Nhiều hộ dân không hợp tác phòng dịch sốt xuất huyết
Thời điểm này một số dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, tay chân miệng, sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn Hà Nội. Đáng lo ngại nhiều hộ dân, nhất là ở các quận nội thành vẫn đang thờ ơ, không phối hợp, không hợp tác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Phun hóa chất diệt muỗi là biện pháp quan trọng để phòng bệnh sốt xuất huyết tại các ổ dịch
Nguy cơ bùng phát lớn
Theo số liệu cập nhật của Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội ngày 21-5, từ đầu năm đến nay Hà Nội ghi nhận hơn 50 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), giảm so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, đây mới là thời điểm SXH bắt đầu vào mùa nên số ca mắc đang có xu hướng gia tăng và chắc chắn sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Chỉ tính riêng tuần qua, đã có thêm 9 bệnh nhân mắc SXH mới được ghi nhận, tập trung tại các quận/huyện như Đan Phượng, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Thanh Trì… Hơn nữa, năm nay lại là năm chu kỳ dịch (thông thường 2-3 năm dịch SXH ở Hà Nội lại bùng phát lớn) nên TTYTDP thành phố nhận định tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh này.
Cũng vì thế, cuối tuần qua, Hà Nội đã phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng chống dịch bệnh mùa hè nói chung, SXH nói riêng. Nhưng điều đáng lo ngại là rất nhiều hộ dân lại đang tỏ ra chủ quan, thờ ơ với công tác này. Trao đổi với chúng tôi ngày 21-5, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tại quận Đống Đa, dù cán bộ y tế, cán bộ các tổ dân phố đã đi từng nhà vận động người dân tham gia diệt bọ gậy, hợp tác với cán bộ y tế phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh SXH nhưng khi triển khai nhiều hộ vẫn không hợp tác. Có những phường, khi cán bộ y tế đi điều tra bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi, khoảng 30-50% chủ hộ vắng nhà hoặc đóng cửa, thậm chí ngăn cản không cho cán bộ y tế vào triển khai công tác phòng chống dịch bệnh.
Video đang HOT
Không tự ý phun hóa chất
Một vấn đề khác phức tạp không kém cũng đang diễn ra ở các quận nội thành là việc người dân tự ý phun hoặc thuê các công ty vệ sinh môi trường đến nhà phun hóa chất khử khuẩn, diệt muỗi, côn trùng lây truyền bệnh. Ông Hoàng Đức Hạnh cảnh báo, thực trạng này nguy hiểm không kém với tình trạng chủ quan phòng chống dịch bệnh, bởi phun hóa chất diệt muỗi nếu thực hiện bừa bãi sẽ gây phản ứng ngược nguy hiểm.
Ông Hoàng Đức Hạnh phân tích, chỉ các đơn vị, cơ quan hoặc doanh nghiệp được cấp phép của ngành y tế trong lĩnh vực phun hóa chất diệt côn trùng, muỗi truyền bệnh mới được triển khai việc này, trên thực tế số đơn vị tư nhân được cấp phép như vậy rất ít. Mặt khác, việc phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh SXH phải có chỉ định của ngành y tế, trên cơ sở ở địa phương đó có bệnh nhân mắc SXH và vectơ truyền bệnh tập trung với mật độ cao, chứ không phải quận/huyện, xã/phường nào cũng tiến hành phun hóa chất diện rộng. Tất cả các hóa chất đều có 2 mặt của nó, việc tự ý phun hóa chất sẽ gây tình trạng muỗi kháng thuốc, thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe của những người trong gia đình.
Ngành y tế Hà Nội cũng khuyến cáo người dân, để phòng chống bệnh SXH trong mùa dịch như hiện nay cần phải ngủ nằm màn để tránh bị muỗi truyền bệnh đốt và làm lây lan dịch. Khi bị mắc SXH cần được đưa vào điều trị tại bệnh viện và báo ngay cho y tế địa phương để khoanh vùng, xử lý ổ dịch kịp thời.
Theo ANTD
Tự ý điều trị tay chân miệng có thể mất mạng
Thời điểm này, số bệnh nhân mắc tay chân miệng phải nhập viện ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại là rất nhiều trẻ trước khi nhập viện đã được gia đình tự ý điều trị bằng thuốc hạ sốt hoặc truyền dịch ở nhà, hoặc được điều trị chưa đúng ở tuyến dưới.
