Nhiều hãng hàng không và tổ chức y tế không ủng hộ quy định xét nghiệm COVID-19
Nhiều tổ chức y tế và các hãng hàng không đã bày tỏ không ủng hộ quy định xét nghiệm COVID-19 đối với du khách đến từ Trung Quốc.
Lực lượng an ninh Pháp kiểm tra chứng nhận âm tính với dịch COVID-19 của hành khách tại sân bay Napoleon Bonaparte ở Ajaccio, đảo Corsica thuộc Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Tổng Giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế Willie Walsh, trong phát biểu ngày 4/1 nói rằng: “Rất thất vọng khi thấy việc khôi phục một cách vội vàng các biện pháp đã được chứng minh là không hiệu quả trong 3 năm qua”. Ông Willie Walsh nêu rõ: “Nghiên cứu được thực hiện xung quanh sự xuất hiện của biến thể omicron đã kết luận rằng việc đặt ra các rào cản đối với việc đi lại là không hiệu quả trước làn sóng lây nhiễm mạnh của dịch bệnh”.
Trước đó, Cơ quan Quản lý các sân bay châu Âu (ACI Europe) cũng cho rằng quy định bắt buộc xét nghiệm COVID-19 đối với du khách đến từ Trung Quốc là không hợp lý về mặt khoa học.
Theo ACI Europe, cả Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định rằng các biện pháp hạn chế đi lại trên toàn cầu không thực sự hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Video đang HOT
Trong khi đó, ngày 4/1, Liên minh châu Âu (EU) vẫn khuyến nghị tất cả các nước tiến hành xét nghiệm COVID-19 trước chuyến bay đối với du khách đến từ Trung Quốc trong bối cảnh số ca nhiễm bệnh tại nước này tăng đột biến.
Khuyến nghị trên được đưa ra sau một tuần thảo luận với sự tham gia của các chuyên gia y tế EU và Tổ chức Ứng phó Khủng hoảng (IPCR) của EU. Cùng với việc hành khách phải có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trước khi khởi hành, IPCR cũng khuyến nghị hành khách đeo khẩu trang trên các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.
Trong tuần qua, nhiều quốc gia thành viên EU đã thực hiện các hạn chế riêng đối với du khách đến từ Trung Quốc. Một số quan chức y tế EU lưu ý rằng các biến thể hiện đang bùng phát ở Trung Quốc đã có mặt ở châu Âu.
Thụy Điển, hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, đã đưa ra thông báo cho biết du khách từ Trung Quốc cần chuẩn bị thực hiện các quy định xét nghiệm.
Trước đó, trong chuyến công du tới Bồ Đào Nha, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng cho biết EU cần có phản ứng thống nhất trước làn sóng lây nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc.
Đức cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc tấn công trên bộ ở Syria
Cảnh báo của Đức được đưa ra khi Ankara tiếp tục từ chối phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: EPA
Theo mạng tin Euractiv.de (Đức) ngày 1/12, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã kêu gọi người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt Cavusoglu không thực hiện bất kỳ biện pháp nào làm leo thang căng thẳng hơn nữa sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoan đe dọa tiến hành một cuộc tấn công trên bộ ở miền Bắc Syria.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Đức cho biết bà đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ không mở rộng các cuộc tấn công vào người Kurd ở miền Bắc Syria và Bắc Iraq sau cuộc họp của các ngoại trưởng NATO tại Bucharest, Romania hôm 30/11.
"Mục tiêu chính của chúng tôi là bảo vệ thường dân. Trong trường hợp này, luật pháp quốc tế được áp dụng, bao gồm cả việc chống khủng bố", Ngoại trưởng Baerbock nêu rõ, đồng thời cho biết thêm rằng bà đã "khẩn cấp" cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ "từ bỏ bất kỳ biện pháp nào có thể tiếp tục đẩy vòng xoáy căng thẳng leo thang".
Đáp lại, ông Cavusoglu lập luận rằng Thổ Nhĩ Kỳ mong đợi sự hỗ trợ từ các đối tác NATO trong cuộc chiến chống khủng bố. "Các bạn không thể miêu tả những kẻ khủng bố là nạn nhân", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói, đề cập đến các nhóm người Kurd như PKK (Đảng Công nhân người Kurd), mà Ankara coi là những kẻ khủng bố.
Tổng thống Erdoan gần đây đã đe dọa tiến hành một cuộc tấn công trên bộ ở Syria sau khi Ankara bắt đầu nhắm mục tiêu vào các cơ sở của người Kurd ở phía Bắc Syria và Iraq thông qua các cuộc không kích từ ngày 20/11, sau một cuộc tấn công ở Istanbul mà Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đổ lỗi cho PKK.
Những lời chỉ trích gay gắt của bà Baerbock với Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh Ankara tiếp tục từ chối phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan. Để đổi lấy sự chấp thuận của Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara yêu cầu hai nước tăng cường hành động chống lại các tổ chức bị họ coi là khủng bố.
Tuy nhiên, tiến bộ mà hai nước Bắc Âu trên đạt được về vấn đề này cho đến nay là "chưa đủ", ông Cavusoglu lưu ý tại cuộc họp cấp ngoại trưởng NATO diễn ra ở Romania từ ngày 29/11-1/12.
Hội nghị ngoại trưởng G7 thảo luận nhiều vấn đề 'nóng' toàn cầu Ngày 3/11, Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) bắt đầu cuộc họp 2 ngày tại thành phố Mnster, miền Tây nước Đức. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Đức, với tư cách là nước Chủ tịch luân phiên G7, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã điều hành hội nghị thảo luận...