Nhiều khó khăn trong xử lý tài sản tạm giữ
Cùng với tình trạng tài sản giảm giá nhiều lần nhưng không có người đăng ký mua hoặc tài sản đã đấu giá thành nhưng không giao được thì việc xử lý tài sản bị tạm giữ trong quá trình điều tra hoặc tạm giữ để thi hành án cũng là những vướng mắc mà các cơ quan THADS thường xuyên gặp phải.
Hình minh họa
Trong quá trình điều tra các vụ án hình sự, Cơ quan điều tra thu giữ các đồ vật, tài sản không phải là vật chứng như: Điện thoại di động, ví da, chứng minh nhân dân, bằng lái xe hoặc giấy tờ tùy thân khác… nhưng không xử lý trả lại cho bị can, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo quyết định của bản án tuyên, các tài sản đó được trả lại cho bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc tạm giữ để đảm bảo thi hành án. Trong các trường hợp này, cơ quan THADS gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản.
Cụ thể, đối với bị cáo chấp hành hình phạt tù tại các Trại giam ngoài tỉnh, các cơ quan THADS phải thực hiện các thủ tục tống đạt các quyết định, thông báo về thi hành án thông qua Trại giam. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các cơ quan THADS với các Trại giam chưa hiệu quả trong việc hoàn lại biên bản tống đạt còn chậm hoặc đôi khi không hoàn lại biên bản.
Đối với việc hoàn trả giấy tờ cho bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Chấp hành viên đã thông báo, tuy nhiên thông thường địa chỉ của những người này ở xa (ngoài tỉnh) hoặc địa chỉ không rõ ràng, dẫn đến mất nhiều thời gian mới xử lý xong vụ việc.
Việc xác định giá đối với tài sản tạm giữ theo Điều 26 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP gặp khó khăn bởi vì để có cơ sở xác định giá theo quy định trên, Chấp hành viên phải xác minh hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tài sản không còn bán trên thị trường (như điện thoại di động đã cũ không còn thích nghi với thị hiếu người tiêu dùng), cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn và cơ sở kinh doanh không xác định được giá trị của tài sản.
Trường hợp trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự, cơ quan THADS phải xử lý theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 126 Luật THADS.
Tuy nhiên, việc thực hiện theo quy định nêu trên mất rất nhiều thời gian, trường hợp không thực hiện được thông báo cho đương sự pháp luật chưa quy định nên khi áp dụng cơ quan THADS gặp nhiều lúng túng.
Đối với việc xử lý tiền, tài sản Tòa án tuyên tạm giữ để đảm bảo thi hành án, trường hợp bản án tuyên tạm giữ tài sản để đảm bảo cho việc thi hành án có ra Quyết định thi hành án hay không, khi người phải thi hành án vừa thi hành phần chủ động, vừa thi hành án phần theo yêu cầu (chưa có yêu cầu hoặc có yêu cầu thi hành án) cũng là vấn đề cần hướng dẫn cụ thể.
Trường hợp đương sự đã thi hành xong phần nghĩa vụ dân sự thì Cơ quan THADS có ra quyết định trả lại tiền, tài sản cho đương sự hay không vì hiện nay pháp luật chưa quy định.
Ngoài ra, còn nhiều vấn đề mà các cơ quan THADS băn khoăn, thực hiện chưa thống nhất như: trường hợp số tiền, tài sản tạm giữ trong quyết định thi hành án chủ động, người phải thi hành án thi hành xong khoản nộp ngân sách nhà nước, người được thi hành án chưa có yêu cầu thi hành án thì có ra quyết định thu hồi một phần quyết định thi hành án về việc tạm giữ tiền, tài sản và báo cáo hồ sơ xong hay không? Cách thức xử lý đối với số tiền, tài sản tạm giữ này như thế nào khi chưa có yêu cầu thi hành án; có thông báo cho người được thi hành án yêu cầu thi hành án hay không?…
Để góp phần tháo gỡ những vướng mắc trên, trong quá trình điều tra làm rõ không phải là vật chứng liên quan đến vụ án, nếu Cơ quan điều tra thu giữ tài sản của bị can, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì cần trả lại họ.
