Nhiều hãng xe điện Trung Quốc nhắm tới thị trường châu Âu
Sau kết quả tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng, các startup trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang đẩy mạnh kế hoạch tiếp cận thị trường châu Âu.
Mẫu xe điện GE3 của hãng ô tô Trung Quốc GAC tại Triển lãm ô tô Detroit năm 2017. Ảnh tư liệu: AFP
Chính quyền Trung Quốc chỉ mới dỡ bỏ những hạn chế về quyền sở hữu của các công ty nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất ô tô tại nước này trong vài năm trở lại đây. Thế nhưng song hành với đó, Bắc Kinh đã chi hàng tỷ đô la Mỹ để phát triển các dòng xe điện của riêng mình.
Điều này đã giúp doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế khi sản xuất xe điện và đến nay đã có thể đi ra toàn cầu. Các nhà phân tích của Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự đoán, trong 4 năm tới, những chính sách mới của Trung Quốc sẽ giúp các hãng sản xuất xe điện của nước này mở rộng thị phần tại thị trường ô tô châu Âu và Mỹ.
Theo kênh truyền hình CNBC, hãng xe điện Trung Quốc Nio vừa cho biết hãng này có kế hoạch thâm nhập thị trường châu Âu trong nửa cuối năm nay. Ngày 19/4 vừa qua, ông Lihong Qin – nhà đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Nio – cho biết công ty này sẽ có thông báo chính thức về việc mở rộng thị trường trong một tháng tới.
Giữa cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc, trong nỗ lực ký kết thỏa thuận đầu tư với châu Âu, đã xuất khẩu 63.500 xe điện trong 11 tháng của năm 2020. Trong đó, số lượng xe điện xuất khẩu sang Vương quốc Anh, Bỉ, và Đức tăng đáng kể.
Video đang HOT
Xpeng, một startup xe điện khác của Trung Quốc, cũng đang tiếp cận thị trường Na Uy. Startup này đã xuất khẩu 100 chiếc xe thể thao đa dụng G3 trong tháng 12/2020. Hay công ty xe điện khác là Aiways cũng đã xuất khẩu hơn 1.000 xe sang Israel và châu Âu trong 3 tháng đầu năm 2021.
Doanh số xe điện Trung Quốc bán sang châu Âu dù tăng nhưng vẫn chỉ chiếm thị phần nhỏ tại châu lục này. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, Trung Quốc chiếm chưa đầy 2% tổng số xe dưới 9 chỗ nhập khẩu vào EU trong năm 2019 với giá trị 865 triệu Euro. Tuy vậy, con số này đánh dấu mức tăng trưởng tới 79% so với năm 2018.
Trong bối cảnh cạnh tranh trong nước gay gắt hơn, các startup xe điện Trung Quốc đang hướng đến thành lập các liên doanh ở nước ngoài. Chủ tịch hãng xe điện Nio cho rằng việc Apple và Huawei lấn sân sang lĩnh vực xe điện gây ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho hãng xe này.
Hãng xe điện Mỹ Tesla hiện dẫn đầu thị trường xe điện và không ngừng đẩy mạnh sản xuất tại Trung Quốc. Theo Hiệp hội ô tô con Trung Quốc, Model 3 của Tesla là mẫu xe điện bán chạy nhất tại nước này trong năm 2020, theo sau là mẫu S của Aion – một thương hiệu mới được tách ra từ hãng xe nội địa GAC. Hãng xe điện Nio ghi tên một mẫu xe đứng thứ 9 trong danh sách các mẫu xe điện bán chạy tại Trung Quốc, trong khi Xpeng không có “con cưng” nào lọt vào top 10.
“Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng hiểu biết nhiều hơn về các dòng xe điện”, Qiu Liangping, Giám đốc kế hoạch của hãng xe Aion cho biết. Ngoài sự tiện lợi khi sạc pin, người tiêu dùng Trung Quốc đang tìm kiếm những mẫu xe điện mang lại trải nghiệm lái tốt hơn so với xe truyền thống cũng như các tính năng kết nối internet.
Khi ngành công nghiệp ô tô bước vào kỷ nguyên xe điện, các hãng sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ và Đức như General Motors, Ford hay Volkswagen cũng nhanh chân phát triển các mẫu xe điện riêng, nhiều trong số đó được ra mắt đầu tiên tại thị trường Trung Quốc.
Ô tô điện siêu rẻ giá 100.000 triệu đồng cực đắt hàng ở Trung Quốc
"270.000 chiếc đã được bán chỉ trong vòng 270 ngày. Đây là mẫu xe điện bán chạy nhất ở Trung Quốc trong 7 tháng liên tiếp"...
Mẫu xe điện Hong Guang Mini tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải - Ảnh: Nikkei.
Triển lãm Ô tô Thượng Hải đang diễn ra là nơi quy tụ nhiều mẫu xe điện với mức giá bình dân, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng ở khu vực nông thôn và tầng lớp trung lưu - lực lượng được cho là sẽ giữ vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển thị trường ô tô không phát thải ở Trung Quốc.
Theo tờ báo Nikkei, một trong những mẫu xe điện giá rẻ thu hút sự chú ý lớn nhất ở kỳ triển lãm này là chiếc Hong Guang Mini EV của liên doanh SAIC-GM-Wuling Automobile. Khách tham quan gian hàng của liên doanh này đều ấn tượng trước thành công ban đầu của mẫu ô tô chạy điện có mức giá siêu mềm.
