Nhiều giải pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh
Ngày 24-9, tại Cơ sở 3 Trường đại học Đồng Nai, Sở GD-ĐT khai mạc hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và công tác học sinh, sinh viên năm học 2019-2020.
Tham dự hội nghị có trên 550 cán bộ quản lý là lãnh đạo các phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường TH-THCS-THPT trên địa bàn tỉnh.
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đào Đức Trình triển khai các nội dung liên quan giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và công tác học sinh, sinh viên năm học 2019-2020
Video đang HOT
Tại hội nghị, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đào Đức Trình đã triển khai các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và công tác học sinh năm học 2019-2020 nhằm tiếp tục giáo dục truyền thống yêu nước, tu dưỡng đạo đức cho học sinh, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Ông Trình nhấn mạnh, năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, coi trọng kiểm tra việc rèn luyện đạo đức lối sống và tăng cường các kỹ năng cho học sinh tại các trường. Sở cũng sẽ quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng chống bạo lực học đường, trong đó đề cao vai trò và trách nhiệm của nhà trường, gia đình và các tổ chức Đoàn – Hội – Đội trong trường học.
Trong chương trình hội nghị kéo dài từ 24 đến 26-9, các báo cáo viên sẽ triển khai tập huấn nhiều nội dung trọng tâm liên quan đến giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và công tác học sinh, sinh viên như: vấn đề sử dụng mạng xã hội an toàn; cung cấp thông tin về tình hình biển đảo; tập huấn kỹ năng giáo dục pháp luật, phòng chống tệ nạn ma túy, bạo lực học đường; sức khỏe sinh sản; kỹ năng khởi nghiệp…
Công Nghĩa
Theo baodongnai
Bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh
TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 1,7 triệu học sinh các cấp, trong đó nhiều trường học nằm ở khu vực nội thành. Các ngành chức năng của thành phố đang triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông cho các em học sinh.
Nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm việc đội nón bảo hiểm cho học sinh. (Ảnh chụp tại đường Nguyễn Duy Trinh, quận 2).
Một thực trạng diễn ra ở rất nhiều cổng trường học là các phụ huynh đưa đón con đến trường, thậm chí, nhiều phụ huynh chở đến hai ba em trên xe nhưng các em đều không được đội nón bảo hiểm (NBH). Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trẻ em trên sáu tuổi khi ngồi trên xe máy đều bắt buộc phải đội NBH. Theo quan sát của chúng tôi, tại Trường THCS inh Tiên Hoàng, quận 9, trong giờ tan trường, nhiều phụ huynh chờ đón học sinh ngoài cổng, khi các em lên xe, mặc dù một số phụ huynh có mang theo NBH nhưng không đội cho các em. Chị Lê Thanh H., ngụ phường Phước Long A giải thích: "Do quãng đường từ trường về nhà cũng gần và các tuyến đường cũng vắng cho nên tôi chở cháu về luôn". Còn tại một trường THCS trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, quận 1, hình ảnh tương tự cũng diễn ra khi nhiều học sinh không được các phụ huynh trang bị NBH khi lưu thông trên đường.
Theo Phó Trưởng Ban An toàn giao thông TP Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Tường, việc các phụ huynh viện dẫn nhiều lý do không chính đáng về việc không đội NBH cho học sinh không chỉ tăng nguy cơ tai nạn, nguy hiểm cho học sinh mà còn làm mất đi hình ảnh nêu gương của người lớn trong mắt con trẻ. Các em đều đang trong độ tuổi rất cần được người lớn làm gương, chỉ bảo tận tình. Việc tuyên truyền đội NBH không phải là vấn đề mới bởi tại nhiều trường học, các cơ quan chức năng của thành phố như: Công an, Sở Giáo dục và ào tạo, Ban An toàn giao thông,... đã nhiều lần phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động các phụ huynh, học sinh phải đội NBH cho trẻ em khi đi đường. Tuy vậy, nhiều phụ huynh vẫn coi thường sự an toàn, không quan tâm đến những cảnh báo về nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra khi tham gia giao thông.
Ban An toàn giao thông thành phố cho biết, bước vào năm học mới, ngoài việc tuyên truyền, đơn vị sẽ phối hợp lực lượng cảnh sát giao thông triển khai các biện pháp kiểm tra, xử phạt các trường hợp không đội NBH nhằm nâng cao ý thức người dân. Mới đây, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng có văn bản gửi Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh đến trường. Theo đó, phụ huynh học sinh đăng ký và thực hiện cam kết chấp hành quy định an toàn giao thông cho học sinh, nhất là phải đội NBH cho học sinh khi đi mô-tô, xe máy, không giao mô-tô, xe máy cho trẻ em chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện theo quy định. Nếu phụ huynh học sinh không thực hiện đúng cam kết sẽ bị xử phạt.
Bước vào năm học mới, nhiều trường học, ngành giao thông thành phố cũng "thấp thỏm" với nguy cơ cổng trường trở thành địa điểm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do phụ huynh tập trung đứng dưới lòng đường trước cổng trường, nhất là những năm gần đây, việc nhiều phụ huynh đưa đón con đi học bằng ô-tô ngày càng tăng lên. Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông, Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố Ngô Hải ường cho biết: Hiện vẫn còn một số khó khăn trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại khu vực trường học như: tình trạng dừng đậu xe, lấn chiếm lòng, lề đường để mua bán hàng rong; thiếu lực lượng điều tiết, nhiều trường không bố trí khu vực riêng trong khuôn viên dành cho phụ huynh đưa đón con em, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông bên ngoài... ể giải quyết vấn đề này, nhiều trường đã huy động được các nguồn lực để xây dựng các rào chắn bằng thép trước cổng trường bảo đảm an toàn cho cả phụ huynh và học sinh, hạn chế nguy cơ ùn ứ giao thông trong giờ tan trường. Tại Trường THCS Lê Quý ôn, đường Võ Văn Tần, quận 3, mô hình làm rào chắn này được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, do chính quyền địa phương và nhà trường đứng ra vận động đóng góp. Sở GTVT thành phố đánh giá mô hình hiệu quả, đồng thời có kế hoạch nhân rộng ở các đoạn vỉa hè có điểm trường khác.
Ngoài ra, để bảo đảm giao thông tại trước các trường học được thông thoáng, Sở GTVT thành phố đã tổ chức duy tu mặt đường ở 11 vị trí; duy tu, sửa chữa báo hiệu giao thông ở 30 vị trí; bổ sung đèn chớp vàng 15 vị trí, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông ở hai vị trí và tôn cao mặt đường tại vạch đi bộ ở 19 vị trí. Nhờ đó, tất cả các khu vực trường học có đường giao thông đi qua đều được lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu. Ông Nguyễn Ngọc Tường cho biết: Các đơn vị cũng tập trung vào ba nhóm giải pháp bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực trường học gồm: tăng cường hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; đẩy mạnh công tác đưa đón học sinh bằng phương tiện xe buýt và tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh các giải pháp của các cơ quan chức năng, vấn đề an toàn giao thông ngay tại các điểm trường sẽ rất khó thực hiện nếu mỗi phụ huynh, học sinh không nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác.
Bài và ảnh: XUÂN PHÚ
Theo NDĐT
Học Bác, chọn cán bộ tránh cục bộ, dễ dãi Phải tránh xa, loại trừ những biểu hiện "tư duy nhiệm kỳ", "cục bộ", "thân quen", "nể nang, dễ dãi" khi lựa chọn nhân sự cấp ủy cho nhiệm kỳ mới. Sáng 20-8, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị toàn quốc sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học...