Nhiều khách vô tư dùng điện thoại trên máy bay bị xử phạt
Nhà chức trách hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vừa quyết định xử phạt một hành khách đi trên chuyến bay của Vietjet Air do người này có hành vi sử dụng điện thoại dù đã được tiếp viên nhắc nhở.
Theo đó, nhà chức trách hàng không đã phải đề nghị lực lượng an ninh hàng không sân bay Tân Sơn Nhất ra tận sân đỗ máy bay để hỗ trợ hãng hàng không Vietjet Air đưa hành khách N.T.H.D đi trên chuyến bay VJ641 từ Đà Nẵng về TP.HCM về trụ sở Cảng vụ hàng không miền Nam để xử lý vi phạm.
Theo đó, dù đã được nhắc nhở nhưng hành khách D. vẫn cố tình sử dụng điện thoại di động trên máy bay.
Mới đó, một hành khách khác tên N.H.T đi từ Singapore về TP.HCM cũng bị lập biên bản xử phạt với lỗi tương tự.
Nhiều hành khách vô tư dùng điện thoại trên máy bay đã bị xử phạt
Video đang HOT
Theo nhà chức trách hàng không, căn cứ vào Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, cá nhân “vi phạm trật tự, kỷ luật trên tàu bay”, khách đều bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.
Đầu tháng 10, Cục Hàng không Việt Nam đã có Chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không chấn chỉnh đội ngũ tiếp viên hàng không phải nghiêm túc, kiên quyết nhắc nhở hành khách không sử dụng các thiết bị thu phát sóng, điện thoại di động, máy tính cá nhân, Ipad, tai nghe nhạc trên máy bay trong quá trình cất, hạ cánh.
Chỉ thị của Cục hàng không ban hành trong bối cảnh tình trạng hành khách sư dụng điện thoại khi máy bay chuẩn bị cất và hạ cánh diễn ra khá phổ biến.
Thậm chí, nhiều trường hợp, hành khách cố tình sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu phát sóng khi máy bay chuẩn bị cất/hạ cánh dù tiếp viên biết nhưng cũng không nhắc nhở hay lập biên bản.
Được biết, một tổ tiếp viên hàng không trên chuyến bay VN1382 từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Liên Khương đã bị Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu kiểm điểm vì để hành khách vô tư sử dụng điện thoại trong lúc máy bay chuẩn bị hạ cánh, dù tiếp viên ngồi gần đó biết nhưng lại không nhắc nhở.
Theo quy trình, trên máy bay, nếu phát hiện vi phạm, tiếp viên phát hiện sẽ báo cho cơ trưởng lập biên bản ngay trên máy bay. Sau đó, vụ việc sẽ được chuyển cho cảng vụ hàng không ở các sân bay để ra quyết định xử phạt.
Theo Danviet
Cục An toàn thực phẩm: Hành vi đưa chất cấm vào thực phẩm vẫn phổ biến
Chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện tới 77.105 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP). Ngoài các vi phạm về quảng cáo, nhãn mác thì hành vi sản xuất chui, đưa thêm chất cấm vào thực phẩm vẫn diễn ra... thường xuyên.
Theo Nghị định 115/NĐ-CP sắp có hiệu lực, hành vi bơm tạp chất vào hải sản sẽ bị phạt rất nặng
Tại "Hội nghị triển khai công tác bảo đảm ATTP và phổ biến, hướng dẫn Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP" do Cục ATTP - Bộ Y tế vừa tổ chức, lãnh đạo Cục ATTP cho biết, 9 tháng đầu năm 2018, cả nước đã thanh, kiểm tra được 401.653 cơ sở, phát hiện 77.105 cơ sở vi phạm về ATTP, xử lý 24.603 cơ sở, trong đó phạt tiền 21.613 cơ sở với số tiền phạt hơn 42,5 tỷ đồng.
Cũng trong 9 tháng đầu năm các cơ quan chức năng đã đình chỉ lưu hành sản phẩm đối với 195 cơ sở; 3.926 cơ sở phải tiêu hủy sản phẩm; tiêu hủy 3.821 loại thực phẩm không đảm bảo an toàn...
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, các nội dung vi phạm về ATTP được phát hiện chủ yếu là vi phạm ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, điều kiện vệ sinh cơ sở, không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định.
Tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm như sản xuất thực phẩm mà không công bố sản phẩm (sản xuất chui), đưa thêm các chất không được phép sử dụng trong thực phẩm (chất cấm) vào thực phẩm bảo vệ sức khỏe, quảng cáo quá mức công dụng sản phẩm... cũng vẫn diễn ra thường xuyên.
Bên cạnh đó, tình trạng bán hàng thực phẩm online, hàng xách tay, quảng cáo thực phẩm tràn lan qua mạng xã hội, đặt hàng qua điện thoại... đang là hình thức kinh doanh thực phẩm khá phổ biến hiện nay và gây rất nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa nếu họ cố tình sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo an toàn.
Đặc biệt, việc giả danh bác sĩ, dược sĩ để tư vấn bán hàng qua điện thoại với những thông tin không đúng về sản phẩm, nhất là thực phẩm bảo vệ sức khỏe khá phổ biến nhưng hiện chúng ta vẫn chưa có cơ chế để kiểm soát.
Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho biết, Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP sẽ có hiệu lực từ 20-10 tới đây (thay thế cho Nghị định 178 hiện nay) sẽ khắc phục được đáng kể tình trạng vi phạm kể trên. Tại Nghị định 115, quy định các hình thức xử phạt, mức xử phạt vi phạm hành chính về ATTP sẽ cao hơn rất nhiều so với hiện nay (mức phạt tăng tối đa tới 10 lần), do đó sẽ có tính răn đe hơn.
Theo Danviet
Giận bạn trai, cô gái dựng hiện trường giả nhảy cầu Sài Gòn? Để lại đôi dép, điện thoại, áo khoác cùng lá thư trên cầu Sài Gòn nhưng cô gái lại đi bộ xuống chân cầu và đón xe ôm về nhà. Người dân hiếu kỳ đứng lại theo dõi vụ việc Chiều 9/10 lực lượng chức năng đường thủy cùng công an quận 2 nhận được tin báo phát hiện áo khoác, đôi dép...