Nhiều dự án vốn đầu tư ‘khủng’ đổ bộ vào Bình Định dịp cuối năm
Hai dự án có tổng vốn gần 1.500 tỷ đồng được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, tỉnh này cũng đã ký kết ghi nhớ hợp tác với Công ty PNE AG (Đức) triển khai dự án điện gió ngoài khơi với tổng vốn hơn 4,6 tỷ USD.
Phối cảnh Nhà máy sản xuất gạch ốp lát granite tại Cụm công nghiệp Bình Nghi mở rộng (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) Ảnh: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định
Dòng vốn lớn đổ về
Ông Nguyễn Bay, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, UBND tỉnh này vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng cầu đường Sài Gòn – Phú Yên đầu tư dự án Khách sạn và căn hộ du lịch đa chức năng Green Quy Nhơn (tại phường Lê Lợi, TP. Quy Nhơn).
Theo đó, dự án sẽ xây dựng khách sạn, căn hộ du lịch đa chức năng trên diện tích đất hơn 1.271m2 (đạt tiêu chuẩn 4 sao) gồm các hạng mục như: Nhà hàng ẩm thực, phòng hội nghị, spa, hồ bơi…
Dự án có quy mô 3 tầng hầm, 20 tầng nổi. Tổng vốn đầu tư cho toàn bộ dự án hơn 404 tỷ đồng. Tiến độ xây dựng dự án bắt đầu từ quý 3/2022 đến quý 4/2025 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động.
Theo ông Bay, dự án phù hợp theo định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
“Khi dự án đi vào hoạt động sẽ hình thành một khách sạn và căn hộ du lịch đa chức năng 4 sao hiện đại, góp phần phát triển du lịch của địa phương, tạo việc làm cho khoảng 134 lao động”, ông Bay cho hay.
Song song đó, UBND tỉnh Bình Định cũng vừa chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần Công nghiệp Kamado đầu tư dự án Nhà máy sản xuất gạch ốp lát granite tại tại Cụm công nghiệp Bình Nghi mở rộng (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn).
Theo hồ sơ, Nhà máy được xây dựng trên diện tích 21,9 ha, vốn đầu tư là 998,638 tỷ đồng. Mục tiêu đầu tư dự án là sản xuất gạch ốp lát granite với công suất đạt 18.000.000 m2/năm. Tiến độ triển khai dự án dự kiến đến tháng 9/2024 dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Video đang HOT
Phối cảnh dự án Khách sạn và căn hộ du lịch đa chức năng Green Quy Nhơn (tại phường Lê Lợi, TP. Quy Nhơn). Ảnh: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định
Dự án Nhà máy sản xuất gạch ốp lát granite thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp có quy mô lớn nên khi đi vào hoạt động sẽ có đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp; giải quyết việc làm cho khoảng 800 lao động địa phương.
Đồng thời, nâng cao trình độ lao động công nghiệp, tạo thu nhập cho lao động địa phương; góp phần xử lý vấn đề chất thải bột đá của các nhà máy chế biến đá trên địa bàn; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện Tây Sơn nói riêng, tỉnh Bình Định nói chung.
Doanh nghiệp Đức muốn lập chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Vừa qua, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Đức tại tỉnh Bình Định, ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam cho hay, Việt Nam nói chung, Bình Định nói riêng đang có vị thế rất tốt so với các nước trong khu vực ASEAN.
Hiện, nhiều doanh nghiệp Đức đã thiết lập được chuỗi cung ứng tại một số nước ASEAN để phát triển. Việc thiết lập chuỗi cung ứng rất quan trọng, nhưng mất khá nhiều thời gian. Vì thế, các nhà đầu tư Đức mong muốn tìm kiếm một doanh nghiệp mạnh của Việt Nam để hợp tác, thiết lập chuỗi cung ứng ở giai đoạn ban đầu, tạo đà để phát triển.
Cánh đồng điện gió ở Bình Định. Ảnh: Dũng Nhân
“Hiện, có rất nhiều doanh nghiệp Đức đang nhắm tới các nước trong khu vực ASEAN để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, trong đó Việt Nam đang cho thấy một điểm đến hấp dẫn, không thể bỏ qua. Chính vì thế, Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng nên tận dụng cơ hội này”, ông Marko Walde nói.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng, Bình Định hội tụ nhiều điều kiện về tiềm năng, thế mạnh để các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.
Những năm gần đây, tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư về hạ tầng, hiện Bình Định là một những địa phương có hạ tầng đồng bộ và phát triển, đặc biệt là về giao thông.
