Nhiều giải pháp đảm bảo cung cấp điện khu vực Nam miền Trung
Các đơn vị truyền tải điện khu vực Duyên Hải Nam Miền Trung đã thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân trong khu vực.
Công nhân Truyền tải Điện Gia Lai kiểm tra các dây chống sét. Ảnh: Mai Phương/BNEWS/TTXVN
Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) cho biết, để đảm bảo lưới truyền tải điện vận hành an toàn, liên tục trong mùa nắng nóng năm nay, các đơn vị truyền tải điện khu vực Duyên Hải Nam Miền Trung gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng đã thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân trong khu vực.
Theo PTC3, với đặc thù thời tiết khu vực, thời điểm cuối tháng 5 và tháng 6 thường xảy ra dông sét, do vậy để hạn chế tối đa sự cố do sét, ngay từ những ngày đầu năm, các đơn vị trong công ty đã tổ chức lắp tiếp địa thụ động, xử lý đường dẫn tiếp địa cho 265 vị trí thuộc các đường dây 220 kV như 274 Nha Trang – 272 Thiên Tân, 271 Quy Nhơn – 271 Tuy Hòa, 272 Quy Nhơn – 272 An Khê, 272 Vĩnh Tân – 272 Nhị Hà…, 4 vị trí thuộc đường dây 573 Vĩnh Tân – 574 Sông Mây, điều chỉnh mỏ phóng của 1.398 chuỗi cách điện trên 298 vị trí, tập trung chủ yếu ở đường dây 220 kV mạch kép Tuy Hòa – Nha Trang.
Để đảm bảo đường dây vận hành an toàn, tin cậy, ngoài các đợt cắt điện bảo dưỡng, vệ sinh cách điện, các đơn vị còn tổ chức vệ sinh hotline 98 vị trí có nguy cơ nhiễm bẩn cao. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra đêm, sử dụng máy Corocam nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vị trí sứ bị phóng điện do suy giảm cách điện hoặc do nhiễm bẩn, đặc biệt lưu ý đối với các tuyến đường dây đi qua các trục đường giao thông đang xây dựng.
Với các đường dây 220 kV đầy tải, quá tải như Xuân Thiện – Thiên Tân, Thiên Tân – Nha Trang, Tuy Hòa – Quy Nhơn, Đa Nhim – Đức Trọng, Đức Trọng – Di Linh, các Đội Truyền tải điện Khánh Hòa, Tuy Hòa, Đơn Dương thường xuyên đo kiểm tra nhiệt độ, kiểm tra vầng quang điện ban đêm, để kịp thời chủ động lập kế hoạch xử lý, tránh tình trạng phát nhiệt mối nối mất kiểm soát gây sự cố.
Truyền tải Điện Khánh Hòa thường xuyên giám sát để ngăn ngừa sự cố lưới điện do hỏa hoạn. Ảnh: Mai Phương/BNEWS/TTXVN
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nắng nóng gay gắt kéo dài, nền nhiệt ban ngày trong khu vực lên đến 39 độ C, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt, đây chính là thời điểm vào mùa thu hoạch mía và đốt nương rẫy của người dân. Để ngăn ngừa sự cố lưới điện do hỏa hoạn, các đơn vị đã tiến hành nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hành lang tuyến.
Với các khu vực trọng điểm, đường dây đi qua các cánh đồng mía như: Sơn Hòa, Phú Hòa – tỉnh Phú Yên, Ninh Hòa, đèo Phượng Hoàng – tỉnh Khánh Hòa, Tây Sơn – tỉnh Bình Định, các Đội Truyền tải điện tổ chức phát quang chống cháy, chủ động khoanh vùng, thu gom và đốt có kiểm soát các loại cây khô, thực bì, tạo đường ranh chống cháy, đưa ra xa khỏi hành lang tuyến để giảm tối đa nguy cơ cháy. Mặt khác, cử CBCNV tuần canh nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi có thể gây hỏa hoạn dưới đường dây.