"270.000 chiếc đã được bán chỉ trong vòng 270 ngày. Đây là mẫu xe điện bán chạy nhất ở Trung Quốc trong 7 tháng liên tiếp", một đại diện của SAIC-GM-Wuling cho biết.
Vốn mạnh về xe thương mại, nhưng liên doanh trên trình làng chiếc Hong Guang Mini vào tháng 7/2020, với mức giá 28.800 Nhân dân tệ, tương đương chỉ 4.420 USD (khoảng 102 triệu đồng nếu quy đổi theo giá USD tự do bán ra của ngân hàng Vietcombank). Ngay sau khi ra mắt, chiếc xe đã trở thành hàng "hot" ở các vùng nông thôn Trung Quốc.
Chỉ dài 2,9 mét và rộng 1,5 mét nhưng chiếc xe điện này đủ chỗ cho 4 người. Xe có thể xạc điện bằng ổ cắm tại nhà mà không cần tới thiết bị xạc chuyên biệt. Ngoài ra, Hong Guang Mini còn hưởng lợi từ các khoản trợ cấp mà chính quyền các địa phương Trung Quốc triển khai nhằm kích cầu nền kinh tế vượt qua cú sốc Covid-19.
Đối với những người có ngân sách hạn hẹp, Hong Guang Mini là một lựa chọn cực kỳ hợp lý ngoài những loại xe đơn giản trông như xe cart điện. Không giống như xe cart, ô tô điện nằm trong diện được bảo hiểm.
Tuy nhiên, với mức giá siêu rẻ như vậy, Hong Guang Mini có hiệu năng khá khiêm tốn. Xe chỉ đi được 120 km cho mỗi lần xạc và tốc độ tối đa chỉ đạt 100 km/giờ. Các tính năng an toàn cũng hạn hẹp, và điều hoà là một tuỳ chọn.
Dù vậy, trong quý 1 năm nay, Hong Guang Mini đạt doanh số 72.498 xe, trở thành mẫu xe điện bán chạy nhất ở Trung Quốc, vượt qua cả Tesla Model 3.
Một nhà sản xuất ô tô khác của Trung Quốc là Great Wall Motor cũng dấn thân vào cuộc đua xe điện giá rẻ, với mẫu Ora R1. Với biệt danh "mèo đen", mẫu xe này có thiết kế ngoại thất thú vị nhằm thu hút đối tượng khách hàng là những phụ nữ trẻ sống ở nông thôn. Ora R1 là mẫu xe điện bán chạy thứ tư ở Trung Quốc trong quý 1 vừa qua.
Trung Quốc tham vọng trở một cường quốc ô tô toàn cầu bằng việc đi đầu trong lĩnh vực xe điện. Thị trường xe điện của nước này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ những biện pháp kích cầu xe điện như trợ giá xe, ưu tiên về biển số. Tuy nhiên, doanh số xe điện ở nước này chủ yếu tập trung vào những mẫu xe đơn giản mà các công ty mua để làm xe dịch vụ. Người tiêu dùng Trung Quốc nói chung vẫn còn khá dè dặt với ý tưởng mua xe điện về dùng hàng ngày.
Nhu cầu này tập trung vào các mẫu xe của Tesla - hãng ô tô điện Mỹ đưa một nhà máy sản xuất xe vào hoạt động ở Thượng Hải trong năm ngoái. Nio, một hãng xe điện thành lập chưa lâu ở Trung Quốc, cũng trình làng những mẫu ô tô điện hạng sang để cạnh tranh trực tiếp với Tesla.
Tương tự, ở phân khúc xe điện giá rẻ, Hong Guang Mini kéo theo sự xuất hiện của một loạt những mẫu xe có mức giá từ 100.000 Nhân dân tệ trở xuống. Hiện nay, những mẫu xe như vậy chiếm khoảng 1/4 doanh số toàn thị trường ô tô điện ở Trung Quốc, vượt xa thị phần của những mẫu xe ở phân khúc cao cấp.
Làn sóng mua xe điện tiếp theo ở Trung Quốc được cho là sẽ đến từ tầng lớp trung lưu ở khu vực đô thị. Để nhắm tới đối tượng khách hàng này, các hãng xe toàn cầu đã mang tới Triển lãm Ô tô Thượng Hải nhiều mẫu ô tô điện SUV - dòng xe được ưa chuộng ở Trung Quốc - với mức giá bình quân khoảng 30.000 USD.
Trung Quốc đặt mục tiêu ô tô điện chiếm 1/5 tổng doanh số ô tô mới bán ra hàng năm ở nước này vào năm 2025, tương đương khoảng 5 triệu xe. Với sức hút lớn đến từ những mẫu ô tô điện giá rẻ và tầm trung, đây là một mục tiêu hoàn toàn khả thi.
Triển lãm ô tô Thượng Hải 2021: Cuộc phô diễn của xe chạy điện Trung Quốc Có nhà sản xuất ô tô nội địa Trung Quốc đã giới thiệu mẫu xe chạy điện đi được tới 1000 km cho một lần sạc pin. Để thực hiện được mục tiêu trở thành nguồn cung cấp xe điện có thể cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế trong vòng 15 năm tới, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh...