Nhiều hệ lụy khi F0 tự ý ra ngoài
Theo quy định, F0 hạn chế ra khỏi phòng cách ly, không được ra khỏi nhà. Tuy nhiên, nhiều F0 vẫn đi khám bệnh, đi chợ.
PGS Phùng Nguyễn Thế Nguyên – Phó trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho rằng, F0 có mặt ở các đám đông thì có thể tạo ra những chùm ca nhiễm. Khi số ca nhiễm tăng lên nhiều, mà còn nhiều người thuộc nhóm nguy cơ cao chưa được bảo vệ, chưa tiêm vaccine đủ thì có thể gây quá tải hệ thống ngành y tế.
Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 vẫn có hiệu lực, trong đó nghiêm cấm hành vi cố ý làm lây lan dịch bệnh. Đã có nhiều trường hợp bị xử phạt hành chính hay hưởng án treo, nhận án tù vì cố tình làm lây lan dịch bệnh hay tung tin thất thiệt không đúng về dịch bệnh trên mạng xã hội, làm hoang mang dư luận, ảnh hưởng công tác phòng chống dịch.
F0 cần được cách ly trong nhà và hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình.
Trong bối cảnh hiện nay, dù nước ta đã xác định sống chung với dịch COVID-19 nhưng vẫn xem đây là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đặc biệt nguy hiểm.
Những ngày qua, số ca tử vong trên cả nước vẫn ghi nhận trên dưới 100 ca/ngày, còn ca bệnh nặng hiện đang điều trị trên 4.000 ca.
Các bác sĩ và đại diện ngành y tế tại TP.HCM khuyến cáo, người mắc COVID-19 trong thời gian cách ly tại nhà cần tuân thủ nghiêm các quy định phòng, tránh lây nhiễm, tuyệt đối không đi ra khỏi nhà theo quy định mới nhất của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Liên quan về việc xử phạt người F0 nếu không tuân thủ Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bác sĩ Nguyễn Thành Dũng – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho hay hiện luật này vẫn hiện hành và phát huy tác dụng dù tình hình dịch COVID-19 đã thay đổi nhiều so với cách đây khoảng một năm.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Dũng, tỷ lệ lây nhiễm bệnh COVID-19 hiện nay trong cộng đồng đang tăng cao. Nếu F0 – nguồn lây bệnh – đi ra khỏi nhà, đến nơi đông người như đi siêu thị, trường học, cuộc họp… thì rất nguy hiểm, làm tăng sự lây nhiễm. Nếu có nhiều người thuộc nhóm nguy cơ bị nhiễm bệnh, sẽ dẫn đến quả tải hệ thống y tế, làm tăng thêm ca tử vong.
“Người dân biết rõ bản thân nhiễm COVID-19 thì phải ý thức mình có nguy cơ lây nhiễm cao cho người khác. Cần phải tuân thủ cách ly, tuyệt đối không ra cộng đồng”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho hay hiện TP vẫn còn một số lượng không nhỏ người chưa được tiêm vắc xin như trẻ 5 – 11 tuổi (dự kiến chuẩn bị tiêm) và trẻ từ 0 – 5 tuổi chưa có kế hoạch tiêm. Do vậy nhiệm vụ của người lớn là thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế để tránh lây nhiễm trong cộng đồng và bảo vệ trẻ và người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Ông Phan Văn Mãi: 'Chỉ có đổi mới sáng tạo mới nhanh chóng phục hồi kinh tế'
Đó là chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP.HCM, trong lễ trao giải Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 diễn ra tối 30-12.
Sự kiện còn có sự tham dự của Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao giải thưởng cho các công trình thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 được UBND TP.HCM phát động vào cuối tháng 9-2020. Tổng cộng có 195 hồ sơ đăng ký trên 7 lĩnh vực, bao gồm Phát triển kinh tế, Quốc phòng - an ninh, Quản lý nhà nước, Truyền thông, Văn học - nghệ thuật, Khoa học kỹ thuật, Khởi nghiệp sáng tạo.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho rằng sự năng động sáng tạo sẽ là chìa khóa để TP đi lên và bứt phá sau dịch bệnh. Ông nhấn mạnh tiềm năng sáng tạo của TP còn rất lớn và TP cần khai thác nhiều hơn, tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa giá trị này.
"Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới không bị tụt hậu. Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới nhanh chóng phục hồi kinh tế. TP sẽ tiếp tục nghiên cứu, tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để đổi mới sáng tạo trở thành xu thế tất yếu của xã hội trong điều kiện bình thường mới và cả trong tương lai", ông Mãi nói.
Ông Mãi cũng yêu cầu các ngành, đơn vị cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế nghiên cứu, các chính sách đột phá về khoa học công nghệ.
Trong đó, cần chú trọng nghiên cứu các đề tài khoa học, giải pháp công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt như tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, năng lượng sạch, vật liệu mới, đặc biệt là các giải pháp phòng chống COVID-19.
Ông Phan Văn Mãi trao giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 có 4 giải nhất, bao gồm:
- Giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh thuộc về công trình "Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần khu vực phòng thủ TP.HCM". Nghiên cứu đã đề xuất luận cứ khoa học để Thành ủy TP.HCM lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần phòng thủ TP trong thời kỳ mới.
- Giải nhất lĩnh vực Truyền thông thuộc về công trình "Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành hỗ trợ sàng lọc nguy cơ, tư vấn chăm sóc y tế cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 tại nhà". Mạng lưới đã ứng dụng công nghệ và điều phối nguồn lực cộng đồng để tư vấn, hướng dẫn và chia sẻ với người mắc COVID-19 với sự tham gia của hơn 10.028 lượt thầy thuốc và tình nguyện viên.
- Giải nhất lĩnh vực Phát triển kinh tế được trao cho " Be Group - Hệ sinh thái mở, khởi nguồn cho phát triển khởi nghiệp sáng tạo make in Viet Nam". Ứng dụng đạt trên 10 triệu lượt tải trên kho ứng dụng Google Play và App Store, tiếp nhận trung bình 350.000 yêu cầu gọi xe mỗi ngày.
- Giải nhất lĩnh vực Văn học - nghệ thuật thuộc về tác phẩm Xiếc Tre "À Ố Show". "À Ố Show" đã có hơn 1.250 suất diễn tại Việt Nam, phục vụ hơn 300.000 khán giả trong nước và ngoài nước.
Phát động Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 3 (2022) - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Chương trình chào năm mới ở TP.HCM làm nhỏ gọn, không mời khán giả Ngày 30-12, Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức về công tác tổ chức chương trình đếm ngược đón năm mới 2022. Chương trình đếm ngược chào năm mới không mời khán giả, người dân không tụ tập - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức...