Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng hàng hóa tại TP.HCM trong thời gian giãn cách
Các hệ thống phân phối tại TP.HCM nâng cao năng lực dự trữ và bán hàng với 5.000 tấn thực phẩm tươi sống, 6.000 tấn rau củ quả hàng ngày, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Theo thông tin từ trung tâm báo chí TP.HCM, Thành phố đã tổ chức khảo sát, đánh giá, đảm bảo điều kiện cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân. Kết quả, hiện trên địa bàn có 2.833 điểm bán được phân bổ rộng khắp trên địa bàn 22 quận huyện, TP Thủ Đức gồm 106 siêu thị, 2.616 siêu thị Mini, cửa hàng tiện lợi, 111 chợ truyền thống đủ điều kiện an toàn và 28.700 cửa hàng bách hóa.
Các hệ thống phân phối đã thực hiện phương châm “tiêu thụ đến đâu, lấp đầy đến đó”
Video đang HOT
Đồng thời, Thành phố cũng đã triển khai đến các hệ thống phân phối về phương châm “tiêu thụ đến đâu, lấp đầy đến đó” nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân; đã yêu cầu các hệ thống phân phối nâng cao năng lực dự trữ và bán hàng với 5.000 tấn thực phẩm tươi sống, 6.000 tấn rau củ quả hàng ngày, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Song song đó, ngành Công thương TP.HCM cũng đã phối hợp Thành đoàn TP.HCM tổ chức Chương trình “Chợ Nghĩa tình” từ ngày 23/6/2021 đến nay (theo mô hình sàn giao dịch thương mại điện tử tại địa chỉ https://chonghiatinh.vn), thực hiện thí điểm thành công việc đưa hàng hóa lương thực thực phẩm thiết yếu đến tận tay người dân có hoàn cảnh khó khăn tại 02 khu vực thuộc huyện Hóc Môn và 01 khu vực ở quận Bình Tân. Đến nay, đã hỗ trợ đến người dân tại các khu cách ly, vùng phong tỏa 3.907 sản phẩm gồm: 1.700 sản phẩm cho khu vực huyện Hóc Môn và 2.207 sản phẩm cho khu vực quận Bình Tân.
Chương trình “Siêu thị 0 đồng” cũng đã được phối hợp tổ chức và triển khai từ ngày 26/6/2021 đến nay đã giúp người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, cung cấp các nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày, qua đó đã trao tặng 8.000 giỏ hàng nhu yếu phẩm (phiếu mua hàng, người dân tự chọn lựa sản phẩm trong siêu thị) với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng.
Giá thực phẩm tại Cần Thơ tăng vọt
Ngay khi có thông tin các chợ truyền thống trên địa bàn 2 quận trung tâm thành phố Cần Thơ là Ninh Kiều và Cái Răng sẽ tạm dừng hoạt động từ 12 giờ trưa ngày 12/7 để phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, giá cả các mặt hàng thực phẩm trên các địa bàn này đã vọt tăng vọt lên gấp rưỡi, gấp đôi, có mặt hàng tăng giá đến 4 - 5 lần so với ngày thường.
Thực phẩm tươi sống bày bán tại một siêu thị ở quận Ninh Kiều, ảnh chụp chiều 11/7. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN
Ngay từ chiều ngày 11/7, giá nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống như: rau cải, trứng gia cầm, thịt lợn... đã bắt đầu tăng giá; trong đó tăng nhiều nhất là các mặt hàng như rau cải tươi sống, trứng gia cầm với mức tăng từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với ngày thường. Đến sáng ngày 12/7, tình hình mua bán càng tấp nập và giá bán tiếp tục tăng cao.
Tại chợ Hưng Lợi của quận Ninh Kiều, ngay từ sáng sớm, không khí mua bán tấp nập giống như chợ tết. Có điều, giá cả của tất cả các mặt hàng đều tăng giá so với ngày thường.
Ngày thường giá 1 kg đậu cove chỉ ở mức 20.000 đồng thì sáng 12/7, giá đã tăng lên từ 40.000 đến 50.000 đồng/kg. Tương tự, các loại rau quả khác cũng tăng cao như: dưa leo có giá 40.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; cà rốt, bí đỏ, cải thảo... giá từ 35.000 đến 40.000 đ/kg, tăng hơn gấp đôi so với ngày thường; bầu cũng tăng từ 10.000 đồng/trái lên 40.000 đến 50.000 đồng/trái. Các loại trứng gia cầm bình thường có giá từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng/chục thì đến sáng ngày 12/7 đã tăng lên trên dưới 50.000 đồng/chục. Giá các loại thịt lợn cũng tăng từ 10.000 đến 30.000 đồng/kg nhưng nhiều lô sạp không còn thịt để bán.
Tuy giá tăng rất cao so với bình thường nhưng hầu hết những người đi chợ đều không quan tâm mà chỉ muốn mua thật nhiều loại thực phẩm thiết yếu để trữ và có thể dùng trong nhiều ngày. Cứ thế, việc mua bán cứ tấp nập và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, nhiều lô sạp đã không còn hàng hóa để bán. Các tiểu thương được dịp thu lãi to trong khi nông dân có nông sản thì không thể mang ra chợ tiêu thụ được vì thực hiện giãn cách xã hội.
Theo Quyết định số 1470 của Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ ban hành chiều ngày 11/7 về việc áp dụng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bắt đầu từ 0 giờ ngày 12/7/2021, các quận huyện như: Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ. Hai quận trung tâm của thành phố Cần Thơ là Ninh Kiều và Cái Răng sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian thực hiện 2 Chỉ thị nêu trên là 15 ngày. Đây là một trong những giải pháp cấp bách mang tính chất quyết định mà lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã triển khai nhằm phòng, chống dịch COVID - 19 lây lan khi trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã có một số ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu cung ứng đủ hàng hóa, bán đúng giá cho người dân Thương nhân chợ đầu mối đang tích cực gia tăng lượng hàng hóa cung cấp cho TP HCM thông qua các chành, vựa, bán hàng không thông qua điểm tập kết. UBND TP HCM vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành về việc áp dụng các biện pháp phòng chống Covid-19 theo Chỉ thị 16. Theo đó, Chủ tịch UBND TP...