Nhiều hoạt động ý nghĩa đồng hành cùng phụ nữ biên cương
Thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, từ năm 2018 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh An Giang phối hợp Hội LHPN tỉnh Vĩnh Long và Cà Mau thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ an sinh xã hội, chăm lo cho hội viên phụ nữ và người dân ở các xã biên giới, góp phần xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.
Chỉ riêng năm 2019, Hội LHPN tỉnh An Giang phối hợp Hội LHPN tỉnh Vĩnh Long tặng 60 phần quà cho hội viên, phụ nữ nghèo; 4 phần quà cho mẹ Việt Nam Anh hùng và đồn biên phòng; 1 máy tập vật lý trị liệu cho xã An Phú (Tịnh Biên) với tổng trị giá trên 107 triệu đồng. Hội LHPN tỉnh Cà Mau hỗ trợ 4 “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo xã Phú Hội (An Phú), trị giá 160 triệu đồng và 50 phần quà cho phụ nữ nghèo xã biên giới Vĩnh Hội Đông (An Phú) với tổng trị giá 17,5 triệu đồng.
Hội LHPN các cấp tranh thủ vận động các nguồn lực hỗ trợ các xã biên giới thông qua nhiều hoạt động thiết thực. Hỗ trợ 200 triệu đồng cho 20 hộ dân tại xã An Phú (Tịnh Biên) và xã Lạc Quới (Tri Tôn) từ nguồn nhắn tin ủng hộ Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”.
Riêng Hội LHPN TP. Long Xuyên, Thoại Sơn trao vốn cho 5 hội viên, phụ nữ nghèo với tổng số tiền 9,5 triệu đồng. Hội LHPN tỉnh, Chợ Mới, Thoại Sơn vận động cất 4 “Mái ấm biên cương” với tổng trị giá 170 triệu đồng cho phụ nữ nghèo xã Nhơn Hưng (Tịnh Biên), xã Lạc Quới (Tri Tôn), thị trấn Tịnh Biên (Tịnh Biên).
Hội LHPN tỉnh và các huyện vận động trao 1.620 phần quà cho hội viên, phụ nữ, trẻ em nghèo với tổng trị giá 387 triệu đồng; trao 125 suất học bổng trị giá 89 triệu đồng; trao 65 chiếc xe đạp, trị giá 122,5 triệu đồng. Hội LHPN TP. Châu Đốc, Phú Tân, Châu Phú, An Phú vận động khám và chữa bệnh cho 541 hội viên, phụ nữ nghèo với kinh phí trên 42 triệu đồng. Tổng kinh phí các hoạt động hơn 1,1 tỷ đồng từ nguồn vận động. Đây là những chương trình có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, chung tay hướng về các xã biên giới đặc biệt khó khăn, giúp chị em phụ nữ vươn lên thoát nghèo.
Tặng quà cho học sinh nghèo
Video đang HOT
Hội LHPN các cấp chủ động vận động nguồn lực chăm lo các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình chiến sĩ, hội viên, phụ nữ và trẻ em tại địa bàn các xã biên giới, nhằm chia sẻ một phần khó khăn của nhân dân, phụ nữ ở các xã vùng biên.
Qua đó, huy động sự tham gia của cán bộ, hội viên phụ nữ hướng về xã biên giới; chia sẻ kinh nghiệm trong công tác nắm tình hình địa bàn biên giới, phương pháp vận động quần chúng và tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
Đây còn là hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, góp phần cùng địa phương xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Những ngày đầu xuân mới 2020, với chủ đề “Tết biên cương – Gắn kết yêu thương”, bà con nghèo tại xã An Phú (Tịnh Biên) rất ấm lòng được Hội LHPN tỉnh An Giang và Vĩnh Long trao tặng 2 “Mái ấm cho phụ nữ nghèo nơi biên giới”, tổng trị giá 80 triệu đồng; trao tặng 7 phần quà cho mẹ Việt Nam Anh hùng, 100 phần quà cho phụ nữ nghèo, 30 phần sữa Ovaltine cho trẻ em nghèo, tổng trị giá 55,5 triệu đồng; trồng 500 cây xanh các loại trên địa bàn xã An Phú, trị giá 7,5 triệu đồng. Ngoài ra, Hội LHPN của 2 tỉnh còn trao tặng 4 phần quà cho Đảng ủy, UBND xã An Phú và Đồn Biên phòng Nhơn Hưng, Bộ đội Biên phòng tỉnh, tổng trị giá 6,7 triệu đồng. Tổng kinh phí tổ chức các hoạt động gần 150 triệu đồng, do Hội LHPN tỉnh Vĩnh Long và An Giang vận động.