Đối với các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ khác có ý nghĩa về tinh thần nên trả lại ngay cho họ. Ngoài ra, Tổng cục VIII, Bộ Công an cần chỉ đạo các Trại giam sớm hoàn lại biên bản tống đạt cho Cơ quan THADS.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng cần làm rõ địa chỉ của bị can, người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Lê Hồng
Theo PLO
Điều tra lại vụ quản giáo đánh phạm nhân đến chết
HĐXX TAND tỉnh Long An vừa tuyên hủy án sơ thẩm vụ "dùng nhục hình" tại trại giam Long Hòa (có hậu quả một phạm nhân chết) vì cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng.
Bị cáo Nguyễn Minh Huân, Nguyễn Phước Thuận, Châu Minh Nhựt (từ phải sang trái) tại toà
HĐXX TAND tỉnh Long An cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm có vi phạm như: không thu giữ vật chứng là phương tiện mà các bị cáo dùng vào việc phạm tội (còng tay, ghế để kê bị hại...); chưa thực hiện thực nghiệm điều tra để làm rõ hậu quả ảnh hưởng đến tính mạng của bị hại và hành vi cụ thể của các bị cáo để xác định rõ mối quan hệ về hành vi của các bị cáo đối với thiệt hại xảy ra trong quá trình phạm tội, nhất là đối với cái chết của bị hại Lại Quốc Huy...
HĐXX phúc thẩm cho rằng vụ án cần phải được thực nghiệm điều tra lại để xác định rõ hành vi, tính chất và mức độ phạm tội của từng bị cáo và những người liên quan để đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử là các quản giáo trại giam Long Hòa gồm Nguyễn Phước Thuận (36 tuổi), Nguyễn Minh Huân (26 tuổi), chiến sĩ nghĩa vụ Công an Châu Minh Nhựt (22 tuổi). Những người này được xác định là đã có hành vi dùng nhục hình đối với 5 phạm nhân lứa tuổi 16, 17 vừa nhập trại được ba ngày.
Theo cáo trạng, ngày 20/10/2017, trong quá trình làm việc, 3 bị cáo gọi 5 phạm nhân mới nhập trại hỏi lý do bỏ lao động, có thái độ chống đối lao động và không tiếp thu sự giáo dục. Trong số các phạm nhân được hỏi có Lại Quốc Huy (17 tuổi). Khi phạm nhân đưa ra lý do như đau bụng, chưa nắm nội quy nên đi làm trễ, bị tiêu chảy nên lao động muộn thì quản giáo Thuận buộc các em nằm sấp dưới nền để quản giáo Huân và Nhựt đánh.
Sau khi bị đánh và tra hỏi, 4 phạm nhân được cho ra ngoài lao động. Riêng phạm nhân Lại Quốc Huy được Thuận giữ lại phòng làm việc để tiếp tục hỏi. Huy bị Thuận đè xuống nền cùng Nhựt dùng còng số 8 còng hai tay, dùng gậy cao su đánh vào mông và đùi Huy. Nhựt và Huân cũng tham gia đánh Huy như Thuận. Sau đó, Huy bị còng vào vách lưới B40.
Đến 13 giờ 25 phút, Thuận phát hiện Huy ngất xỉu nên tháo còng đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, Huy tử vong trên đường đến bệnh viện. Theo Bản kết luận giám định pháp y về tử thi xác định, Huy bị dập nhẹ hai môi, bầm tụ máu ở cổ tay, mông, đùi, dưới da đầu, não phù các mạch máu, màng não xung huyết, có chỗ xuất huyết, khoang hộp sọ ứ nhiều máu đỏ sẫm, phổi phù mặt cắt.
Tháng 8/2018, TAND huyện Bến Lức mở phiên tòa lưu động tại Trại giam Long Hòa, tuyên phạt bị cáo Thuận 3 năm 6 tháng tù; Huân 2 năm 6 tháng tù và bị cáo Nhựt 2 năm tù cùng về tội "Dùng nhục hình". Sau đó, bị cáo Huân và bị cáo Nhựt kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Gia đình bị hại cũng kháng cáo toàn bộ bản án vì còn nghi ngờ về nguyên nhân cái chết của Lại Quốc Huy.
Ngọc Diệp
Theo PLO
Hoàn thiện thể chế về đấu giá tài sản trong thi hành án Trong công tác thi hành án dân sự (THADS), việc bán đấu giá, giao tài sản cho người mua trúng đấu giá là hoạt động rất khó khăn, có diễn tiến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ phải bồi thường. Một cuộc bán đấu giá tài sản Vì vậy, cùng với nhiều biện pháp, giải pháp khác nhau thì một giải...