“Tỉnh cũng đã quy hoạch xây dựng 7 Khu công nghiệp, trong đó Khu kinh tế Nhơn Hội với diện tích trên 14.000 ha đã hoàn thiện và có mặt bằng sạch để giao cho nhà đầu tư. Với những vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm, Bình Định cam kết tiếp tục đồng hành, hỗ trợ để nhà đầu tư an tâm đầu tư phát triển”, ông Dũng chia sẻ.
Tại sự kiện này, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chính thức ký kết ghi nhớ hợp tác với Công ty PNE AG (Đức) triển khai dự án điện gió ngoài khơi tỉnh này với tổng vốn hơn 4,6 tỷ USD.
Mạnh tay thanh lọc những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường
Hủy niêm yết chứng khoán là điều mà các nhà đầu tư không mong muốn, nhưng giúp tạo môi trường đầu tư minh bạch, thanh lọc, loại bỏ những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường.
Việc này còn củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán, nâng cao hơn hiệu quả đầu tư, buộc doanh nghiệp hoạt động trách nhiệm hơn.
Khối ngoại bán ròng gần 56.000 tỷ đồng trong 11 tháng. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Hưng chia sẻ, việc cơ quan quản lý "mạnh tay" xử lý đối với những doanh nghiệp bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán, những cổ phiếu kém chất lượng bị đào thải là điều tất yếu. Nhưng những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ bị ảnh hưởng và cần có cơ chế để bảo vệ họ.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), từ đầu năm tới nay, có 18 doanh nghiệp hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE và HNX để chuyển sang giao dịch tại thị trường của những công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM). Đáng chú ý, có tới hơn 70 doanh nghiệp bị huỷ tư cách công ty đại chúng, rời khỏi thị trường chứng khoán.
Trả lời báo chí về vấn đề hủy niêm yết cổ phiếu, ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đông Á cho biết, về mặt nguyên tắc, doanh nghiệp bị hủy niêm yết có nhiều lý đo; trong đó, chủ yếu là các trường hợp vi phạm quy định công bố thông tin, kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tiếp, hoặc tổng lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, hoặc âm vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính năm gần nhất tại thời điểm xem xét..., ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tự hủy niêm yết.
Thường thì khi cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết, giá cổ phiếu lao dốc và sẽ phản ánh gần hết giá trị nội tại của doanh nghiệp. Như vậy, cổ phiếu hủy niêm yết trên HNX và HOSE chuyển sang UPCOM sẽ không gây ra thiệt hại quá lớn cho nhà đầu tư.
Khi chuyển niêm yết sang UPCOM, cổ đông sẽ không tiếp cận được nhiều thông tin về doanh nghiệp, do đó, họ không biết doanh nghiệp hoạt động ở trạng thái nào. Thị trường UPCOM có yêu cầu về mức độ công bố thông tin và báo cái tài chính thấp. Đa số cả năm doanh nghiệp mới phải công bố báo cáo tài chính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp khi chuyển sang sàn UPCOM cổ phiếu lại tăng giá.
"Phải tìm hiểu rằng đầu tư cổ phiếu theo tiêu chí nào, nếu không xác định rõ được thì tốt nhất là nên cắt lỗ cổ phiếu bị hủy niêm yết. Nếu xác định rằng những vấn đề khiến doanh nghiệp phải hủy niêm yết và chuyển sàn không quá nghiêm trọng có thể làm doanh nghiệp phải phá sản thì vẫn còn hy vọng để nhà đầu tư chờ đợi", ông Huỳnh Anh Tuấn nói.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty Luật SBLAW cho biết, theo quy định hiện hành, cổ phiếu bị hủy niêm yết, nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCOM.
Doanh nghiệp có cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc chỉ được đăng ký niêm yết trở lại sau khi giao dịch tối thiểu hai năm trên UPCOM và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của tổ chức niêm yết.
Sau khi cổ phiếu bị hủy niêm yết, có hai trường hợp xảy ra. Với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn, nếu chuyển sang sàn lớn hơn (từ UPCOM sang sàn HNX, HSX), số cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ sẽ được chuyển đổi sang sàn mới và giao dịch bình thường.
Còn nếu hủy niêm yết ở Sở giao dịch lớn chuyển xuống thị trường UPCOM thì các cổ phiếu này vẫn được đăng ký giao dịch để duy trì thanh khoản. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh sa sút, có nguy cơ phá sản thì kết quả là thanh khoản sẽ suy giảm trầm trọng.
Còn với cổ phiếu hủy niêm yết không chuyển sàn, nhà đầu tư rất khó để chuyển nhượng. Khi đó, có 2 hình thức để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Đó là công ty phát hành cổ phiếu phải bỏ tiền mua lại số cổ phiếu này hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ yêu cầu chuyển cổ phiếu đó lên sàn giao dịch không chính thức hoặc thứ cấp để nhà đầu tư có thể tiếp tục bán cổ phiếu.