Tiếp đó, tại xã Lạc Quới (Tri Tôn), Hội LHPN, Hội Chữ thập đỏ, Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức trao tặng mô hình sinh kế cho 10 gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, mỗi gia đình 10 triệu đồng. Tổng trị giá hỗ trợ 100 triệu đồng, do các đơn vị phối hợp vận động.
Các hoạt động thiết thực trên tô điểm cho chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”, thắt chặt tình đoàn kết quân – dân nơi biên giới. Đồng thời, phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp phụ nữ nghèo vùng biên giới có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
HẠNH CHÂU ( AGO )
Tuyển chọn bí thư huyện ủy tại Đắk Lắk: Ứng viên sẽ làm gì cho dân?
Lần đầu tiên trên cả nước, Đắk Lắk sẽ tổ chức thí điểm tuyển chọn chức danh bí thư Huyện ủy Lắk và Buôn Đôn. Các ứng viên dự kiến trình bày chương trình hành động của mình trước "ban giám khảo" là các Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy. Nhiều người kỳ vọng, cách làm này sẽ lan tỏa ra nhiều địa phương khác để chọn được cán bộ vừa có đức, vừa có tài.
Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk (đứng giữa) đi thăm một hộ nuôi tôm
Nếu tôi được làm bí thư huyện ủy...
Nhiều ngày qua, ông Hoàng Minh Cương - Hiệu trưởng trường Cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk không khỏi bồn chồn như những thí sinh sắp vào cuộc ứng thí. Không riêng gì ông, tâm trạng các ứng cử viên khác cũng thế, cho dù họ đều là những người có "đủ phẩm chất và bản lĩnh chính trị". Rất tiếc, "cuộc thi" dự kiến diễn ra sáng hôm nay (12/3) đã bị hoãn để hạn chế lây lan dịch bệnh Covid-19 do có những diễn biến mới.
Trước đó, ông Cương cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho đợt tuyển chọn chức danh bí thư Huyện ủy Lắk. "Tỉnh Đắk Lắk đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng trong công tác cán bộ, cụ thể hóa Quyết định 205 của Bộ Chính trị trong kiểm soát quyền lực về công tác cán bộ, nhằm chống chạy chức chạy quyền. Tạo nhiều cơ hội cho cán bộ lãnh đạo quản lý có đủ điều kiện, được tham gia dự tuyển một cách công khai, minh bạch. Chúng tôi đã được tiếp cận nghị quyết, các tài liệu, văn bản, của vị trí được tuyển. Tiếp cận thực tiễn để xây dựng chương trình hành động, và nếu được chọn sẽ bắt tay ngay vào việc thúc đẩy phát triển địa phương mà không phải mất thời gian tìm hiểu như trước đây", ông Cương nói.
Đối với tiêu chí tuyển chọn chức danh bí thư Huyện ủy Buôn Đôn năm nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk ưu tiên hàng đầu cho người dân tộc thiểu số. Một trong 4 ứng viên cho vị trí này - ông Ra Lan Von Ga - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên cho biết, đây là điểm mới của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Tất cả các thí sinh đưa ra các phương án hành động, giải pháp cụ thể nhằm xây dựng địa phương phát triển vững mạnh một cách bài bản, căn cơ.