Ngoài ra, Công ty cũng có giải pháp ứng dụng công nghệ như lắp đặt các camera tại các điểm có nguy cơ cháy cao đưa tín hiệu về trung tâm để giám sát 24/24h nhằm phát hiện nguy cơ và các điểm cháy sớm, kịp thời có biện pháp xử lý.
Công ty còn tích cực tuyên truyền vận động nhân dân về thực hiện đúng các quy định, đảm bảo khoảng cách an toàn lưới điện cao áp khi đốt thực bì, vệ sinh nương rẫy cũng được tiến hành thường xuyên. Đồng thời có nhiều giải pháp chống cháy sáng tạo, hiệu quả được áp dụng. Đơn cử như Truyền tải điện Khánh Hòa đã dùng máy băm để băm nhỏ lá mía dưới đường dây sau khi bà con thu hoạch, ngăn chặn ngọn lửa bùng phát cao nếu có hỏa hoạn xảy ra, hạn chế tối thiểu nguy cơ sự cố.
Tại các trạm biến áp (TBA) 220 kV và TBA 500 kV Vĩnh Tân, Di Linh, các đơn vị tăng cường kiểm tra thiết bị, phôi hơp vơi cac câp điêu đô đam bao chât lương điên ap thanh cai theo quy đinh; theo doi, câp nhât bao cao đúng qui trình cac thông sô vân hanh, đặc biệt là đầy tải, quá tải để điều độ kịp thời điều chỉnh trào lưu công suất, đảm bảo lưới điện vận hành tin cậy.
Cùng với việc tăng cường kiểm tra phát nhiệt trên tất cả các điểm tiếp xúc và tập trung theo dõi công suất truyền tải ở những điểm tiếp xúc có nhiệt độ tăng cao bất thường, tổ chức xử lý kịp thời, các đơn vị còn kiểm tra định kỳ hàng tháng, kiểm tra rà soát trị số cài đặt rơle, cấu hình các TBA để phát hiện những thiếu sót và nâng cao xác suất đóng lặp lại thành công của các đường dây khi bị sự cố.
Công ty cũng phối hợp với Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS) triển khai thí nghiệm định kỳ hàng năm tại các trạm biến áp nhằm xử lý kịp thời các hư hỏng bất thường; kết hợp các đợt cắt điện định kỳ kiểm tra, vệ sinh bảo dưỡng thiết bị nhất thứ và xử lý chống xâm nhập ẩm rơ le bảo vệ nội bộ máy biến áp. Song song với đó, kiểm tra các thông số thiết bị so với quy định hiện hành và tiêu chuẩn kỹ thuật để kịp thời cải tạo, nâng cấp cho phù hợp tránh dẫn đến sự cố.
Truyền tải Điện Lâm Đồng phối hợp với lực lượng công an trong bảo vệ đường dây 500 kV. Ảnh: Mai Phương/BNEWS/TTXVN
Bên cạnh việc tăng cường quản lý vận hành an toàn, liên tục, các Truyền tải điện Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng còn tham gia giám sát thi công các công trình trọng điểm như nâng công suất các TBA 500 kV Vĩnh Tân, Di Linh.
Việc nắm rõ các bản vẽ nhị thứ hiện hữu, đặc thù thiết bị của trạm TBA do mình quản lý, các nhân viên vận hành đã đưa ra nhiều giải pháp để nhà thầu thi công lập phương án thi công đấu nối sát thực tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối với thời gian cắt điện ngắn nhất, góp phần đưa công trình nâng công suất TBA 500 kV Di Linh, Vĩnh Tân giai đoạn 1, 2 về đích trước thời hạn. Từ đó góp phần giải phóng công suất các nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực; nâng cao độ tin cậy, an toàn cung cấp điện cho lưới điện toàn khu vực.
Trên thực tế, mùa khô 2020, nắng nóng gay gắt trên diện rộng ở các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ đã đẩy mức tiêu thụ điện năng tại các khu vực này lên rất cao, cùng với sự phát triển nhanh của các nhà máy năng lượng tái tạo, đặc biệt tập trung ở hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, đã gây ra tình trạng quá tải cục bộ lưới điện 110 kV và một số đường dây 220 kV như Qui Nhơn – Tuy Hòa, Xuân Thiện – Thiên Tân, Thiên Tân – Nha Trang, Đa Nhim – Đức Trọng, Đức Trọng – Di Linh.
