Nhiều ích lợi như chanh
Người Ai cập cổ đại tin rằng chanh có tác dụng chống lại nhiều loại chất độc rất hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh được điều này.
Tác dụng của trái chanh đối với sức khỏe đã được biết đến hàng thế kỷ nay, trong đó quan trọng nhất là tác dụng chống khuẩn, diệt vi-rút, tăng khả năng miễn dịch và tác dụng giảm cân nhờ khả năng hỗ trợ tiêu hóa và giải độc gan. Chanh có chứa nhiều chất có lợi như axit xitric, canxi, magiê, vitamin C, flavonoid sinh học, pectin, limonin, các chất hỗ trợ miễn dịch và kháng khuẩn.
Dưới đây là 15 trong vô số các tác dụng của quả chanh mà có thể bạn chưa biết. Có nhiều cách sử dụng trái chanh: pha nước, trà chanh, sinh tố, dùng để đắp ngoài da hoặc tắm; đó còn là một loại dược phẩm thiên nhiên giúp lành vết thương.
Trị mụn
Axit chanh có tác dụng trị mụn; vitamin C trong những trái cây họ cam rất cần thiết để có một làn da khỏe mạnh, đồng thời kali có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây mụn. Bên cạnh việc uống nước chanh vào mỗi buổi sáng, bạn cũng có thể làm theo vài cách sau:
Dùng ngón tay hoặc miếng bông thấm nước chanh tươi chấm lên chỗ mụn, để qua đêm. Sáng dậy rửa mặt với nước. Có thể lúc đầu bạn sẽ thấy hơi rát nhưng chỉ một lúc sẽ hết.
Pha nước chanh tươi với nước hoa hồng hoặc mật ong tỉ lệ 1:1. Bôi hỗn hợp lên vùng bị mụn, để ít nhất nửa tiếng, sau đó rửa sạch với nước. Mỗi ngày nên thực hiện hai lần, tác dụng tốt nhất vào buổi sáng và tối.
Lưu ý: Các phương pháp trị mụn này có nguồn gốc tự nhiên và khá an toàn; tuy nhiên, bị nặng hoặc mụn đã bị vỡ, hãy xin ý kiến bác sỹ trước khi dùng chanh.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hương chanh có tác dụng thư giãn, giảm mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, căng thẳng, hồi hộp. Người ta cũng tin rằng, hương tinh dầu chanh giúp tập trung tốt hơn, tỉnh táo hơn. Do đó, bạn có thể dùng tinh dầu chanh trong văn phòng để tăng hiệu quả làm việc cho nhân viên. Nếu thấy căng thẳng, hãy nhỏ vài giọt tin dầu chanh lên một miếng khăn để ngửi.
Tính năng chống khuẩn và diệt vi-rút của chanh sẽ thúc đẩy quá trình lành da khi miệng bị viêm loét. Hãy pha chanh với một cốc nước ấm dùng để súc miệng; thực hiện mỗi ngày 3 lần. Khi nước chanh tiếp xúc với chỗ loét có thể bạn sẽ thấy đau rát, nhưng sau vài lần sẽ thấy đỡ hơn.
Cảm lạnh và sốt cao có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong mọi trường hợp chanh đều phát huy tác dụng. Dưới đây là biện pháp giúp bạn giảm nhiệt: Hòa 1 quả chanh vào cốc nước nóng với mật ong; cứ 2 tiếng uống một cốc cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Video đang HOT
Cảm cúm khiến bạn mệt mỏi?
Nước chanh không chỉ cung cấp vitamin C cho các tế bào chống khuẩn mà còn có thể tiêu diệt vi-rút trong màng dịch nhầy ở mũi và ở cổ họng.
Khi thấy xuất hiện triệu chứng xổ mũi, đau họng, đó là dấu hiệu bạn bị nhiễm cảm; hãy cố gắng tăng cường khả năng phòng ngừa của cơ thể càng nhiều càng tốt với vitamin C để diệt vi-rút trước khi chúng làm cơ thể yếu đi: Uống nước chanh tươi pha với nước ấm 2 tiếng một lần.