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường cho biết, các ứng viên đều trải qua nhiều khâu đánh giá cán bộ theo "truyền thống". Điểm khác mới hơn so với trước đây là ứng viên phải trình bày chương trình hành động của mình và trả lời các câu hỏi do Ban Thường vụ đặt ra; điểm khác nữa là thay vì trước đây chỉ chọn 1- 2 người để Ban Thường vụ lựa chọn qua hồ sơ và qua đánh giá quá trình công tác, nay có thêm nhiều người trình bày "chương trình hành động" công khai (kết hợp đánh giá qua hồ sơ và quá trình công tác để lựa chọn).
"Đây không phải thi cử mà là tuyển chọn. Hay, dở thế nào của cán bộ sẽ bộc lộ một cách minh bạch. Việc đổi mới tuyển chọn bí thư huyện ủy 2 địa phương nói trên sẽ giúp cho công tác đánh giá, lựa chọn cán bộ thực chất hơn. Mặt khác cán bộ sẽ phải tự đọc, tự nghiên cứu nâng cao trình độ để bảo vệ đề án của mình trước tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Chắt lọc các giải pháp hay để phát triển huyện đó về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Các ứng viên trình bày đề án của mình "nếu tôi được làm Bí thư huyện ủy thì sẽ làm gì cho nhân dân, cho huyện phát triển"? Người nào được chọn lựa, có thể bắt tay ngay vào việc luôn", ông Cường cho biết.
Trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk cũng sẽ tổ chức thi tuyển chức danh giám đốc Sở TN & MT; Sở Công Thương và phó giám đốc Sở NN & PTNT. Một trong những ứng viên cho chức danh phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk là ông Đỗ Xuân Dũng- Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh này. Ông Dũng cho biết đã sẵn sàng xây dựng đề án trình trước hội đồng.
"Đợt thi tuyển năm nay có nhiều cái mới, mang tính tích cực và công bằng cho tất cả cán bộ công chức có năng lực thực sự ứng tuyển vào vị trí phó giám đốc Sở NNPTNT. Bản thân tôi đã sẵn sàng, xây dựng những đề án, giải pháp, kế hoạch, chương trình công tác... Tôi sẽ thuyết phục được hội đồng thi tuyển, bằng những giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp trong thời gian tới", ông Dũng bày tỏ sự quyết tâm.
Kêu gọi hiến kế giúp quê hương
Ngoài việc tuyển chọn công khai các vị trí chủ chốt nói trên, lãnh đạo tỉnh này còn phát động một phong trào thiết thực: Hiến kế xây dựng Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh. Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường cho biết, địa phương đã có kế hoạch tổ chức cuộc vận động, kêu gọi người dân "Hiến kế xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh". Kế hoạch này nhằm mời người dân tham gia đóng góp ý kiến, phát huy dân chủ, cầu thị, lắng nghe, chắt lọc các ý kiến, hiến kế của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Nhất là những giải pháp đổi mới, đột phá trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhằm xây dựng, phát triển Đắk Lắk nhanh, bền vững.
Về nội dung hiến kế, các ứng viên có thể hiến kế ý tưởng, giải pháp tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, vị trí địa lý, con người... theo định hướng phát triển chung của Trung ương và của tỉnh.
"Các ý tưởng có giá trị sẽ được xem xét, bổ sung vào nghị quyết, tầm nhìn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới", Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk khẳng định.
VŨ LONG-QV
Theo TPO
Thành lập chi bộ tại chung cư Số chung cư đã, đang hình thành và sắp đi vào hoạt động trên địa bàn TPHCM ngày càng nhiều. Thực tế này đòi hỏi việc xây dựng hệ thống chính trị - xã hội, thành lập tổ chức đảng tại chung cư hỗ trợ cho công tác quản lý địa bàn, đặc biệt là xây dựng các chung cư văn hóa, bảo...