Nhiều du học sinh tại Mỹ bị tước thị thực
Số du học sinh bị tước quyền lưu trú tại Mỹ đang gia tăng và không ít các nhà khoa học đang tìm kiếm tương lai ở nước khác.
Ít nhất 147 du học sinh gần đây bị tước quyền lưu trú không loại trừ trường công hay trường tư ở Mỹ, theo Đài NBC News dẫn thông tin từ các trường đại học. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm 27.3 xác nhận nước này đã trục xuất hơn 300 du học sinh, khách trao đổi, giao lưu văn hóa, học thuật.
Nguyên nhân bị tước quyền lưu trú
Du học sinh đến Mỹ thường được cấp thị thực F-1, và đương đơn phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể của chính quyền liên bang và trường theo học. Năm 2024, Mỹ cấp hơn 400.000 thị thực cho học sinh, sinh viên nước ngoài, theo tờ The New York Times.
Mỹ cấp hơn 400.000 thị thực cho du học sinh trong năm 2024. ẢNH: AP
Tờ báo trên hôm qua dẫn lời một vài luật sư di trú kể lại từ tuần trước họ bắt đầu nhận được nhiều thư điện tử và các cuộc gọi tới tấp từ các du học sinh bị báo tước quyền lưu trú. Việc bị tước thị thực đồng nghĩa du học sinh đó lưu trú tại Mỹ bất hợp pháp và phải rời nước này ngay nếu không muốn bị bắt giữ và tạm giam cho đến ngày bị trục xuất.
Thông thường, du học sinh bị hủy bỏ thị thực nếu vi phạm các quy định của nước sở tại hoặc trường theo học. Những lý do này thường là đi làm dù không được cấp phép, hoặc điểm số giảm dưới ngưỡng cho phép. Tại Đại học New York, sinh viên cần duy trì điểm trung bình trên 2,0 cho tất cả các môn. Du học sinh cũng có thể bị thu hồi thị thực nếu trở thành mối nguy hiểm cho cộng đồng.
Phạm tội hình sự lâu nay luôn là lý do khiến du học sinh bị hủy bỏ thị thực, nhưng các vi phạm khác như liên quan giao thông hiếm khi được sử dụng làm cơ sở cho quyết định tước quyền lưu trú. Tuy nhiên, không ít trường hợp mới đây bao gồm lái xe quá tốc độ hoặc điều khiển phương tiện giao thông dưới ảnh hưởng độ cồn.
Thẻ vàng Trump trị giá 5 triệu USD, đã có bao nhiêu người đặt mua?
Nguy cơ chảy máu chất xám
Bên cạnh du học sinh, các nhà nghiên cứu nước ngoài đang làm việc ở Mỹ cũng lo lắng cho tương lai ở Mỹ. Sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo cắt giảm ngân sách liên bang cho các trường đại học, hơn 75% số nhà khoa học quốc tế giờ đây cân nhắc rời nước này, theo chuyên san Nature công bố kết quả khảo sát hơn 1.600 người vào cuối tháng 3.
“Xu hướng trên đặc biệt rõ nét trong số các nhà nghiên cứu mới bước vào nghề”, báo cáo cho biết. “Ai nấy vô cùng lo lắng”, AFP dẫn lời một người vừa bị cắt kinh phí là nghiên cứu sinh Daniella Fodera của Đại học Columbia. Trong bối cảnh này, một số đại học ở châu Âu và Canada triển khai các sáng kiến để thu hút nhân tài từ Mỹ. Đó là chưa kể khả năng một số nhà khoa học tương lai quyết định đổi nghề, dẫn đến sự tổn thất cả thế hệ đối với toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu khoa học, theo AFP dẫn lời một nhà khí hậu học giấu tên.
Số liệu về du học sinh ở Mỹ
The New York Times dẫn số liệu NAFSA, hiệp hội phi lợi nhuận của các nhà giáo dục quốc tế, cho thấy 1,1 triệu du học sinh ở các trường cao đẳng và đại học Mỹ đã đóng góp 43,8 tỉ USD cho nền kinh tế Mỹ trong năm 2023 – 2024. Đại học New York (NYU) có nhiều du học sinh nhất, kế đến là Đại học Đông Bắc, Đại học Columbia và Đại học bang Arizona, theo báo cáo của Viện Giáo dục quốc tế. Tại NYU, 22% số sinh viên là người nước ngoài. Du học sinh Ấn Độ chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các sinh viên nước ngoài, đạt 29%, kế đến là Trung Quốc (25%). VN đứng thứ 6 với 2%.
Mỹ thu hồi toàn bộ thị thực cấp cho Nam Sudan
Chính quyền Mỹ hôm 5.4 thông báo sẽ hủy bỏ toàn bộ thị thực cấp cho Nam Sudan vì nước này không đồng ý tiếp nhận công dân bị trục xuất, theo Reuters hôm nay 6.4.
Động thái trên đánh dấu lần đầu tiên Mỹ thi hành biện pháp xử lý toàn bộ những người mang hộ chiếu của một nước cụ thể kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quay lại Nhà Trắng, bao gồm thu hồi thị thực Mỹ.
Chính quyền ông Trump đang đẩy mạnh việc thi hành các chính sách di trú, bao gồm hồi hương những người nhập cảnh bất hợp pháp.
Du học sinh tại nhiều trường đại học Mỹ bị thu hồi thị thực
Washington cảnh báo những nước không nhanh chóng tiếp nhận công dân bị trục xuất khỏi Mỹ sẽ đối mặt hậu quả, bao gồm hạn chế về thị thực hoặc thuế quan.
Trong bối cảnh này, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio chỉ trích chính phủ Nam Sudan đã không tôn trọng quy tắc mỗi nước phải đồng ý kịp thời tiếp nhận công dân khi nước khác, bao gồm Mỹ, tìm cách trục xuất họ.
Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir Mayardit (trái) đã ra lệnh bắt và quản thúc tại gia đối với Phó tổng thống Riek Machar. ẢNH: REUTERS
"Với hiệu lực ngay tức thời, Bộ Ngoại giao Mỹ đang hành động để thu hồi toàn bộ thị thực Mỹ cấp cho hộ chiếu Nam Sudan và ngừng cấp mới nhằm ngăn chặn việc nhập cảnh của những người mang hộ chiếu nước này", Reuters hôm nay 6.4 dẫn lời Ngoại trưởng Rubio.
"Chúng tôi sẽ rà soát lại những hành động trên khi Nam Sudan hợp tác đầy đủ", theo ông Rubio, nói thêm rằng đã đến lúc chính quyền chuyển tiếp của Nam Sudan "ngừng ngay hành động lợi dụng Mỹ".
Đại sứ quán Nam Sudan tại thủ đô Washington chưa bình luận về thông tin này.
Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden cũng đang cấp quy chế bảo vệ tạm thời (TPS) cho các công dân Nam Sudan, và quy chế này sẽ hết hạn vào ngày 3.5.
Mỹ cấp TPS cho những người không thể quay về quê hương an toàn vì lý do chiến tranh, thiên tai...
Có khoảng 133 người Nam Sudan ở Mỹ theo chương trình TPS, và thêm 140 đương đơn đủ điều kiện đăng ký, theo Bộ An ninh Nội địa vào tháng 9.2023.
Quyết định của Mỹ cũng được đưa ra sau khi các nhà trung gian Liên minh châu Phi đến thủ đô Juba của Nam Sudan trong tuần để tham gia nỗ lực thương thuyết nhằm ngăn chặn nguy cơ nội chiến quay lại nước này sau khi Phó tổng thống thứ nhất Riek Machar bị quản thúc tại gia vào tuần trước.
Chính quyền Tổng thống Salva Kiir cáo buộc ông Machar, người dẫn đầu lực lượng nổi dậy trong cuộc nội chiến từ năm 2013-2018 khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng, có mưu đồ khuấy động âm mưu nổi dậy mới.
Việc quản thúc ông Machar được tiến hành sau vài tuần giao tranh ở bang miền bắc Upper Nile giữa quân đội và lực lượng vũ trang đối lập White Army. Lực lượng của ông Machar từng liên kết với White Army trong cuộc nội chiến trước đây nhưng hiện bác bỏ mọi liên hệ với tổ chức này.
Quyền lợi và rủi ro của thị thực du học giữa làn sóng siết chặt nhập cư thời Tổng thống Trump Trong bối cảnh chính sách nhập cư của chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày càng khắt khe, nhiều du học sinh tại Mỹ không khỏi bất an về tương lai. Thị thực du học Mỹ bỗng trở thành tấm vé mỏng manh giữa làn sóng siết nhập cư. Sinh viên tại Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ảnh tư liệu: Getty...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thế giới vừa đạt thỏa thuận bước ngoặt cho phép ứng phó đại dịch tương lai

