 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã ký kết 5 hiệp định vay vốn nước ngoài với Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Hàn Quốc trị giá khoảng 523 triệu USD.
Riêng trong tháng 5, Việt Nam đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 177 triệu USD (cao hơn tốc độ rút vốn bình quân 4 tháng đầu năm khoảng 130 triệu USD/tháng). Trong đó cấp phát khoảng 153 triệu USD, cho vay lại khoảng 25 triệu USD.
Lũy kế 5 tháng, giải ngân nguồn vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 712 triệu USD, tương đương khoảng 16.520 tỷ đồng. Trong đó cấp phát khoảng 549 triệu USD (77,1%), vốn vay về cho vay lại khoảng 164 triệu USD.
Lo nguồn ngân sách tăng vốn điều lệ cho Agribank
Thảo luận ở hội trường về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chiều ngày 10/6, hầu hết các đại biểu Quốc hội ủng hộ sự cần thiết phải tăng 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ cho ngân hàng này.
Nhiều năm qua, Agribank chưa được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn bị suy giảm. Ảnh: Lê Tiên
Song, các đại biểu cũng bày tỏ sự băn khoăn về nguồn vốn dùng để tăng vốn cho Agribank cũng như thời điểm tăng vốn...
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) ủng hộ chủ trương tăng vốn điều lệ cho Agribank, bởi đây là ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài việc kinh doanh còn thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong đó có đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Việc tăng vốn điều lệ không chỉ làm tăng năng lực tài chính mà còn giúp Ngân hàng tăng năng lực cạnh tranh, đặc biệt là nâng cao xếp hạng trong hệ thống ngân hàng khu vực và thế giới. Tuy nhiên, ông Hạ băn khoăn: "Việc tăng vốn điều lệ dự tính bằng nguồn tăng thu và tiết kiệm ngân sách trung ương năm 2019 cần phải tính. Thực tế, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất kinh doanh và dự báo diễn biến khó lường, trong khi thu ngân sách nhà nước (NSNN) gặp khó khăn".
Về cân đối NSNN, trong điều kiện thu ngân sách giảm, sau khi sử dụng nguồn tiền để tăng vốn cho Agribank cùng với thực hiện các giải pháp cắt giảm nhiệm vụ chi, NSNN năm nay dự kiến còn thiếu từ 70.000 - 75.000 tỷ đồng. "Bối cảnh khó khăn như thế mà dùng nguồn vốn như đề xuất để tăng vốn cho Agribank có cần thiết không, có phù hợp không?", ông Hạ đặt câu hỏi.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) bày tỏ, bổ sung vốn cho Agribank là hợp lý nhưng chủ trương dùng NSNN để tăng vốn cho ngân hàng có nên không, khi thực chất là dùng vốn NSNN để bổ sung vốn cho 1 ngân hàng thương mại cụ thể. Theo bà Mai, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai trò chủ đạo (VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank), trong đó chỉ có Agribank là 100% vốn nhà nước. Thực tế, 4 ngân hàng này đối mặt với việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Một số ngân hàng có hệ số an toàn vốn thấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong đó riêng Agribank được xem xét dùng vốn NSNN để tăng vốn điều lệ.
Trong điều kiện thu NSNN giảm, sau khi sử dụng nguồn tiền để tăng vốn cho Agribank cùng với thực hiện các giải pháp cắt giảm nhiệm vụ chi, NSNN năm nay dự kiến còn thiếu từ 70.000 - 75.000 tỷ đồng.
"Để đảm bảo tính minh bạch của chính sách, cần khẳng định rõ, tại thời điểm này chỉ xem xét bổ sung vốn điều lệ cho 1 ngân hàng cụ thể chứ không phải là thay đổi chính sách trong việc dùng vốn NSNN để bổ sung vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước", bà Mai nêu quan điểm.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) nhấn mạnh, việc tăng vốn cho ngân hàng này có 4 điểm quan trọng: góp phần tăng tỷ lệ an toàn vốn; trong bối cảnh thị trường có nhiều bất thường, tăng vốn sẽ góp phần tăng sức chịu đựng cho Ngân hàng cũng như nền kinh tế; gia tăng huy động vốn; đây là hoạt động đầu tư chứ không phải là chi 3.500 tỷ đồng cho tiêu dùng nên khả năng thu hồi vốn là có.
Để Agribank hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới, ông Ngân đưa ra một số lưu ý cho lãnh đạo ngân hàng này. Trước hết, khi phát triển chi nhánh, Agribank nên ưu tiên khu vực nông thôn, hạn chế đô thị, bởi đây là đối tượng khách hàng chính. Khu vực nông nghiệp, nông thôn thường ở vùng sâu vùng xa, Agribank cần tăng cường thêm hoạt động lưu động; mở rộng tín dụng tiêu dùng đối với vùng sâu, vùng xa nhằm đẩy lùi cho vay nặng lãi, tín dụng đen; quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng, nhất là đạo đức nghề nghiệp cán bộ tín dụng...
Một số đại biểu khác cũng nhấn mạnh yêu cầu Agribank cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa hiện đang tắc nghẽn, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động...
Làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu cho ý kiến, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chia sẻ, những năm gần đây, hoạt động của Agribank có những cải thiện rõ nét, vốn chủ sở hữu được bảo toàn và tăng trưởng hàng năm, nợ xấu được kiểm soát, tăng nộp NSNN. Nếu không được tăng vốn, nhu cầu vốn cho nông thôn, nông nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn. Hơn nữa, đề xuất tăng vốn điều lệ đã được rà soát, bàn bạc kỹ lưỡng.
Trước đó, Chính phủ đã có Tờ trình về việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank, trong đó nêu rõ sự cần thiết bổ sung vốn điều lệ do Agribank là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, có vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là vai trò chủ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhiều năm qua, Agribank chưa được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ, tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản, khiến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng bị suy giảm...
Tăng 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ cho Agribank: ĐBQH đồng tình Chiều 10/6, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về việc bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ cho Ngân hàng Agribank. Thảo luận về việc bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), các đại biểu bày tỏ ủng hộ đồng thời...