Nhiều kênh YouTube kiếm tiền nhờ đăng tin giả về bầu cử Mỹ
Nhiêu kênh YouTube đang kiêm bôn tiên nhơ gia mao sô liêu bâu cư tông thông My 2020 va đinh kem quang cao.
Vài giờ trước khi các bang chính thức chốt số phiếu bầu, nhiều tài khoản đã phát sóng trực tiếp kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2020 trên YouTube, thu hút hàng chục nghìn khán giả khắp thế giới. Nội dung của đa số video này là sai sự thật.
Khi tra cứu các từ khóa liên quan đến cuộc đua vào Nhà Trắng trên nền tảng video lớn nhất thế giới, 8/20 kết quả hàng đầu cho thấy số liệu ngụy tạo, được gắn quảng cáo nhằm kiếm tiền từ lượt xem của khán giả. Trong đó, một kênh sở hữu 1,4 triệu người theo dõi, 4 kênh còn lại nhận được dấu tích xác minh của YouTube.
Dù không thuộc sự quản lý của bất kỳ tổ chức chính trị hay trung tâm tin tức nào, những chương trình phát sóng trực tiếp trên dễ dàng “chiếm sóng” các đài truyền hình lớn như CNN, CBS… Theo Insider, kết quả bầu cử được các kênh này livestream là giả mạo, sai sự thật.
Nhận được thông tin từ Insider, đội ngũ YouTube đã nhanh chóng gỡ bỏ một số video trên với lý do “vi phạm chính sách về spam và lừa đảo”.
“Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, chúng tôi sẽ xóa một số livestream vì vi phạm chính sách của YouTube về hành vi spam và lừa đảo. Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét các nội dung liên quan đến kết quả bầu cử Mỹ 2020″, trích phản hồi của YouTube.
Video đang HOT
Tài khoản YouTube Seven Hip-Hop livestream số liệu ngụy tạo của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. Ảnh: Insider.
Ngoài ra, phía YouTube cũng ghim chú thích vào đầu kết quả tìm kiếm liên quan đến cuộc đua vào Nhà Trắng với nội dung: “Kết quả dưới đây chưa chính thức. Cập nhật số liệu mới nhất trên Google”. Thông báo này được liên kết với một bộ đếm trực tiếp, hiển thị kết quả kiểm phiếu hiện tại.
Trước đó, khi gõ từ khóa “bầu cử Mỹ”, kết quả đầu tiên là chương trình phát sóng trực tiếp của kênh Seven Hip-Hop, chuyên đăng tải video ca nhạc với 650.000 người theo dõi. Đến thời điểm bị xóa, livestream kết quả kiểm phiếu của kênh này thu hút 26.000 người xem và bình luận.
Phần lớn các kênh nói trên đều sử dụng số liệu ngụy tạo từ 270toWin và RealClearPolitics. Theo trang tin Slate, 270toWin là “website bầu cử Mỹ hấp dẫn nhất” khi cho phép người dùng dự đoán kết quả bỏ phiếu chỉ với vài cú nhấp chuột. Vì vậy, không ít người Mỹ dùng trang này để tạo số liệu giả và đăng tải lên mạng.
Trước YouTube, các nền tảng mạng xã hội khác đã thiết lập chính sách kiểm duyệt nội dung dành riêng cho kỳ bầu cử lần này. Ví dụ, Twitter sẽ dán nhãn các bài đăng có nội dung liên quan đến cuộc đua vào Nhà Trắng, lưu ý người dùng cần đối chiếu lại với thông báo chính thức của chính quyền và các hãng thông tấn, báo chí.
Cô gái "giãy nảy" vì bạn trai cầm 20 triệu đi Sapa mà vẫn yêu cầu "ăn chia", netizens nhức nhối: Thôi chia tay giùm!
Bài đăng của cô nàng đang khiến dân mạng tranh cãi kịch liệt.