Nhiều nhà tù ở Pháp trở thành mục tiêu 'tấn công khủng bố'

Dịch sởi tiếp tục lan rộng, khó kiểm soát tại Mỹ

Hamas 'mất liên lạc' với nhóm giữ con tin song tịch Mỹ - Israel

Ông Trump vừa ra nhiều chỉ thị đối nội, đối ngoại quan trọng

Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị đưa ra khỏi Lầu Năm Góc

Thực hư tin Moscow yêu cầu cho máy bay quân sự Nga đóng ở Indonesia

Boeing lại 'đen đủi' vì lỗi chốt cửa nhà vệ sinh

Ngoại trưởng Nga giải thích tại sao Moscow tin Tổng thống Trump

Bóng hồng đầu tiên chinh phục cuộc thi khắc nghiệt của biệt kích Mỹ

Những dự báo về giá dầu thế giới trong bối cảnh căng thẳng thuế quan

'Phương Tây cũ' tan rã: EU tìm vị thế mới giữa căng thẳng với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt 18+ chưa chiếu đã chiếm top 1 phòng vé, nam chính nhìn mặt thôi đã thấy buồn cười
Phim việt
23:54:55 17/04/2025
Chồng H'Hen Niê và cú tự khai gây bão
Sao việt
23:52:17 17/04/2025
Tuyệt phẩm lãng mạn Hàn phải xem năm 2025: Cặp chính đẹp đôi dã man, đứng thở thôi cũng thấy chemistry
Phim châu á
23:43:15 17/04/2025
Mỹ nam Việt đang cực hot ở Trung Quốc: Nhan sắc 180 độ không góc chết, đẳng cấp diễn xuất không ai dám chê
Hậu trường phim
23:40:20 17/04/2025
Asensio nhận chỉ trích dữ dội
Sao thể thao
23:35:59 17/04/2025
Động thái của Justin Bieber trước tin phá sản, mắc nợ hàng triệu đô
Sao âu mỹ
23:06:28 17/04/2025
MC ngỡ ngàng khi cô gái 35 tuổi chưa yêu ai từ chối nam kỹ sư
Tv show
23:03:48 17/04/2025
Bất chấp lời chê vũ đạo khiêu khích, Lisa vẫn thắng lớn tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
22:23:37 17/04/2025
Thành Long và các nghệ sĩ bị tẩy chay vì quảng cáo sản phẩm dính bê bối
Sao châu á
22:21:21 17/04/2025
Bắt đối tượng lừa đảo trở về từ khu Tam Thái Tử
Pháp luật
22:19:20 17/04/2025