Để bớt đau họng, hãy pha 1 quả chanh, 1 thìa cà phê muối vào 1 cốc nước ấm (250ml), dùng để súc họng: mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 phút. Nếu bạn bị viêm amidan, cứ 2 tiếng lại súc họng với nước chanh tươi một lần trong vòng 30 giây. Hơi ngửa đầu ra sau để nước chanh chảy đều trong họng. Sau đó bạn có thể nuốt luôn nước chanh, tận dụng vitamin C tăng cường sức đề kháng
Làm mềm vết chai sần
Đắp chanh qua đêm là một liệu pháp tuyệt vời để xóa vết chai. Hãy cắt một miếng chanh dầy chừng 5mm lên chỗ bị chai và cố định lại. Lấy tinh dầu chanh chấm chấm vào chỗ chai cũng thúc đẩy quá trình làm mềm da. Hãy cẩn thận, chỉ dùng tinh dầu chanh ở chỗ bị chai sần vì tác dụng của nó khá mạnh, không thích hợp với da bình thường.
Trị Eczema
Nếu bị nhiễm trùng da, chẳng hạn như ezema (chàm), bạn cũng có thể dùng chanh để cải thiện tình hình. Pha 8 giọt tinh dầu chanh với 1 cốc (250 ml) nước ấm và 1 muỗng (15ml) mật ong lỏng. Mật ong cũng có tác dụng chống viêm và hỗ trợ tăng cường khả năng làm lành vết thương của chanh.
Nhúng một mảnh vải lanh vào dung dịch đã pha, vắt bớt nước và nhẹ nhàng đặt lên chỗ bị viêm khoảng 15 phút, mỗi ngày từ 2-3 lần. Biện pháp này không chỉ ngăn chặn nhiễm khuẩn mà còn giúp người bệnh không buồn gãi nữa.
Lấy lại sức lực
Với những người phải đi bộ đường dài, người thích du lịch vòng quanh thế giới hay dân thám hiểm, nước chanh là một món quà tuyệt vời. Khi cảm thấy mệt mỏi, họ có thể cắm ống hút vào đầu quả chanh và hút nước trực tiếp – một liệu pháp tác dụng nhanh, đem lại cảm giác sảng khoái.
Các nhà thám hiểm cũng hay dùng chanh để đối phó với các loại bênh truyền nhiễm nhiệt đới.Với cùng một lượng bằng nhau, nước chanh có thể đánh tan cơn khát hiệu quả hơn rất nhiều so với nước trắng. Dân phượt chuyên nghiệp cho biết ở một số nơi, họ thêm chanh vào nước uống bình thường, để kháng khuẩn và phòng dị ứng khi bị “ngã nước”.
Tinh dầu chanh kích thích hoạt động của não vì vậy bất cứ khi nào thấy mệt mỏi hay mất phương hướng, không tập trung, hãy cho 4 giọt tinh dầu chanh vào đèn xông nước thơm và thư giãm. Hoặc cứ sau vài tiếng, bạn hãy uống một cốc nước chanh.
Mất tự tin vì hôi miệng?
Sau khi bạn ăn một số loại gia vị mạnh, uống rượu, hút thuốc, hay do tuyến nước bọt yếu, hơi thở của bạn sẽ có mùi khó chịu. Để hơi thở thơm tho trở lại, hãy súc miệng vài lần mỗi ngày với nước chanh tươi pha với nước ấm. Hoặc bạn cũng có thể nhai một lát chanh sau khi ăn để giảm mùi thực phẩm.
Điều hòa huyết áp
Hành, tỏi đã được chứng minh có tác dụng ngăn chặn huyết áp cao, đặc biệt khi kết hợp với chanh. Công thức: 3 nhánh tỏi đập giập, 1 củ hành thái nhỏ đun với 1/4 sữa ít béo hoặc sữa đậu nành trong lửa nhỏ đến khi sôi, để trong 5 phút rồi bắc ra. Lọc lấy nước và làm lạnh. Vắt thêm 3 quả chanh tươi. Bạn có thể nhấm nháp món này cả ngày.
Lượng cholesterol trong máu cao? Đừng quên rằng thành phần pectin có trong trái chanh cùng với các chất kích thích trao đổi chất và tuần hoàn máu sẽ giúp giảm nồng độ cholesterol này.