Khó để phán xét cách tiêu tiền của những người yêu nhau nhưng nhìn chung quan điểm được đồng thuận đông đảo của xã hội hiện giờ là hướng đến sự công bằng, nam nữ bình đẳng, tự chủ, không phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ.
Dù vậy, tuỳ vào hoàn cảnh thì mỗi cặp đôi sẽ có những cách riêng để cân bằng chi phí, miễn là cả hai thấy thoải mái, vui vẻ. Nhưng cô nàng trong tình huống sau đây lại thấy mất hứng trong khoản chia tiền khi yêu nên đăng đàn lên MXH, netizens lại có những ý kiến tranh cãi ngược lại.
Cô gái lên một nhóm cộng đồng để chia sẻ nỗi bất bình. Ảnh chụp màn hình
Theo đó, khi bàn luận về chuyến đi Sapa, bạn trai cô gái đã "ăn chia": "Anh 20 triệu, em 10 triệu nhé!". Và việc này khiến cô nàng mất hứng, cô cho rằng khi bạn trai rủ đi du lịch thì phải lo chi phí cho cả hai, còn góp hay không là tự nguyện: "Đáng lẽ rủ đi thì phải chuẩn bị tiền cho cả hai hoặc tớ muốn góp bao nhiêu thì tuỳ chứ sao lại thế nhỉ. Các bạn thấy sao? Cho mình ý kiến là có nên đi hay không?".
Lập tức, bài đăng của cô gái đã thu hút hơn 800 bình luận tranh cãi. Theo đó, số đông thành viên nhóm đều cho rằng cô nàng đã có cách hành xử không phù hợp, suy nghĩ ỷ lại:
- "Ủa bình thường mà, yêu nhau anh ấy đề nghị chia tiền, bạn không thoải mái thì có thể nói thẳng. Lên mạng hỏi người ta lại mắng thêm".
- "Đi du lịch có phải rẻ đâu mà yêu cầu họ bao mình từ A - Z được. Dù là nam hay nữ thì cũng phải đóng góp chứ. Tâm lý vậy là không được rồi".
- "Mình đi chơi với bồ 2 triệu còn chủ động đưa 1 triệu. Đi ăn anh ấy trả thì mình trả tiền uống. Không trả được tiền mình còn thấy bứt rứt. 2020 rồi chủ động lên cô gái ơi mình cũng đi làm kiếm tiền mà".
Ngoài những ý kiến góp ý, thậm chí còn chỉ trích cô gái, một số netizens còn chú ý đến số tiền cặp đôi này dự tính để đi Sapa. Theo nhiều người, 20 triệu hay 30 triệu cho 2 người đi du lịch Sapa là quá cao. Trừ trường hợp ở Sapa từ 1 tuần trở lên hoặc ở khách sạn 5 sao thì chỉ cần từ 4 - 5 triệu/người nếu xuất phát từ Hà Nội, hoặc nếu thêm tiền vé máy bay từ Sài Gòn ra thì khoảng 10 triệu/ người là có thể thoải mái chi tiêu.
Đi Sapa du lịch có mất đến 30 triệu không? Ảnh minh hoạ
Chính vì số tiền có vẻ "hoang đường" này mà cư dân mạng còn hoài nghi liệu đây có phải chiêu trò câu tương tác của tài khoản Facebook trên, hoặc chỉ đơn giản là đăng cho vui. Nhưng dù có hay không thì chuyện chia tiền khi đi du lịch vẫn khiến netizens nhức nhối.
Hot girl Hà thành: "Hãy kiếm tiền trước sự già đi của bố mẹ" Nguyễn Ngọc Mai Trang, sinh năm 2005, hiện đang là học sinh lớp 10 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thanh Xuân, Hà Nội. Là con gái Hà thành chính gốc, cô nàng mang trong mình niềm đam mê làm mẫu ảnh, kiếm tiền phụ giúp gia đình khi mới chỉ 15 tuổi. Dù còn rất trẻ nhưng nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, ngọt...