Nhiều hãng sản xuất lốp xe Trung Quốc đang nhìn nhận Thái Lan, Việt Nam như một cơ hội mới trong năm 2020
Năm 2020 được dự kiến sẽ là năm hồi sinh của các doanh nghiệp sản xuất lốp xe Trung Quốc tại thị trường Mỹ – mặc dù nguồn sản xuất vẫn chủ yếu đến từ các địa điểm ngoài lãnh thổ Trung Quốc như Thái Lan, Việt Nam hay Malaysia.
Theo thông tin thu được từ một số doanh nghiệp sản xuất lốp xe Trung Quốc tại triển lãm SEMA Show 2019, có ít nhất 5 hãng đang lên kế hoạch hoặc đã bắt đầu đưa các nhà máy sản xuất tại các quốc gia trên đi vào vận hành. Hiện có khoảng 6 hãng sản xuất lốp xe Trung Quốc đã có nhà máy sản xuất mới bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, trong đó điểm đến chủ yếu là Thái Lan.
Những doanh nghiệp này, cũng giống như nhiều hãng khác của Trung Quốc, đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi các sắc thuế nhập khẩu và thuế bảo hộ xuất phát từ kiến nghị của Hiệp hội công đoàn thương mại Bắc Mỹ (USW) vào năm 2017. Các chính sách về thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Trump vào đầu năm 2019, bao gồm cả lốp xe, cũng có ảnh hưởng không nhỏ.
Tác động của 2 sự kiện này đã khiến các kế hoạch mở rộng thị trường tại Mỹ của tập đoàn Prinx Chengshan bị đình trệ vào đầu năm 2019. Với việc xây dựng nhà máy sản xuất tại Thái Lan trong năm 2020, công ty này hiện đang lên kế hoạch tiếp thị sản phẩm lốp xe tải tại Mỹ ngay khi các lô hàng đầu tiên được chứng nhận đủ tiêu chuẩn.
Video đang HOT
Qingdao NAMA – một doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất các loại lốp xe – đã bắt đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường từ các nhà máy sản xuất tại Việt Nam và Thái Lan vào cuối năm 2018. Hãng này hiện đã thành lập thương hiệu Nama Tires Inc. có trụ sở tại Mỹ. Tuy nhiên, với việc khó có thể xây dựng nhà máy tại Mỹ, các chuyến hàng container vẫn đang là nguồn cung duy nhất của hãng.
Những thay đổi trong việc tìm địa điểm cung ứng sản phẩm sẽ trở thành một kịch bản có lợi cho các bên thứ ba như Thái Lan hay Việt Nam. Hiện Thái Lan đã trở thành nguồn cung cấp lốp xe khách nhập khẩu số 1 vào Hoa Kỳ, với sản lượng lên đến 34 triệu chiếc vào năm 2018, tăng 12,6% so với năm 2017.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đã dần đánh mất vị thế với sản lượng giảm xuống còn 8,5 triệu chiếc cũng trong năm 2018, rơi xuống vị trí thứ 6 và nhiều khả năng sẽ nằm ngoài top 10 trong năm 2019. Số lô hàng xuất khẩu sang Mỹ từ quốc gia này tính từ tháng 1 đến tháng 7 năm ngoái chỉ đạt đến con số 3 triệu.
Ở một diễn biến khác, Cooper Tyre & Rubber Co. dự kiến sẽ bắt đầu nhập khẩu lốp xe tải từ Việt Nam trong năm nay khi nhà máy lốp xe liên doanh tại Việt Nam là A.C.T.R chính thức đi vào hoạt động, góp phần đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất của hãng.
Nhà máy đó là kết quả của sự liên doanh giữa Cooper với công ty TNHH Sailun của Trung Quốc, được khánh thành vào cuối năm 2018 với định hướng sản xuất lốp xe tải và xe bus cung cấp cho thị trường toàn cầu. Nhà máy được đặt địa điểm tại Khu công nghiệp Phước Đông, tỉnh Tây Ninh với sản lượng dự kiến khoảng 2 triệu chiếc mỗi năm, đại diện của hãng cho biết.
Để bù đắp chi phí do thuế nhập khẩu tăng cao từ phía chính phủ Mỹ, Cooper đã tăng giá bán đối với các loại lốp xe tải mang nhãn hiệu Cooper và Roadmaster vào tháng tư và tháng năm.
Nhà máy liên doanh tại Việt Nam là một phần nằm trong kế hoạch mở rộng quan hệ đối tác của Cooper với Tập đoàn Sailun, vốn bao gồm hợp đồng sản xuất các sản phẩm lốp xe tải, xe bus mang thương hiệu Roadmaster.
Hoang Linh
Theo Trí thức trẻ
Giá vàng châu Á ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp
Chiều 14/10, giá vàng châu Á giảm phiên thứ ba liên tiếp do các tín hiệu tốt xung quanh cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung thúc đẩy nhu cầu tài sản rủi ro, qua đó gây áp lực lên giá kim loại quý này.
Chiều 14/10, giá vàng châu Á ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp . Ảnh minh họa: TTXVN
Vào lúc 14 giờ 29 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.487,81 USD/ounce sau khi giảm 1% trong tuần trước.
Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại đáng kể ở giai đoạn một về sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính và mua bán lượng lớn nông sản, đồng thời Mỹ cũng thông báo hoãn tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc.
Trong phiên giao dịch, chỉ số đồng USD tăng so với mức thấp nhất 3 tuần trong phiên cuối tuần qua.
Các nhà đầu tư cũng đang ngóng chờ các tín hiệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về kế hoạch cắt giảm lãi suất tại cuộc họp trong tháng này và những thông tin về việc nước Anh chuẩn bị rời Liên minh châu Âu, còn gọi là Brexit.
Chuyên gia phân tích kỹ thuật Wang Tao của hãng tin Reuters cho biết, giá vàng giao ngay có thể giảm xuống 1.446 USD/ounce do đã rời khỏi ngưỡng hỗ trợ 1.488 USD/ounce.
Cũng trong phiên giao dịch, giá bạc tăng 0,3% lên 17,59 USD/ounce; giá bạch kim giảm 0,3% xuống 886,69 USD/ounce; giá palladi tiến 0,2% lên 1.702,63 USD/ounce.
Tại thị trường trong nước, lúc 3 giờ 45 phút chiều 14/10, Tập đoàn vàng bạc Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 41,45 - 41,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được doanh nghiệp này niêm yết ở mức 41,48 - 41,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Vân Anh (Theo Reuters)
Thị trường bất động sản Mỹ "trầm lắng" do cuộc chiến thương mại với Trung Quốc Theo các chuyên gia, sự bất ổn bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã dẫn tới tình trạng "trầm lắng" trên thị trường bất động sản Mỹ. Ảnh minh họa (cafeland) Theo bà Jennifer Chan, một đại lý bán hàng của công ty dịch vụ bất động sản E Realty International Corp., xung đột thương mại Mỹ-Trung...