Cần đưa trẻ có dấu hiệu mắc tay chân miệng đến bệnh viện điều trị
tránh những biến chứng nguy hiểm
Nguy hiểm không kém sởi
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tập trung đông nhất ở khu vực phía Nam. Riêng tại TP.HCM, hiện đã ghi nhận hơn 3.300 ca mắc, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2013. Tại khu vực phía Bắc, bệnh nhân tay chân miệng được ghi nhận đến thời điểm này vẫn đang thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng số mắc mới đang có xu hướng gia tăng nhanh. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phân tích, bệnh tay chân miệng đang bùng phát mạnh ở miền Nam là do thời tiết nắng nóng, mưa - nắng thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Trong khi đó, miền Bắc cũng bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, mưa nhiều nên dự báo số mắc tay chân miệng chắc chắn sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 20-25 ca mắc tay chân miệng vào khám, điều trị. PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tuy số vào viện khám thời điểm này chưa nhiều song không thể chủ quan vì tay chân miệng là bệnh rất dễ lây, dễ bùng phát thành dịch và nhất là chưa có vaccine phòng ngừa. Hơn nữa, mặc dù là bệnh tương đối ít biến chứng vào tim, phổi nhưng với những diễn biến phức tạp của các dịch bệnh như hiện nay, mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng là không hề kém bệnh sởi.
Tương tự, tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm này trung bình mỗi ngày có khoảng 5-7 ca mắc tay chân miệng đến khám. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi cho biết, hầu hết bệnh nhân tay chân miệng đến khám thời gian qua có biểu hiện bệnh nhẹ và được cho điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp do nhầm lẫn với bệnh lý khác, tự ý điều trị tại nhà, nhập viện muộn, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Thận trọng trong điều trị
Đánh giá về mức độ nguy hiểm của việc tự ý điều trị bệnh tay chân miệng, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng có biểu hiện ban đầu giống với nhiều bệnh sốt phát ban do virus khác nên rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến sự chủ quan hoặc tự ý điều trị không đúng. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương thời gian qua tiếp nhận không ít trường hợp mắc tay chân miệng, trước khi nhập viện đã tự ý dùng kháng sinh, thuốc hạ sốt. Nếu đúng là tay chân miệng thì việc dùng thuốc hạ sốt có tác dụng nhưng nếu mắc sốt xuất huyết mà nhầm lẫn với tay chân miệng, uống một số loại thuốc hạ sốt có thể gây chảy máu niêm mạc, xuất huyết đường tiêu hóa.
Đặc biệt, khoảng 70-80% bệnh nhân tay chân miệng nhập viện trong giai đoạn muộn hoặc được chuyển từ tuyến dưới lên đã được tiêm kháng sinh, truyền dịch trước đó. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải cho biết, đây là một quan niệm khá phổ biến trong điều trị tay chân miệng nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Lý do vì việc truyền dịch cần phải có chỉ định cụ thể về loại dịch, tốc độ truyền, cũng như phải thận trọng đánh giá hết các triệu chứng của trẻ có thể gặp phải trong quá trình truyền dịch. Nếu truyền dịch một cách tùy tiện, hoặc truyền không đúng chỉ định thì nguy cơ rủi ro rất cao, có thể dẫn đến viêm phổi, phù phổi, suy tim do sự dư thừa dịch gây ra.
Không nên lạm dụng truyền dịch
Trên thực tế, ở các bệnh viện tuyến dưới vẫn còn tình trạng bác sĩ cả nể, thấy bệnh nhân sốt ruột xin truyền dịch thì cũng cho truyền dịch. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải cảnh báo, mọi người, nhất là y bác sĩ chỉ truyền dịch cho bệnh nhi mắc tay chân miệng khi trẻ nôn nhiều, sốt cao kéo dài 2 ngày, ăn kém, mất nước.
Theo ANTD
TP.HCM: Bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, từ đầu năm đến nay TP.HCM đã có 3.373 ca tay chân miệng (TCM) phải nhập viện, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2013. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nhận định bệnh đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch đầu tiên của năm...