Nhiều hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều ở Quảng Bình xin ra khỏi hộ nghèo
Nhiều hộ đồng bào Vân Kiều tại huyện miền núi Minh Hóa, Quảng Bình điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng vẫn xin rút khỏi danh sách hộ nghèo.
Những năm trước đây, gia đình anh Hồ Ca, ở bản Lé, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là hộ nghèo, cuộc sống nhiều khó khăn. Không cam chịu cảnh nghèo, vợ chồng anh phát triển chăn nuôi lợn, bò và trồng hơn 3 hecta rừng tràm. Từ đó, thu nhập của gia đình anh ngày càng ổn định.
Nhiều hộ dân huyện Minh Hóa viết đơn xin thoát nghèo.
Mới đây, anh Hồ Ca làm đơn xin thoát khỏi hộ nghèo. Theo anh Hồ Ca, gia đình anh xin ra khỏi hộ nghèo để cho các hộ gia đình khác trong bản còn khó khăn hơn có điều kiện tiếp cận với các chính sách hỗ trợ dành cho hộ nghèo.
“Gia đình tôi còn lao động được, còn sức khỏe nên tôi xin viết đơn ra khỏi hộ nghèo để tiếp tục vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống”, anh Hồ Ca nói.
Ông Trần Xuân Vinh, ở bản Ón, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cũng vừa có đơn gửi lên chính quyền xã xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Trước đây, gia đình ông rất khó khăn, con nhỏ, cha mẹ già yếu, thu nhập bấp bênh chỉ nhờ vào nương rẫy.
Video đang HOT
Nhiều năm liền gia đình ông thuộc diện hộ nghèo của xã, được hỗ trợ các chính sách, tiếp cận các nguồn vốn phát triển kinh tế. Sau nhiều năm vay vốn chăn nuôi và trồng rừng, vợ chồng ông đã có nguồn thu nhập ổn định. Cuối năm 2018, gia đình ông Vinh làm đơn xin chuyển từ hộ nghèo lên hộ cận nghèo. Cuối năm nay, gia đình ông Trần Xuân Vinh xin ra khỏi hộ cận nghèo.
“Gia đình chủ yếu là sản xuất chăn nuôi và trồng rừng thấy ngày càng khá giả. Từ việc ăn uống hằng ngày đến kinh tế gia đình ngày càng thay đổi khác hẳn cho nên gia đình viết đơn xin thoát nghèo”, ông Vinh cho hay.
Nhiều mô hình phát triển kinh tế giúp người dân thoát nghèo.
Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã có 22 hộ viết đơn xin rút khỏi hộ nghèo, hầu hết là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều hộ từ diện nghèo xin ra khỏi hộ nghèo, lên hộ cận nghèo, đang cận nghèo xin được ra khỏi danh sách hộ nghèo. Người dân đã tự vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước.
Ông Bùi Minh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, việc bà con viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo là tín hiệu tích cực trên hành trình xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
“Huyện đã tập trung chỉ đạo rà soát hộ nghèo theo các tiêu chí, định hướng của Nhà nước, nhưng bây giờ bà con cũng nhận thức được và tự nguyện làm đơn xin thoát ra khỏi hộ nghèo, huyện không cần phải rà soát, xét hộ nghèo như trước đây nữa. Họ nhường lại các suất hộ nghèo với các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước cho người khác khó khăn hơn. Các tổ chức đoàn thể của huyện tiếp tục tuyên truyền vận động và lấy đây để làm phong trào trong việc giảm nghèo của huyện nói chung”, ông Tuấn thông tin./.
Theo Thanh Hiếu/VOV-Miền Trung
VN phối hợp chặt chẽ với Anh để lo hậu sự cho 39 nạn nhân
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng bổ sung thêm thông tin Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nói sáng 21/11 về việc đưa thi thể 39 người thiệt mạng ở Anh về nước.
Trả lời câu hỏi tại họp báo thường kỳ chiều 21/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin thêm về việc đưa thi thể 39 người thiệt mạng ở Anh về nước.
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với Anh để hỗ trợ gia đình nạn nhân lo hậu sự trên tinh thần nhân đạo theo đúng quy định của luật pháp quốc tế và tập quán của Việt Nam cũng như của Anh.
"Các cơ quan chức năng của Việt Nam và Anh đang phối hợp để trong thời gian sớm nhất hoàn tất các vấn đề hậu sự và sẽ sớm thông tin thời gian cụ thể", bà Lê Thị Thu Hằng nói và cho biết chưa có thông tin phía Anh sẽ hỗ trợ về mặt tài chính để đưa thi thể 39 nạn nhân về nước.
Các gia đình có người tử vong sẽ được ứng chi phí đưa thi thể người thân về nước. Ảnh: Phạm Trường.
Trả lời câu hỏi bên hành lang Quốc hội sáng 21/11, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết trước mắt Chính phủ quyết định sẽ ứng tiền để hỗ trợ các gia đình đưa thi hài về an toàn, kịp thời. Sau đó, địa phương sẽ làm việc với các gia đình để hoàn trả cho Chính phủ.
"Chính phủ với trách nhiệm cao nhất sẽ ứng kinh phí để đảm bảo thời gian đưa thi hài về nước", ông Sơn nhấn mạnh.
Ngày 23/10, cảnh sát Essex đã tìm thấy thi thể của 39 người trong một chiếc xe tải đến Anh từ Bỉ.
Tối 7/11, Bộ Công an Việt Nam và cơ quan thực thi pháp luật của Anh chính thức xác nhận 39 nạn nhân thiệt mạng trong container được phát hiện tại hạt Essex, London, hôm 23/10 là người Việt Nam. 39 công dân này có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.
Bộ Ngoại giao đã gửi đến 6 địa phương thông báo chi phí về việc đưa 39 thi hài về nước.
Theo thông báo, chi phí hỏa táng thi thể và vận chuyển lọ tro bằng đường hàng không từ Anh về Việt Nam là 1.370 bảng (hơn 41 triệu đồng); còn chi phí mang thi hài trong quan tài kẽm là 2.208 bảng (hơn 66 triệu đồng).
Bộ Ngoại giao cũng đề nghị các tỉnh chủ động phương án tiếp nhận tro hoặc thi hài tại sân bay, đưa về địa phương bàn giao cho các gia đình.
Theo news.zing.vn
Cháy tàu cá ở Hàn Quốc, 5 người Quảng Bình mất tích Trên tàu cá của Hàn Quốc có 6 người Việt Nam, trong đó có 5 người ở Quảng Bình, có mối quan hệ họ hàng, ruột thịt. Ông Nguyễn Trí Tuệ, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình cho biết, đến nay vẫn chưa có thông tin gì về 5 thuyền viên ở xã Thanh Trạch mất tích...