Khi cổ phiếu đang nắm giữ có quyết định bị hủy niêm yết, nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu ngay khi chuyển sang UPCOM để thu hồi vốn vì độ rủi ro của cổ phiếu ở giai đoạn này rất cao. Với cổ phiếu có khả năng phục hồi, thanh khoản của những cổ phiếu này có giảm nhưng vẫn có thể bán.
Còn với cổ phiếu hủy niêm yết và không chuyển sàn, nhà đầu tư nên liên hệ với doanh nghiệp này và đề nghị cấp sổ cổ đông. Việc cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn không có nghĩa nhà đầu tư mất luôn số tiền đã đầu tư mà quyền nắm giữ cổ phần của họ không bị thay đổi.
"Cổ phiếu bị hủy niêm yết không đồng nghĩa với việc không còn giá trị. Nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xem có khả năng phục hồi hay không", luật sư Nguyễn Thanh Hà khuyến nghị.
Theo quan điểm của ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, tại bất kỳ thời điểm nào mà có nhiều doanh nghiệp phải rời sàn niêm yết vì vi phạm các quy định là hợp lý, cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật.
Thị trường chứng khoán luôn diễn ra quá trình sàng lọc các doanh nghiệp theo thời gian. Chỉ những công ty có hoạt động tốt, tuân thủ pháp luật về chứng khoán mới đủ các điều kiện để niêm yết lâu dài.
Với các công ty không đảm bảo các yếu tố tối thiểu của pháp luật thì việc loại các công ty này khỏi sàn niêm yết cũng giúp giảm rủi ro cho các nhà đầu tư mới, giúp họ tránh mua phải những cổ phiếu của công ty "kém chất lượng" trong giai đoạn hiểu biết về thị trường còn hạn chế, chưa tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức để đánh giá được chất lượng doanh nghiệp khi đầu tư hoặc đầu cơ chứng khoán.
Cũng theo vị chuyên gia này, khi doanh nghiệp vị hủy niêm yết sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cụ thể là doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh thương hiệu trong mắt đối tác, nhà đầu tư; giá trị cổ phần và vốn hóa của công ty sẽ giảm mạnh khi thông tin ra thị trường trước khi cổ phiếu chính thức bị hủy niêm yết.
Đối với nhiều công ty có dùng cổ phần làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tín dụng hoặc trái phiếu trước đây sẽ đối mặt với áp lực phải bổ sung tài sản đảm bảo cho các khoản vay, khi giá trị tài sản giảm và mất thanh khoản.
Đối với nhà đầu tư, thiệt hại lớn nhất là giá trị đầu tư giảm mạnh theo sự mất giá của cổ phiếu, thậm chi mất trắng nếu cổ phiếu không thể thanh khoản được do bị hủy niêm yết và công ty không thể khắc phục được các nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị hủy niêm yết bắt buộc để có thể đăng ký cổ phiếu giao dịch trở lại trên UPCOM.
Dù vậy, ông Đỗ Bảo Ngọc cho rằng, theo quy định hiện hành đã cơ bản đảm bảo được quyền lợi nhà đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp bị hủy niêm yết. Thực tế, đối với trường hợp hủy niêm yết bắt buộc, các cổ đông nằm ở tâm thế bị động. Vì thế, Sở giao dịch chứng khoán đã cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cảnh báo đến nhà đầu tư ngay khi khởi động quy trình xử lý.
Đối với hủy niêm yết tự nguyện, một trong những điều kiện để thực hiện là phải có nghị quyết của đại hội đồng cổ đông với trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua.
Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ, đề cao tiếng nói của cổ đông nhỏ trong trường hợp doanh nghiệp hủy niêm yết tự nguyện là ý chí của nhóm cổ đông lớn vì mục đích chia tài sản doanh nghiệp trong các trường hợp thâu tóm qua sàn, nhiều trường hợp đi ngược với tiếng nói của cổ đông nhỏ, do đó quy định hiện hành là hợp lý, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam Đỗ Bảo Ngọc nêu quan điểm.
Thời điểm thị trường bất động sản lộ diện nhà đầu tư 'đuối sức" Sau thời kỳ thị trường sôi động, đến nay đã bước vào giai đoạn chững lại, theo đó nhiều nhà đầu tư dưới áp lực tài chính đã bán cắt lỗ. Tuy nhiên, dù lỗ nhưng một số nhà đầu tư vẫn tỏ ra còn may mắn vì đã bán được đất. Bán lỗ để thoát "nợ" Năm 2021, có trong tay 1,5...