Chống côn trùng cắn
Nếu vòi đốt vẫn nằm trong da, dùng nhíp nhổ ra rồi mát-xa chỗ bị đốt với 1 đến 2 giọt dầu chanh, pha với 1 muỗng cà phê mật ong.
Để xua đuổi côn trùng, pha 20 giọt dầu chanh với một cốc (250ml) nước và xịt trong không khí, vừa có mùi dễ chịu vừa khiến côn trùng không dám lại gần. Ngoài ra, bạn cũng có thể tẩm tinh dầu chanh vào một miếng bông và để trong phòng ngủ. Nếu bạn phải ngồi ngoài trời vào buổi tối, hãy bôi dầu thơm chanh lên vùng da hở; hoặc pha 10 giọt tinh dầu chanh với khoảng 40ml dầu hướng dương để bôi lên da.
Cho giấc ngủ ngon
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng cao chanh kết hợp với các loại dược thảo thư giãn khác (như cây nữ lang, cây hoa bia và hoa cúc) giúp làm giảm căng thẳng và dễ ngủ hơn. Trong một nghiên cứu hai chiều về an thần, 18 tình nguyện viên có sức khỏe tốt được sử dụng hai liều khác nhau của một loại chiết xuất cao chanh (300mg và 600mg) hoặc thuốc an thần trong vòng 7 ngày. Những người dùng 600mg cao chanh có trạng thái tinh thần tốt hơn và bình tĩnh và tỉnh táo hơn rất nhiều.
Xoa dịu cơn đau
Mặc dù có vị chua, Kali có trong quả chanh rất có lợi cho cơ thể; chúng được dùng như một phương thuốc trung hòa axit dư thừa, nguyên nhân gây thấp khớp. Hãy uống một cốc nước pha với một quả chanh 3 lần mỗi ngày; nếu bị cơn đau dữ dội, hãy tăng lên 3 quả pha trong một cốc.
Với khả năng giảm đau, vài giọt tinh dầu chanh pha với 15 ml dầu jojoba, dùng để hãy mát-xa chỗ bị đau hàng ngày sẽ giúp giảm cảm giác đau rát
Bảo vệ dạ dày
Uống nước một quả chanh tươi pha với nước ấm sau mỗi bữa ăn. Axit chanh sẽ kích thích dạ dày tiết axit tiêu hóa và kích thích vận động của cơ dạ dày.
Điều trị giãn tĩnh mạch
Tinh dầu chanh có tác dụng củng cố mạch máu, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch và tĩnh mạnh mạng nhện.
Với chứng tĩnh mạch mạng nhện, mỗi ngày dùng 2 – 3 giọt tinh dầu chanh pha với tinh dầu jojoba, lê tàu hoặc hạnh nhân vào bát nhỏ, dùng để mát-xa chỗ bị bệnh.
Với chứng giãn tĩnh mạch, pha 6 giọt tinh dầu chanh với 50ml tinh dầu mầm lúa mì, 1 giọt dầu trắc bá và 1 giọt dầu bách xù. Dùng dung dịch này hàng ngày mát-xa nhẹ nhàng 2 chân từ dưới lên trên theo chiều máu lưu thông. Để trẻ hóa mạch máu, hãy tắm với nước ấm pha thêm 8 giọt tinh dầu chanh. Cũng có thể dùng 4 giọt dầu bách pha với 1 muỗng (15ml) mật ong. Hòa vào nước tắm ngâm mình 15 phút, sau đó vỗ nhẹ lên da, không lau khô.
Lưu ý: Nếu bị chứng ợ nóng hay mắc các bệnh về thận, túi mật hoặc dị ứng với trái cây thuộc họ cam, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi uống nước chanh hoặc thực hiện các liệu pháp nói trên. Để bảo vệ men răng, đợi ít nhất nửa tiếng sau khi dùng chanh mới được đánh răng. Nước chanh, tinh dầu chanh không phù hợp với trẻ dưới 10 tuổi. Tuy chanh có thể giúp bạn chữa khá nhiều bệnh tại nhà như vậy. Nhưng nếu bệnh trầm trọng, luôn luôn phải hỏi ý kiến bác sỹ để đảm bảo an toàn.