Cũng theo PTC3, dù mùa khô chưa kết thúc nhưng trước sự khắc nghiệt của thời tiết, cùng với đó là sự phát triển nhanh của các dự án năng lượng tái tạo đã làm cho công tác quản lý, vận hành lưới truyền tải điện khu vực gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy các đơn vị truyền tải khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu dân sinh trong khu vực, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia./.
Ngay đầu mùa nắng nóng, công suất điện vọt lên gần bằng đỉnh năm 2019
Trước thực tế nắng nóng gay gắt xảy ra diện rộng ở khu vực Bắc bộ và các tỉnh Trung bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38 - 40 độ C, công suất điện của hệ thống cũng vọt lên xấp xỉ 38.000 MW lúc 14g ngày 21/5/2020, gần bắt kịp đỉnh công suất 38.249 MW của năm 2019.
Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), tình hình tiêu thụ điện trên toàn quốc, tại miền Bắc và TP. Hà Nội ngày hôm qua 20/5/2020 đã lên mức cao nhất từ đầu năm đến nay.
Sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc đạt 750,4 triệu kWh, công suất đỉnh 35.300 MW. Trong đó, khu vực miền Bắc đạt sản lượng 320 triệu kWh, công suất đỉnh 15.400 MW và TP. Hà Nội đạt sản lượng 75,8 triệu kWh với công suất đỉnh 3.780 MW.
Tuy nhiên, sang tới ngày 21/5/2020, các mốc trên đã bị phá. Công suất điện tiêu thụ của hệ thống đã đạt 37.900 MW vào lúc 14g chiều, trong đó riêng khu vực miền Bắc lên tới khoảng 18.500 MW - cao hơn đỉnh công suất 18.300 MW đạt được trong năm ngoái.
Nắng nóng kéo dài cũng dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố lưới điện do nhiều thiết bị điện ở ngoài trời đã phải chịu đựng môi trường nhiệt độ cao dài ngày, ngay cả ban đêm cũng rất oi bức. Đối với các hộ gia đình, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện. Điều này dẫn tới những nguy cơ gây quá tải, sự cố, nhảy aptomat, thậm chí nguy cơ gây cháy nổ cũng sẽ tăng cao so với bình thường.
Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt cũng làm nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát như điều hòa nhiệt độ tăng rất cao. Theo tính toán cụ thể của chuyên gia kỹ thuật điện, trong những lúc thời tiết nắng nóng kéo dài, điện năng tiêu thụ của riêng điều hoà nhiệt độ trong gia đình có thể chiếm tới 60-65% tổng số lượng điện năng tiêu thụ. Chuyên gia kỹ thuật cũng cho biết nên sử dụng quạt kết hợp khi bật điều hoà đặt ở mức 26-27 độ trở lên vừa đảm bảo đủ mát, vừa giảm đáng kể điện năng tiêu thụ.
Với dự báo tình hình thời tiết nắng nóng còn tiếp diễn trong mùa hè, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục khuyến cáo các cơ quan, công sở, nơi sản xuất và người dân cần tiếp tục chú ý sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
Ngoài việc sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ, khách hàng cũng không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn (như điều hòa, bếp đun điện...) để giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện, vừa đảm bảo tiết kiệm điện cho khách hàng, đồng thời cũng hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến do mức sử dụng điện quá cao so với bình thường.
Cung ứng đủ điện trong mùa nắng nóng cao điểm ở miền bắc Mùa nắng nóng năm 2020 hiện nay đang diễn ra cực kỳ khắc nghiệt, tình hình diễn biến khó lường của thời tiết là những thách thức to lớn đối với ngành điện nói chung và Tổng công ty iện lực miền Bắc nói riêng (EVNNPC). Công nhân ội sửa chữa hotline Công ty iện lực Nam ịnh thay thế thiết bị trạm...