Nhiều gia đình Kon Tum báo mất liên lạc với người thân đi xuất khẩu lao động
Kể từ khi chị Y Hồng ( huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) xuất cảnh sang Ả-rập Xê-út làm việc vào đầu tháng 10, người nhà không còn liên lạc được với chị.
Người thân chị Y Hồng (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) cho biết chị này được Công ty cổ phần đầu tư Thuận An DMC đưa đi lao động tại thị trường Ả-rập Xê-út sau một thời gian học ngoại ngữ. Gia đình không còn liên lạc được với Y Hồng kể từ khi chị xuất cảnh hồi đầu tháng 10.
Mới đây, chồng Y Hồng tự tử nhưng gia đình tìm mọi cách để báo tin nhưng không được. Hiện 4 người con của chị Y Hồng vẫn chưa được gặp mẹ. Người con lớn nhất mới 14 tuổi, phải sống dựa vào ông bà ngoại, vốn cũng khó khăn, chỉ dựa vào mấy sào lúa nước.
Những người thân của chị Y Hồng.
Tiếp chuyện phóng viên, bà Y Blú (cô ruột chị Y Hồng) kể: “ Lúc cháu tôi đi học tiếng nước ngoài thì gia đình vẫn còn liên lạc, nói chuyện được với cháu. Nhưng khi nó đi rồi chồng nó tự tử mất thì không liên lạc được. Gia đình tôi vô cùng lo lắng, không biết cháu mình sang bên đó có làm được việc hay không“.
Chiều 4/11, trả lời VTC News, ông Trần Văn Thiện – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Kon Tum cho biết: “UBND huyện Tu Mơ Rông đang đề nghị Bộ LĐ-TB&XH làm rõ vụ việc. Đơn vị sẽ làm văn bản đề nghị tạm thời dừng hoạt động của Công ty Thuận An DMC, đồng thời chấn chỉnh hoạt động tư vấn, tuyển dụng xuất khẩu lao động. Đa số những người lao động nước ngoài mà gia đình mất liên lạc đang ở Ả-rập Xê-út“.
Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn huyện Tu Mơ Rông có 42 người đi xuất khẩu lao động tại Ả-rập Xê-út, 8 người đi thông qua Công ty Thuận An DMC. Hiện có 3 gia đình trong số này trình báo về việc không liên lạc được với người thân.
Video đang HOT
Ông Thiện cũng cho biết, LĐ-TB&XH có rà soát và nắm tình hình đi lao động nước ngoài tại huyện Tu Mơ Rông, kết quả cho thấy một số người hết hợp đồng nhưng chưa trở về nước và mất liên lạc.
Người thân của chị Y Hồng kể lại vụ việc.
Bà Mai Thị Luận – Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Ông cho biết: “ Qua sự việc chị Y Hồng, chính quyền xã kiến nghị các công ty làm về xuất khẩu lao động hoạt động trên địa bàn xã phải đảm bảo đúng quy trình; và công ty phải có trách nhiệm phối hợp với chính quyền xã, với người nhà để đảm bảo quyền lợi, an toàn cho người đi xuất khẩu lao động“.
Theo bà Luận nói thêm, để bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu lao động, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần kiểm tra lại năng lực và trách nhiệm của các công ty tuyển dụng, tránh trường hợp đem con bỏ chợ.
THANH HẢI – ĐẠI DƯƠNG
Theo vtc.vn
Thiếu nữ mất liên lạc khi đi Anh, môi giới trả lại bố mẹ 1 tỷ rồi biến mất
Sau khi em N. mất liên lạc, người môi giới đi xuất khẩu đã trả lại hơn 1 tỷ đồng cho gia đình. Người này đã tắt điện thoại - Chủ tịch xã Hưng Đông nói.
Chủ tịch UBND xã Hưng Đông (TP Vinh, Nghệ An) Trần Anh Tấn sáng nay xác nhận với VietNamNet, xã có em T.T.N. (SN 2000) mất liên lạc trùng thời điểm xảy ra vụ phát hiện 39 thi thể trong thùng container ở Anh.
"Mới đây, qua công tác nắm bắt từ cơ sở, xã biết được gia đình ông T.V.K. có 2 chị em gái song sinh mới đi xuất khẩu lao động.
2 chị em đi cách nhau khoảng nửa tháng. Hiện tại, người chị đang ở Hy Lạp còn em gái đi sau, gia đình vẫn chưa thể liên lạc được".
Chủ tịch UBND xã Hưng Đông Trần Anh Tấn cho biết, địa phương có 1 người sang Anh lao động trùng thời điểm phát hiện 39 thi thể trong thùng container
Theo lãnh đạo UBND xã Hưng Đông, tối qua, lực lượng chức năng địa phương đã đến nhà ông K. thăm hỏi, động viên gia đình. Cán bộ y tế lấy máu để gửi đi xét nghiệm, phục vụ quá trình nhận diện các nạn nhân ở Anh.
Ông Tấn chia sẻ, để phối hợp xác minh danh tính, xã chủ động trong việc nắm bắt các trường hợp nghi vấn mất tích và chờ kết luận cuối cùng từ cơ quan có thẩm quyền.
Gia đình cho biết, 2 chị em không qua trung tâm môi giới hoặc cơ sở có pháp nhân, việc đi xuất khẩu lao động xuất phát từ quan hệ cá nhân. Mỗi người đi sang nước ngoài, gia đình phải chi hơn 1 tỉ đồng.
"Chỉ có 1 tờ giấy viết tay, cam kết đưa con em đi sang Anh làm việc. Số tiền trong mảnh giấy ghi mức tiền mỗi người đi trót lọt là 47.000 USD, ngoài ra không có bất cứ con dấu hay căn cứ pháp lý nào được nhà nước công nhận. Việc giao dịch này, gia đình cũng không báo cáo với chính quyền xã", lời ông Tấn.
Ông Tấn nói thêm: "Sau khi phát hiện em N. mất liên lạc, người môi giới đi xuất khẩu đã trả lại số tiền hơn 1 tỷ đồng cho gia đình. Đến nay, người này tắt điện thoại, không thể liên lạc được".
Xã Hưng Đông có nhiều người đi xuất khẩu lao động nhưng chỉ có 2 người sang Anh. Một là em N. (đang mất liên lạc) và 1 nam giới đã đi và trở về quê 3-4 năm nay.
Sáng nay, PV VietNamNet tới nhà em N.. Ông T.V.K. chia sẻ, rất đau buồn khi chưa thể liên lạc được với con gái. "Các cấp chính quyền đã đến thăm hỏi, động viên và nắm tình hình. Hiện tại, tôi rất lo lắng và chờ thông tin chính thức từ cơ quan nhà nước. Tối qua, cán bộ y tế cũng đến lấy máu để mang đi xét nghiệm", ông K. nói.
Đ.Bổng - P.Tâm - Đ.Hiếu - Q.Huy
Theo vietnamnet
Thêm một gia đình báo con trai mất tích khi trên đường sang Anh Gia đình ở Quảng Bình này đang rất lo lắng bởi thời điểm nạn nhân mất tích trùng với vụ phát hiện 39 thi thể trên thùng container gây chấn động. Sáng 29-10, ông Nguyễn Văn Lào, Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) xác nhận địa phương vừa nhận đơn trình báo của một gia đình có...