Theo DT
Món ăn bài thuốc trị lạnh âm bộ
Các món ăn bài thuốc cải thiện tình trạng lạnh vùng âm bộ
- Thịt dê 100 gr, nhục quế
6 gr, gừng tươi 3 lát, táo tàu 5 quả. Thịt dê rửa sạch, lọc bỏ mỡ, cắt miếng; nhục quế, gừng tươi, táo tàu rửa sạch cho vào nồi cùng với thịt dê nấu canh, nêm nếm các gia vị. Dùng cả nước lẫn cái. Cứ hai ngày dùng 1 lần, dùng một tháng là một liệu trình.
- Thịt heo nạc 100 gr, tiên mao 10 gr, hoàng tinh 15 gr, gừng 3 lát, táo tàu 5 quả, gia vị. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi cùng với nước và nấu sôi được chừng nửa giờ thì nêm nếm gia vị là dùng được. Cứ hai ngày dùng 1 lần, một tháng là một liệu trình.
- Vị thuốc đương quy 10 gr, thục địa 20 gr, sơn tra 10 gr, thịt heo 100 gr, rượu 20 ml, dầu ăn, nước tương, đường, cùng gia vị. Thịt heo rửa sạch thái miếng như kho tàu. Cho đương quy, thục địa, sơn tra vào nồi sắc (nấu) lấy nước thuốc, bỏ bã. Thịt heo cho vào chảo, nấu cho nóng, cho các loại gia vị vào đảo đều, sau đó đổ nước thuốc trên vào, đậy nắp nồi, nấu sôi rồi hạ lửa nhỏ, nấu đến chín mềm. Cách hai ngày dùng 1 lần, dùng trong vài tuần.
- Bách hợp 10 gr, măng 10 gr, ếch 250 gr, củ mã thầy 100 gr, bột đao 15 gr, cùng gia vị, rượu 30 ml. Rửa sạch bách hợp, ngâm vào nước sạch cho mềm. Rửa sạch mã thầy, gọt bỏ vỏ, bổ đôi. Bóc bỏ vỏ ngoài cứng của măng tươi, rửa sạch, cắt khúc. Ếch bỏ đầu, da và nội tạng, rửa sạch, cắt miếng. Cho dầu ăn vào nồi, đun nóng rồi cho thịt ếch vào xào cho đến khi đổi màu, cho rượu, bách hợp, mã thầy, măng vào đảo đều tay, rồi cho nước vào nấu nhừ, nêm nếm gia vị, và bột đao vào để nước canh sánh lại là dùng được. Cách một ngày dùng 1 lần.
- Long nhãn 20 gr, thịt chó 150 gr, xương sườn heo 150 gr, nhân hạnh đào 15 gr, cùng gia vị, tỏi, gừng, rượu, nước tương. Rửa sạch thịt chó, xương sườn heo, cắt miếng để ráo nước. Tỏi bóc vỏ, gừng giã nhỏ. Cho dầu ăn vừa đủ vào nồi, đun nóng. Cho tỏi, gừng vào xào thơm rồi cho thịt chó, sườn heo vào xào cho đến khi đổi màu, cho rượu, nước tương và nước vào đun sôi, vớt bỏ bọt và gừng tỏi, nấu cho đến khi thịt chó chín thì cho tiếp long nhãn, hạnh đào vào nấu cho đến khi thịt chó nhừ là có thể dùng được.
Ngoài ra, những người bị tình trạng lạnh vùng âm bộ không dùng các món ăn lạnh; không nên thủ dâm.
Theo TNO
Món ăn cho người bệnh thận Có một số món dùng cho việc dưỡng thận và dùng cho người có bệnh ở thận, theo hướng dẫn của lương y Vũ Quốc Trung và Như Tá. Gân bò tiềm thuốc bắc. Nguyên liệu gồm: 200 gr gân bò, cùng các vị thuốc hoàng tinh, hoài sơn, nhân sâm, khiếm thực, đỗ trọng, ý dĩ, hạt sen, đương quy, phòng đảng...